Bị đau bụng tiêu chảy uống thuốc gì, ăn gì nhanh khỏi?

Bị đau bụng tiêu chảy do ăn phải thực phẩm bẩn, nhiễm virus, vi khuẩn đường ruột,… Lúc này bạn nên: uống nhiều nước chứa kẽm & kali để ngăn chặn tình trạng mất nước, ăn chuối, chất sơ, thức ăn giàu tinh bột, hạn chế ăn rau sống, thức ăn chưa nấu chín. Khi bị tiêu chảy cấp có thể dùng một số loại thuốc trị tiêu chảy bên dưới.

Bị đau bụng tiêu chảy do ăn phải thực phẩm bẩn, nhiễm virus, vi khuẩn đường ruột,… Lúc này bạn nên: uống nhiều nước chứa kẽm & kali để ngăn chặn tình trạng mất nước, ăn chuối, chất sơ, thức ăn giàu tinh bột, hạn chế ăn rau sống, thức ăn chưa nấu chín. Khi bị tiêu chảy cấp có thể dùng một số loại thuốc trị tiêu chảy bên dưới.

Nguyên nhân đau bụng tiêu chảy

Thông thường, ruột có thể hấp thu một lượng nước lớn hơn lượng nước cần thiết mỗi ngày. Tuy nhiên, khi khả năng dự trữ bị áp đảo (tràn ngập) thì tiêu chảy sẽ xảy ra. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, dưới đây xin điểm danh một số “thủ phạm” chính gây hại:

  • Nhiễm khuẩn: các loại vi khuẩn gây hội chứng lỵ như shigella, samonella…
  • Nhiễm nguyên sinh động vật: amip, lamblia.
  • Nhiễm ký sinh trùng: các loại giun sống ký sinh ở đại tràng như giun đũa, giun kim, giun tóc và các loại sán ruột.
  • Ăn phải thức ăn ôi thiu; nấm mốc, đã bị nhiễm khuẩn.
  • Sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn; ô nhiễm, không đảm bảo an toàn.
  • Uống quá nhiều bia rượu;
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc; do bạn quá lạm dụng thuốc kháng sinh nên đã gây ra bệnh tiêu chảy.

Triệu chứng thường thấy của bệnh tiêu chảy là gì?

dau-bung-tieu-chay-uong-thuoc-gi

  • Bạn đi ngoài phân lỏng, đôi khi phân có kèm máu, số lần đi ngoài nhiều hơn bình thường.
  • Có biểu hiện đau quặn bụng hoặc đau bụng
  • Buồn nôn, ói mửa, ăn không ngon miệng
  • Đau đầu, sốt, cảm giác khát nước

Khi bạn bị mắc bệnh tiêu chảy, cơ thể rất mệt mỏi, khó chịu, vì số lần đi ngoài nhiều lần, nên khiến cho bạn vô cùng mệt mỏi. Vì thế, đau bụng tiêu chảy uống thuốc gì là câu hỏi của rất nhiều bạn.

Bị đau bụng tiêu chảy nên uống thuốc gì nhanh khỏi

Có rất nhiều loại thuốc khác nhau, do đó bạn cần sử dụng đúng theo chỉ dẫn của bác sỹ, cũng như đau bụng bị tiêu chảy uống thuốc gì thì tốt cho người bị bệnh tiêu chảy. Dưới đây, là một số gợi ý cho bạn khi bị tiêu chảy:

Do cơ thể bị mất nước và lượng điện giải khi bạn bị đi ngoài quá nhiều, nên khiến cho cơ thể của bạn mệt mỏi thiếu sức sống. Thông thường, khi bị bệnh tiêu chảy bác sỹ hay khuyên bạn nên sử dụng dung dịch Oreson để bù nước và chất điện giải đã bị mất.

Bạn hãy pha một gói dung dịch Oreson với 200ml nước, uống theo nhu cầu, khi nào cơ thể háo nước, bạn hãy dùng ngay 1 gói Oreson;

Bạn nhớ pha theo đúng tỉ lệ, nếu như bạn pha quá loãng sẽ làm cho chất điện giải cung cấp cho cơ thể không đủ, mà nếu bạn pha đặc quá thì sẽ khiến cho cơ thể quá tải lượng điện giải, sẽ gây nguy hiểm.

Là một loại thuốc có tác dụng làm giảm nhu động của ruột, giảm sự co bóp của ruột, nên sẽ làm cho lượng nước và lượng điện giải di chuyển chậm hơn trong đường ruột, sẽ giúp hấp thụ lượng nước và điện giải trong cơ thể, làm cho phân không còn bị loãng. Có một số loại thuốc giảm đau bụng thường được bác sỹ khuyên dùng là:

Loperamid: Là loại thuốc có chứa chất á phiện, không gây ảnh hưởng đến thần kinh trung ương, có tác dụng làm giảm bệnh tiêu chảy nhanh chóng. Ngoài ra nó cũng có tác dụng phụ không mong muốn như: Bạn có thể bị táo bón, bạn ngứa, những người bị bệnh suy gan hay phụ nữ mang thai nên cân nhắc trước khi sử dụng.

Diphenoxynat: Một loại thuốc giảm đau bụng có nguồn gốc á phiện, có tác dụng điều trị bệnh tiêu chảy hiệu quả, nhưng nó lại có tác dụng phụ khiến cho người bệnh có cảm giác khô miệng, táo bón, buồn ngủ, nhức đầu, nôn mửa, ngứa.Vì vậy bạn nên cân nhắc trước khi dùng, cũng như dùng đúng liều.

Lưu ý: Những người bị bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn thì không nên dùng thuốc giảm đau bụng.

Có tác dụng ức chế men cũng như ức chế tiết dịch ở ruột do các độc tố của vi khuẩn tả gây ra. Thuốc sẽ hấp thụ nhanh chóng qua ống tiêu hóa, có tác dụng nhanh chóng cho bệnh nhân tiêu chảy.

Byosybtin, Antibiophilus,… các nấm men không gây bệnh, có sức đề kháng với thuốc kháng sinh, sẽ cung cấp các enzym cùng với axit amin và các vitamin nhóm B, sẽ hạn chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn.

Với đa số các thuốc này không nên dùng chung với các kháng sinh đường uống nhất là các kháng sinh phổ rộng.

Bị tiêu chảy nên ăn và không nên ăn gì?

Phần lớn những người bị tiêu chảy đều không biết được những gì nên và không nên ăn khi mắc bệnh. Đôi khi, việc lựa chọn thực phẩm sai lầm cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy nặng hoặc kéo dài hơn. Dưới đây là những thực phẩm mà người bị tiêu chảy nên ăn và không nên ăn:

Bị đau bụng tiêu chảy nên ăn gì?

Chuối: Với đặc tính mềm và dễ tiêu hóa, chuối có thể làm dịu bao tử ngay lập tức và giải quyết khá ổn những căn bệnh về đường tiêu hóa. Chuối có chứa một lượng lớn kali nên sẽ giúp cung cấp trở lại các chất điện phân mà cơ thể đang cần. Chất xơ pectin có trong chuối là loại chất xơ hòa tan, có thể hấp thu các chất lỏng đang dư thừa trong bao tử trong suốt quá trình tiêu chảy.

Táo đã được nấu chín: Hàm lượng chất xơ hòa tan pectin trong táo giúp ích rất nhiều cho người bị tiêu chảy. Tuy nhiên, những quả táo sống còn cung cấp nhiều loại chất xơ khác nên sẽ khiến bao tử (vốn đang bị suy yếu do tình trạng tiêu chảy gây ra) phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa hết lượng chất xơ dồi dào trong loại trái cây này.

Thực phẩm giàu tinh bột: Những thực phẩm giàu tinh bột sẽ làm giảm tiêu chảy và ngăn ngừa tình trạng đi tiêu lỏng ngay lập tức vì chúng có hàm lượng chất xơ thấp và dễ tiêu. Nước gạo nâu cũng rất tốt cho những người bị tiêu chảy và có thể dùng thường xuyên khi cần thiết.

Sữa chua: Là một sản phẩm được chế biến từ sữa nên sữa chưa được đánh giá là có khả năng chữa trị tiêu chảy hiệu quả. Các khuẩn sữa sẽ giúp cân bằng lượng vi khuẩn trong bao tử, giúp bao tử luôn “khỏe mạnh”.

Bị đau bụng tiêu chảy không nên ăn gì?

Không ăn rau sống, rau chân vịt, rau cần, rau hẹ, giá đậu và những món nhiều xenluylô, nhiều bã. Vì xenluylô khó tiêu, kích thích cơ học đối với dạ dày, ruột. Ăn thức ăn thô, nhiều bã làm tăng lượng phân, sau khi hấp thụ nước bị trương ra, làm ruột co bóp gây tiêu chảy nhiều hơn.

Không ăn thịt mỡ, canh nhiều dầu mỡ, các món hải sản tanh, gây khó tiêu và tăng thêm gánh nặng cho đường ruột.

Không nên ăn củ cải, hành, đậu tương, bí đỏ, củ từ, hành sống, tỏi sống là những thực phẩm và gia vị sinh hơi, có tính kích thích. Những món sinh hơi và có tính kích thích đều làm cho ruột tăng cường co bóp, tiêu chảy sẽ trầm trọng thêm.

Như vậy, người bị tiêu chảy ngoài việc uống thuốc trị tiêu chảy, bạn nên kết hợp với một chế độ ăn uống phù hợp với bệnh nhân bị bệnh tiêu chảy, thì căn bệnh tiêu chảy sẽ nhanh chóng chữa khỏi, bạn sẽ thoát khỏi tình trạng mệt mỏi do bệnh gây ra.

Từ khóa liên quan:

  • đau bụng tiêu chảy uống thuốc gì
  • người lớn bị tiêu chảy nên uống thuốc gì
  • đau bụng tiêu chảy ra nước
  • cách trị đau bụng tiêu chảy tại nhà
Bài viết liên quan
Top 6 địa chỉ khám tâm lý uy tín tại Hà Nội
Top 6 địa chỉ khám tâm lý uy tín tại Hà Nội

Khám tâm lý uy tín tại Hà Nội bạn có thể đến Phòng khám TuNa 26 Phố Vọng, Trung tâm hỗ trợ tâm lý cộng đồng SPC 37 Tạ Quang Bửu, trường dạy trẻ tự kỷ Ánh Sao Mai,… là những địa chỉ chuyên tư vấn và điều trị các bệnh lý liên...

Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ
Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ

Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ với gói sinh dịch vụ Khu A: sinh thường 5,8 triệu, mổ lấy thai lần đầu: 10 triệu đồng, mổ lấy thai lần 2 trở lên: 10.2 triệu đồng. Gói sinh dịch vụ Khu B hoặc C: sinh thường 5,5tr, mổ lấy thai...

Chi phí mổ cận thị tại viện mắt Trung Ương
Chi phí mổ cận thị tại viện mắt Trung Ương

Giá mổ mắt cận thị tại Bệnh viện Mắt Trung Ương vào khoảng 11-16 triệu/ mắt chưa bao gồm chi phí phòng (nếu ở lại), chi tiết điều kiện mổ mắt, quy trình & cách chăm sóc mắt sau mổ cận thị bên dưới.

Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội chuyên điều trị về bệnh gì?
Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội chuyên điều trị về bệnh gì?

Bệnh viện Việt Đức Hà Nội chuyên về phẫu thuật ngoại khoa và điều trị bệnh nam khoa hàng đầu cả nước với nhiều ca phẫu thuật khó như: phẫu thuật Thần kinh Sọ não, Tim mạch, Gan mật, Tiết Niệu, phẫu thuật điều trị...

Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2
Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2

Bảng giá khám dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2 có mức giá khám như sau: khám hẹn giờ chọn bác sĩ: 200.000đ, khám theo dịch vụ (KTC) 100.000đ, khám chuyên khoa (khu 371) 50.000đ,… kèm theo bảng giá tiêm chủng ngừa vắc xin, lịch làm việc...

Subscribe to newsletter