Bột sắn dây có tác dụng như thế nào?

Uống bột sắn dây sống hoặc pha chín đều có tác dụng thanh nhiệt, giải độc tốt cho đường ruột, người bị tiêu chảy, kiết, nóng trong người. Trẻ em & bà bầu nên uống bột sắn dây chín, người khỏe mạnh uống chín hay sống đều được.

Uống bột sắn dây sống hoặc pha chín đều có tác dụng thanh nhiệt, giải độc tốt cho đường ruột, người bị tiêu chảy, kiết, nóng trong người. Trẻ em & bà bầu nên uống bột sắn dây chín, người khỏe mạnh uống chín hay sống đều được.

Bột sắn dây là gì?

Sắn dây thuộc họ đậu, từ 2000 năm trước đã có một vị trí quan trọng trong y học dưỡng sinh Trung Quốc, Nhật Bản. Sự đông đặc của bột sắn dây làm cho các phân tử bột sắn dây đi vào thành ruột và trung hòa axit ở đây, chống lại vi trùng, ngăn cản các bệnh tiêu chảy. Nó làm thuyên giảm ngay các chứng đau họng và đầy hơi trong ruột.

Bột sắn dây chứa hàm lượng cao plavonodit, là một loại hoạt chất tăng cường sự hoạt động hệ tiêu hóa và tuần hoàn. Plavonodit là một chất nổi tiếng chống lại ôxi hóa cơ thể. Sắn dây có tác dụng ngăn chặn sự co rút của các tế bào ruột, do đó làm máu chảy tốt hơn và giảm chứng co ruột, xoắn ruột.

Uống bột sắn dây có tác dụng gì?

Theo dược học cổ truyền, sắn dây vị ngọt, tính mát, có công dụng giải cơ thoái nhiệt, phát biểu thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng dương chỉ tả, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt do ngoại cảm, đau cổ gáy, đau đầu, sởi, sốt cao khát nước, đái tháo đường, tiêu chảy, kiết lỵ, huyết áp cao, thiếu máu cơ tim, chảy máu cam, nôn ra máu, trĩ xuất huyết, tai ù tai điếc…

bot-san-day-co-tac-dung-gi

bột sắn dây

Nghiên cứu hiện đại cho thấy, sắn dây có tác dụng dược lý khá phong phú như hạ nhiệt, cải thiện lưu lượng tuần hoàn não và động mạch vành tim, làm giảm đường huyết, điều hòa rối loạn lipid máu, hạ huyết áp, chống loạn nhịp tim, giải độc, bảo hộ tế bào gan, chống lão hóa và ung thư, dự phòng tích cực tình trạng nhiễm virut đường hô hấp, nâng cao năng lực chịu đựng của cơ thể trong tình trạng thiếu ôxy…

Uống bột sắn dây như thế nào là tốt nhất?

Bột sắn dây từ lâu đã được biết đến là một loại nước uống dân dã và quen thuộc có tác dụng giải nhiệt rất tốt trong mùa hè. Đây còn là vị thuốc chữa khá nhiều bệnh, cảm nắng, sốt cao rất công hiệu. Hãy cùng pnviet.com tìm hiểu về cách pha bột sắn dây để làm thức uống tốt nhất đối với cơ thể nhé!

Cho hai thìa bột sắn, đường vào cốc nước, tiếp sau rót nước lạnh vào khoảng chừng 2/3 cốc. Khuấy đều bột sắn và đường lên cho tan. Bạn cũng có thể cho thêm vào vài giọt nước quất hoặc chanh để tăng hương vị rồi uống trực tiếp.

Với cách uống bột sắn này, đối một số người sẽ không quen nhưng nó giúp thanh nhiệt và giải khát cực hiệu quả. Tuy nhiên với người bụng dạ yếu nên hạn chế sử dụng để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

Cách pha bột sắn dây uống chín

Đầu tiên bạn cho khoảng 2 thìa bột sắn dây với chút nước lạnh cùng với đường rồi hòa tan. Sau đó châm nước nóng từ từ vào cốc đến khi vừa đủ uống, trong khi cho nước nóng vào bạn phải dùng đũa khuấy đều lên tới khi nước đủ bạn vẫn phải quấy thêm một lát nữa.

Bột sắn dây gặp nước nóng sẽ chuyển dần từ màu trắng sữa sang trong và keo lại sền sệt, để nguội bớt ăn rất mát và ngon miệng.

bot-san-day-co-tac-dung-gi

Cách pha bột sắn dây uống chín

Uống bột sắn như nấu chè

Với cách làm này bạn có thể nấu bằng xoong nhưng để tiện lợi bạn cho viên bột sắn nhỏ, đường vào cốc rồi rót từ từ nước nóng vào. Chờ một lúc sau đó bạn khuấy bột lên, cách này bột sắn sẽ không tan hết mà vón lại thành từng cục nhỏ như chè.

Những viên bột sắn mờ đục, cắn vào dai dai rất thú vị, thích hợp dùng làm món ăn chơi.

Trẻ em uống bột sắn dây được không?Bột sắn dây là một dạng tinh bột lọc ra từ cây sắn dây và ở dạng “sống”, khi được quấy lên thì dễ dàng chuyển thành dịch nhão nhờ khả năng hồ hóa. Qua quá trình này, bột sắn trở nên dễ tiêu hơn.

Ngoài ra, bột sắn dùng sống, theo Đông y, có tính hàn rất mạnh. Các bộ phận của trẻ em nhìn chung còn yếu ớt nên nếu dùng sống sẽ dễ bị các tác động không tốt như lạnh bụng, tiêu chảy, … quấy chín bột sắn sẽ làm cho tính hàn giảm bớt, cho các bé uống vừa dễ tiêu mà vẫn giữ được tính chất mát lành của sản phẩm

Theo các bài thuốc dân gian, trẻ em bị táo bón do cơ địa nóng hoặc do ăn nhiều đạm gây khó tiêu nên ăn bột sắn quấy chín, sau 1-2 ngày sẽ có hiệu quả.

Để giúp bé ăn hào hứng hơn trong ngày hè, đa dạng món ăn cho trẻ, tránh cho trẻ bị chán ăn, bạn có thể nấu bột sắn cùng món chè ngô non, chè đậu xanh, đậu đen, chè bưởi cho bé ăn.

Phụ nữ mang thai nên uống sắn dây chín hay sống?

Khi uống bột sắn dây cũng như những thức uống mát khác trong thai kỳ, phụ nữ mang thai cũng cần phải lưu ý:

Nếu cơ thể bạn đang nóng thì uống nước sắn dây là rất tốt nhưng nếu bạn thấy người mình đang lạnh, cơ thể mệt mỏi có biểu hiện tụt huyết áp thì bạn không nên uống vì sắn dây sẽ làm tăng tính lạnh của cơ thể bạn làm bạn mệt mỏi hơn.

Với những thai phụ bị động thai mà do dạ con co bóp nhiều thì đặc biệt không được uống nước bột sắn và các loại nước có tính hàn cao.

Hơn nữa cái gì nhiều quá cũng không tốt, vì thế bạn không nên uống quá 1 ly nước sắn dây/1 ngày. Bạn cũng không nên uống nước sắn dây sống mà bạn nên đun chín. Bạn chỉ nên cho 1 chút đường, không nên cho quá nhiều đường vì uống đường nhiều cũng không tốt cho thai kỳ.

Trên đây là những tác dụng của bột sắn dây đối với sức khỏe. Hi vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm những hiểu biết cần thiết để sử dụng bột sắn dây 1 cách hiệu quả nhất.

Từ khóa liên quan

  • có nên uống bột sắn dây vào buổi tối
  • bà bầu có nên uống bột sắn dây
  • mang thai uống bột sắn dây
  • bột sắn dây có tác dụng giải rượu
Bài viết liên quan
Top 6 địa chỉ khám tâm lý uy tín tại Hà Nội
Top 6 địa chỉ khám tâm lý uy tín tại Hà Nội

Khám tâm lý uy tín tại Hà Nội bạn có thể đến Phòng khám TuNa 26 Phố Vọng, Trung tâm hỗ trợ tâm lý cộng đồng SPC 37 Tạ Quang Bửu, trường dạy trẻ tự kỷ Ánh Sao Mai,… là những địa chỉ chuyên tư vấn và điều trị các bệnh lý liên...

Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ
Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ

Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ với gói sinh dịch vụ Khu A: sinh thường không bảo hiểm y tế 15.198.000đ, Mổ lấy thai lần đầu không bảo hiểm y tế: 21.346.000đ, mổ lấy thai lần 2 trở lên (không bảo hiểm y tế): 22.546.000đ.....

Chi phí mổ cận thị tại viện mắt Trung Ương
Chi phí mổ cận thị tại viện mắt Trung Ương

Giá mổ mắt cận thị tại Bệnh viện Mắt Trung Ương vào khoảng 11-16 triệu/ mắt chưa bao gồm chi phí phòng (nếu ở lại), chi tiết điều kiện mổ mắt, quy trình & cách chăm sóc mắt sau mổ cận thị bên dưới.

Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội chuyên điều trị về bệnh gì?
Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội chuyên điều trị về bệnh gì?

Bệnh viện Việt Đức Hà Nội chuyên về phẫu thuật ngoại khoa và điều trị bệnh nam khoa hàng đầu cả nước với nhiều ca phẫu thuật khó như: phẫu thuật Thần kinh Sọ não, Tim mạch, Gan mật, Tiết Niệu, phẫu thuật điều trị...

Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2
Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2

Bảng giá khám dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2 có mức giá khám như sau: khám hẹn giờ chọn bác sĩ: 200.000đ, khám theo dịch vụ (KTC) 100.000đ, khám chuyên khoa (khu 371) 50.000đ,… kèm theo bảng giá tiêm chủng ngừa vắc xin, lịch làm việc...

Subscribe to newsletter