Combivent khí dung có tác dụng gì, dùng thế nào, giá bao nhiêu?

Thuốc Combivent hay còn gọi là thuốc xông Combivent có dạng ống, được sử dụng trong những trường hợp lên cơn hen cấp, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ thở hơn. Để sử dụng được loại thuốc này cần phải có máy khí dung. Tùy vào tình trạng bệnh và độ tuổi có thể chia nhỏ liều lượng thuốc đang sử dụng.

Thuốc Combivent khí dung là một trong những loại thuốc điều trị các trường hợp tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD) và các trường hợp hen phế quản giúp bệnh nhân dễ thở hơn. Đặc biệt, thuốc được chỉ định dự phòng cơn COPD cấp tính. Liều dùng, cách dùng Combivent tham khảo bên dưới.

Combivent dung dịch khí dung

combivent

  • Nhóm thuốc: Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
  • Dạng bào chế: Dung dịch khí dung
  • Thành phần: Ipratropium, Salbutamol
  • SĐK:VN-8914-04
  • Nhà sản xuất: Boehringer Ingelheim., Ltd – ANH
  • Nhà đăng ký: Boehringer Ingelheim International GmbH

Chỉ định của Combivent

Ðiều trị co thắt phế quản có hồi phục liên quan đến bệnh tắc nghẽn đường thở.

Liều lượng – Cách dùng Combivent

Thuốc Combivent hay còn gọi là thuốc xông Combivent có dạng ống, được sử dụng trong những trường hợp lên cơn hen cấp, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ thở hơn. Để sử dụng được loại thuốc này cần phải có máy khí dung. Tùy vào tình trạng bệnh và độ tuổi có thể chia nhỏ liều lượng thuốc đang sử dụng.

Đối với những người điều trị hen phế quản cấp có thể dùng 1 lọ khí dung với liều lượng 1 lần/ngày. Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh hen phế quản mãn tính có thể dùng 1 lọ khí dung chia làm 3 đến 4 lần trong ngày. Thuốc có thể sử dụng cho trẻ em nhưng phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc những dược sĩ có chuyên môn. Liều dùng tham khảo:

Người lớn, người già & trẻ > 12 tuổi: Cơn co thắt phế quản cấp: 1 ống đơn liều/lần, nếu cần: 2 ống đơn liều. Duy trì: 1 ống đơn liều x 3 – 4 lần/ngày.

Chống chỉ định khi dùng Combivent

Không nên sử dụng thuốc để xịt vào mắt, những người bị bệnh tiểu đường, nhồi máu cơ tim, các bệnh liên quan tới tim mạch nặng, u nguyên bào ưa crom, phì đại tuyến tiền liệt, xơ bàng quang, nghẽn cổ bàng quang. Những người phụ nữ có thai hoặc cho con bú không được sử dụng loại thuốc này.

Quá mẫn với atropin hay dẫn xuất.

Tương tác thuốc

Dẫn chất xanthine, b-agonist, thuốc chẹn beta, IMAO, thuốc chống trầm cảm 3 vòng gây mê dạng hít.

Tác dụng phụ của Combivent

Khi sử dụng thuốc Combivent có thể khiến bạn bị giảm tiết dẫn tới khô miệng. Một số trường hợp có thể cảm thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, vã mồ hôi, yếu cơ, đánh trống ngực, run nhẹ. Có trường hợp sẽ bị giảm huyết áp tâm trương, tăng huyết áp tâm thu, rối loạn nhịp tim, những trường hợp này thường gặp ở những người sử dụng thuốc Combivent liều cao.

Hiếm gặp các trường hợp dị ứng, phản ứng trên da. Các biến chứng rất hiếm gặp như giãn đồng tử, biến chứng về mắt…, rối loạn nhu động ruột, bí tiểu.

Chú ý đề phòng khi sử dụng Combivent

Ðái tháo đường không kiểm soát được, mới bị nhồi máu cơ tim, rối loạn tim mạch nặng, cường giáp, u tủy thượng thận, nguy cơ glaucom góc hẹp, phì đại tuyến tiền liệt hay tắc nghẽn cổ bàng quang, xơ bàng quang/túi mật. Có thai hoặc đang cho con bú.

Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Combivent giá bao nhiêu?

Thuốc Combivent có giá khoảng 172.000 / hộp 10 ống.

Tóm lại, Thuốc Combivent khí dung là một trong những loại thuốc điều trị các trường hợp tắc nghẽn phổi mãn tính. Thuốc Combivent dạng khí dung phải được chỉ định và kiểm soát từ những bác sĩ chuyên môn, nếu có những dấu hiệu của các tác dụng phụ cần phải chấm dứt sử dụng thuốc và tới các cơ sở y tế để kiểm tra.

Từ khóa liên quan:

  • combivent 0.5 mg/2.5 ml
  • combivent khí dung giá bao nhiêu
  • pulmicort là thuốc gì
  • thuốc ventolin
  • ipratropium thuốc
  • thuốc berodual
  • thuốc combivent unit dose vials
  • cách pha combivent
Bài viết liên quan
Top 6 địa chỉ khám tâm lý uy tín tại Hà Nội
Top 6 địa chỉ khám tâm lý uy tín tại Hà Nội

Khám tâm lý uy tín tại Hà Nội bạn có thể đến Phòng khám TuNa 26 Phố Vọng, Trung tâm hỗ trợ tâm lý cộng đồng SPC 37 Tạ Quang Bửu, trường dạy trẻ tự kỷ Ánh Sao Mai,… là những địa chỉ chuyên tư vấn và điều trị các bệnh lý liên...

Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ
Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ

Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ với gói sinh dịch vụ Khu A: sinh thường 5,8 triệu, mổ lấy thai lần đầu: 10 triệu đồng, mổ lấy thai lần 2 trở lên: 10.2 triệu đồng. Gói sinh dịch vụ Khu B hoặc C: sinh thường 5,5tr, mổ lấy thai...

Chi phí mổ cận thị tại viện mắt Trung Ương
Chi phí mổ cận thị tại viện mắt Trung Ương

Giá mổ mắt cận thị tại Bệnh viện Mắt Trung Ương vào khoảng 11-16 triệu/ mắt chưa bao gồm chi phí phòng (nếu ở lại), chi tiết điều kiện mổ mắt, quy trình & cách chăm sóc mắt sau mổ cận thị bên dưới.

Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội chuyên điều trị về bệnh gì?
Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội chuyên điều trị về bệnh gì?

Bệnh viện Việt Đức Hà Nội chuyên về phẫu thuật ngoại khoa và điều trị bệnh nam khoa hàng đầu cả nước với nhiều ca phẫu thuật khó như: phẫu thuật Thần kinh Sọ não, Tim mạch, Gan mật, Tiết Niệu, phẫu thuật điều trị...

Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2
Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2

Bảng giá khám dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2 có mức giá khám như sau: khám hẹn giờ chọn bác sĩ: 200.000đ, khám theo dịch vụ (KTC) 100.000đ, khám chuyên khoa (khu 371) 50.000đ,… kèm theo bảng giá tiêm chủng ngừa vắc xin, lịch làm việc...

Subscribe to newsletter