Hay bị đau bụng đi ngoài là bệnh gì, uống gì mau khỏi?

Bị đau bụng, đi ngoài có thể do virus, kí sinh trùng, nhiễm khuẩn đường ruột,… để hạn chế bị đau bụng tiêu chảy bằng cách: ăn chín uống chín, hạn chế ăn ngoài, thực phẩm chứa chất bảo quản, kết hợp với một số bài thuốc nam trị đau bụng, tiêu chảy bên dưới sau 1-2 ngày sẽ khỏi.

Bị đau bụng, đi ngoài có thể do virus, kí sinh trùng, nhiễm khuẩn đường ruột,… để hạn chế bị đau bụng tiêu chảy bằng cách: ăn chín uống chín, hạn chế ăn ngoài, thực phẩm chứa chất bảo quản, kết hợp với một số bài thuốc nam trị đau bụng, tiêu chảy bên dưới sau 1-2 ngày sẽ khỏi.

Nguyên nhân gây đau bụng, tiêu chảy thường gặp là gì?

Các nghiên cứu cho biết rằng, trong phân người có chứa đến 60-90% là nước, chính vì thế mà những người thường mắc bệnh tiêu chảy thường xuyên đi ngoài ra phân lỏng, nước, đây là do quá trình chuyển hóa quá nhanh qua hệ thống gây ra.

dau-bung-di-ngoai-la-benh-gi

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng đau bụng đi ngoài ra nước này, nhưng một số nguyên nhân thường gặp ở bệnh nhân là:

  • Do nhiễm các virut: Rotavirus (thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em), Adenovirus, Caliciviruses, Astrovirus.
  • Do ký sinh trùng: Ký sinh trùng chủ yếu xâm nhập qua con đường ăn uống, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ. Một số ký sinh trùng gây bệnh như: giardia lamblia, entamoeba histolytica và cryptosporidium.
  • Do vi trùng hay nhiễm khuẩn: nhiễm khuẩn từ các thực phẩm, qua các loại bánh, sữa, thịt, trứng,… bị nhiễm,dịch cúm. Một số vi khuẩn thường gặp là:Staphylococcus aureus (S. aureus), Clostridium perfringens, Bacillus cereus, Salmonella, Escherichia coli (E. coli), Vibrio cholerae vi trùng/khuẩn…
  • Do tác động từ thuốc: Việc lạm dụng nhiều thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh có thể gây ra tình trạng đau bụng, tiêu chảy hay đi phân nước,….

Bị đau bụng đi ngoài phải làm sao nhanh khỏi?

Đa phần bệnh nhân mắc bệnh tiêu chảy bởi nhiễm khuẩn, mà yếu tố khiến vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng phát triển đó chính là thói quen ăn uống không được đảm bảo an toàn. Chính vì vậy, mọi người cần thay đổi thói quen ăn uống khoa học, hợp lý:

  • Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp;
  • Tránh ăn các thức ăn tươi sống, tái, chưa chín, hoặc chưa rửa sạch;
  • Uống sữa đã tiệt trùng, xem hạn sử dụng trước sử dụng các sữa đóng hộp;
  • Nên uống nước đun sôi, hạn chế rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích;
  • Bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất từ các loại rau củ quả được nấu chín, hoặc rửa sạch.

Môi trường, nơi ở sạch sẽ là một điều kiện tốt để vi khuẩn không thể phát triển, chính vì thế cần tạo không gian nhà ở sạch sẽ, thoáng mát. Thường xuyên lau chùi, dọn rửa các dụng cụ trong gia đình, tiệt trùng các dụng cụ đựng thức ăn…

Khi bị tiêu chảy thường dẫn đến tình trạng mất nước, chính vì thế bù nước trong thời gian này là một điều thiết yếu. Bù nước có nhiều cách, bạn có thể bù dịch bằng đường uống, nó ngăn chặn tình trạng mất nước khi bị tiêu chảy. Bạn có thể bù dịch qua các thức uống tự pha tại nhà như nước muối pha loãng, món súp, nước gạo rang, ngũ cốc,…

Như WHO khuyến cáo, điều quan trọng nhất là bắt đầu ngăn chặn việc mất nước càng sớm càng tốt. Trong khoảng một hay hai giờ đầu uống dung dịch bù muối, bệnh nhân thường hay nôn ói, đặc biệt là nếu một trẻ uống dung dịch này quá nhanh. Nếu trường hợp này xảy ra, chờ 5 – 10 phút sau hãy cho trẻ từ từ uống dung dịch lại.

Trong lúc tiêu chảy, cơ thể mất nước và mất điện giải cho nên cái cần thiết nhất là phải tìm cách bù nước ngay trước khi đưa đi bệnh viện. Nước để bù tốt nhất là dung dịch orezon được pha đúng liều lượng hướng dẫn. Dung dịch orezon được bán rất nhiều ở các nhà thuốc. Khi đang bị tiêu chảy, “ăn ít uống nhiều” là đúng nhưng không bù nước bằng việc uống nước ép trái cây và nước ngọt.

4 cách chữa đau bụng đi ngoài tại nhà bằng thuốc nam

Bạn có thể dùng một nắm lá ổi non nhai sống với vài hạt muối sau đó nuốt nước hoặc có thể nuốt cả bã ổi nếu bạn thấy dễ nuốt. Hoặc dùng búp ổi hoặc lá ổi non 12 – 20g (sao sơ), gừng nướng 10g hoặc củ riềng khô 10 – 12g, vỏ quýt khô 10 – 12g.

Cho các vị vào ấm, sắc với 500ml nước, còn lấy 200ml, chia làm hai lần uống trong ngày trước bữa ăn. Bài thuốc này dùng chữa các trường hợp tiêu chảy thông thường đặc biệt là tiêu chảy do lạnh.

Lá mơ lông được dùng là vị thuốc chữa tiêu chảy và kiết lỵ. Bài thuốc phổ biến là hái một nắm lá mơ lông rửa sạch, thái nhỏ trộn với một quả trứng gà ta nướng trên chảo có lót lá chuối hoặc hấp cách thủy (không được chiên với dầu mỡ vì kiết lỵ kỵ với chất béo).

Có thể ăn một ngày 2-3 lần liên tục trong 3 đến 4 ngày sẽ khỏi.

Hồng xiêm xanh có vị chát, tính bình là phương thuốc hiệu quả chữa tiêu chảy, kiết lị.Hồng xiêm xanh cắt thành nhiều lát mỏng, phơi khô, sao vàng để dùng dần.

Mỗi lần dùng lấy khoảng 10 lát sắc uống với nước, nước phải ngập hồng xiêm. Sau đó đổ lấy nước uống ngày 2 lần.

Khi đã có triệu chứng đau bụng tiêu chảy nhiều lần nên dùng rau sam tươi 100g, cỏ sữa tươi 50g sắc uống thay nước trong ngày. Nếu đi ngoài ra máu có thể bổ sung thêm 20g nhọ nồi, 20g rau má vào sắc uống cùng.

Với những thông tin từ bài viết triệu chứng đau bụng đi ngoài ra nước nhiều lần phải làm sao, hi vọng giúp các bạn giải tỏa được nỗi lo, đồng thời có cách phòng bệnh, cũng như chữa trị bệnh tiêu chảy hiệu quả.

Từ khóa liên quan:

  • đau bụng đi ngoài ra nước buồn nôn
  • đau bụng đi ngoài buồn nôn uống thuốc gì
  • bị đau bụng tiêu chảy nên ăn gì
  • trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao
  • dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
  • dấu hiệu viêm đại tràng co thắt
  • triệu chứng viêm đại tràng mãn tính
Bài viết liên quan
Top 6 địa chỉ khám tâm lý uy tín tại Hà Nội
Top 6 địa chỉ khám tâm lý uy tín tại Hà Nội

Khám tâm lý uy tín tại Hà Nội bạn có thể đến Phòng khám TuNa 26 Phố Vọng, Trung tâm hỗ trợ tâm lý cộng đồng SPC 37 Tạ Quang Bửu, trường dạy trẻ tự kỷ Ánh Sao Mai,… là những địa chỉ chuyên tư vấn và điều trị các bệnh lý liên...

Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ
Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ

Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ với gói sinh dịch vụ Khu A: sinh thường 5,8 triệu, mổ lấy thai lần đầu: 10 triệu đồng, mổ lấy thai lần 2 trở lên: 10.2 triệu đồng. Gói sinh dịch vụ Khu B hoặc C: sinh thường 5,5tr, mổ lấy thai...

Chi phí mổ cận thị tại viện mắt Trung Ương
Chi phí mổ cận thị tại viện mắt Trung Ương

Giá mổ mắt cận thị tại Bệnh viện Mắt Trung Ương vào khoảng 11-16 triệu/ mắt chưa bao gồm chi phí phòng (nếu ở lại), chi tiết điều kiện mổ mắt, quy trình & cách chăm sóc mắt sau mổ cận thị bên dưới.

Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội chuyên điều trị về bệnh gì?
Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội chuyên điều trị về bệnh gì?

Bệnh viện Việt Đức Hà Nội chuyên về phẫu thuật ngoại khoa và điều trị bệnh nam khoa hàng đầu cả nước với nhiều ca phẫu thuật khó như: phẫu thuật Thần kinh Sọ não, Tim mạch, Gan mật, Tiết Niệu, phẫu thuật điều trị...

Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2
Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2

Bảng giá khám dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2 có mức giá khám như sau: khám hẹn giờ chọn bác sĩ: 200.000đ, khám theo dịch vụ (KTC) 100.000đ, khám chuyên khoa (khu 371) 50.000đ,… kèm theo bảng giá tiêm chủng ngừa vắc xin, lịch làm việc...

Subscribe to newsletter