Dấu hiệu trẻ sơ sinh chậm phát triển và cách điều trị

Trẻ sơ sinh chậm phát triển có các dấu hiệu như: suy dinh dưỡng nặng, phản xạ kém, chậm biết nói, không biết tự chơi đồ chơi,… khi đó, bố mẹ cần quan tâm đến con nhiều hơn đồng thời đưa trẻ đi khám tại bệnh viện nhi uy tín để được bác sĩ chuyên khoa khám, tư vấn và điều trị.

Trẻ sơ sinh chậm phát triển có các dấu hiệu như: suy dinh dưỡng nặng, phản xạ kém, chậm biết nói, không biết tự chơi đồ chơi,… khi đó, bố mẹ cần quan tâm đến con nhiều hơn đồng thời đưa trẻ đi khám tại bệnh viện nhi uy tín để được bác sĩ chuyên khoa khám, tư vấn và điều trị.

Nguyên nhân trẻ chậm phát triển là gì?

Trẻ sơ sinh chậm phát triển thường do các yếu tố tác động trước khi mang thai, trong và sau khi sinh, cụ thể:

Yếu tố nguy cơ trước khi mang thai

  • Mẹ mang thai ở độ tuổi ngoài 40, con sinh ra có tỉ lệ chậm phát triển tương đối cao;
  • Cơ thể mẹ không được chuẩn bị trước khi mang thai như: tiêm phòng, dinh dưỡng kém hoặc đang mắc bệnh,…

Yếu tố nguy cơ trước sinh

  • Có thể do mẹ đang trong thời kỳ mang thai tiếp xúc hóa chất, thuốc trừ sâu, mẹ bị chấn thương, nhiễm virus (nhất là trong 3 tháng đầu), mẹ bị bệnh tuyến giáp trạng, tăng cân ít khi mang thai, bị nhiễm độc chì nặng…
  • Chế độ dinh dưỡng thai kỳ của mẹ không được đảm bảo, dẫn đến suy dinh dưỡng bào thai.

Yếu tố nguy cơ sau sinh

  • Trẻ đẻ non dưới 37 tuần, cân nặng khi sinh thấp dưới 2.500gr. Những trường hợp đẻ khó, ngạt khi sinh, can thiệp sản khoa, vàng da nhân não…
  • Trẻ bị mắc các căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng đến trí não trong giai đoạn sơ sinh như: chảy máu não – màng não, nhiễm khuẩn thần kinh (viêm não, viêm màng não), suy hô hấp nặng, chấn thương sọ não, co giật do sốt cao, động kinh…
  • Trẻ mắc các hội chứng thiểu năng trí tuệ như: Hội chứng Down, rối loạn nhiễm sắc thể,…

5 dấu hiệu trẻ sơ sinh chậm phát triển và cách xử lý

Không khó để nhận ra những tiến bộ mới của bé như biết cười, biết ê a hay lật, trườn… Nhưng những dấu hiệu của việc chậm phát triển lại có phần “trầm lắng” hơn nhiều và chúng thường bị bỏ sót. Dưới đây là một số chỉ báo cho tình trạng chậm phát triển để giúp mẹ theo dõi sức khỏe của bé tốt hơn:

dau-hieu-tre-so-sinh-cham-phat-trien

Trẻ chậm phát triển có khả năng ngôn ngữ giao tiếp kém

  • Trẻ 3 tháng tuổi mà vẫn không biết mỉm cười khi được mẹ đùa, nói chuyện;
  • Trẻ 4 tháng tuổi mà vẫn có phản ứng với tiếng kêu của các đồ chơi phát ra âm thanh: chuông, lục lạc, kèn,…
  • Trẻ học nói muộn hơn, nói câu đơn giản hoặc vốn từ nghèo nàn;
  • Ngôn ngữ nói của trẻ rời rạc, diễn đạt mong muốn của mình không rõ ý;
  • Khả năng hiểu ngôn ngữ của trẻ kém hơn những trẻ khác cùng độ tuổi.

Trẻ chậm phát triển thường có khả năng nhận thức hạn chế

  • Trẻ 5 tháng tuổi mà hoàn toàn chưa có những phản ứng muốn nhận biết thế giới xung quanh. Dường như trẻ rất thờ ơ không muốn tìm tòi khám phá.
  • Trẻ không chú ý đến người và vật thể xung quanh, phản ứng chậm. Trẻ quá thụ động nằm suốt ngày;
  • Khi đi học trẻ thường học, nhớ mặt chữ chậm và đếm số rất khó khăn.

Trẻ chậm phát triển có hình dáng, thể chất kém cỏi

  • Một số trẻ khi sinh ra có diện mạo không bình thường như khoảng cách 2 mắt rộng, khi khóc 2 mắt xếch lên, mũi tẹt, miệng hay há, lưỡi thè ra ngoài.
  • 6 tháng tuổi vòng đầu vẫn nhỏ hơn 43cm, trán hẹp, thấp, chẩm đầu dẹp, đôi khi co giật.
  • Sau khi sinh trẻ không khóc ngay hoặc khóc rất yếu, da tím tái và cơ thể mềm dẻo.
  • Trẻ gặp khó khăn trong ăn uống như bú, muốt, nuốt và nhai, hay bị sặc hoặc nghẹn.
  • Trẻ 6 tháng tuổi vẫn lặng lẽ, không quấy khóc, ít cử động, tiếng khóc yếu hoặc hay gào thét.

Trẻ chậm phát triển thường có phản xạ kém

  • Khi ta bế trẻ lên người, trẻ duỗi đờ, quá mềm, hoặc quá cứng không có phản xạ co người lại.
  • Có trẻ sau 7 tháng tuổi vẫn chưa xuất hiện những động tác nhai.
  • Khi ta giúp trẻ đứng lên, hai chân trẻ luôn trong trạng thái bị bắt chéo nhau.
  • Trẻ chậm biết đi. Vận động tay chân lóng ngóng, không khéo léo.

Trẻ chậm phát triển thường không biết tự chơi

  • Trẻ 6 tháng tuổi nhưng vẫn chưa biết nhìn chăm chú 2 bàn tay của mình, không biết dõi mắt theo vật hoặc người khác
  • Sau 6 tháng và 12 tháng tuổi vẫn hay nghịch tay của mình hoặc thường xuyên đưa đồ vật, đồ chơi vào miệng
  • Lớn hơn chút trẻ thường không biết chơi mà chỉ thường ném, đập phá đồ chơi
  • Trẻ ít chơi với trẻ khác và thường thiếu tính hợp tác trong khi chơi

Trẻ sơ sinh chậm phát triển phải làm sao?

  • Bố mẹ cần chú ý yêu thương và dành nhiều thời gian cho con để sớm nhận thấy những dấu hiệu bất thường của bé và đưa con đến khoa Tâm Lý của các bệnh viện Nhi Đồng uy tín để kiểm tra, đánh giá càng sớm càng tốt. Việc can thiệp sớm và đúng cách có thể giúp bé có thêm nhiều kỹ năng và hòa nhập xã hội tốt hơn như trẻ bình thường.
  • Mặt khác, bạn không nên lo lắng, mất bình tĩnh bởi đôi khi bé chỉ lỗi nhịp ở một vài kỹ năng nhưng vẫn phát triển bình thường. Mẹ cần lắng nghe các bác sĩ chuyên khoa để chắc chắn về tình trạng của bé.
  • Ngoài ra, bạn cần hướng dẫn và chơi với trẻ từ những hoạt động đơn giản nhất, chia nhỏ ra thành từng bước. Sau khi trẻ đã thực hiện được, cha mẹ mới nên bắt đầu tiếp tục với những hoạt động phức tạp hơn.

dau-hieu-tre-so-sinh-cham-phat-trien

  • Trong mọi hoạt động bố mẹ nên lặp đi lặp lại nhiều lần cho trẻ dễ nhớ. Khi trẻ làm tốt một việc gì, bố mẹ đừng bao giờ quên khen ngợi và khuyến khích trẻ – kể cả đó là việc vô cùng nhỏ.
  • Gần gũi trò chuyện và chơi cùng trẻ. Bố mẹ nên đọc truyện cho trẻ, kể chuyện hàng ngày cho trẻ nghe, bày ra các trò chơi và cùng chơi với trẻ, khuyến khích vận động thể chất và cả trí tuệ,…

Tóm lại, trẻ chậm phát triển là điều rất thiệt thòi đối với trẻ. Vì thế, điều bé cần nhất là sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ và cần được khám và điều trị đúng cách để trẻ có thể phát triển tốt hơn.

Bài viết liên quan
Các loại sữa bột pha sẵn tốt, phổ biến nhất trên thị trường
Các loại sữa bột pha sẵn tốt, phổ biến nhất trên thị trường

Sữa bột pha sẵn là sản phẩm sữa bột thông thường đã được pha nước và bảo quản với ưu điểm: tiện dụng, dễ mang đi với các dòng Dielac, Grow của Vinamilk, Abbott là những dòng sản phẩm dễ tìm mua nhất hiện nay.

Trẻ sơ sinh uống sữa non loại nào tốt nhất hiện nay?
Trẻ sơ sinh uống sữa non loại nào tốt nhất hiện nay?

Top 3 loại sữa non nguyên chất gồm: sữa non Colost@ của Mỹ, Goodhealth của New ZeaLand hay sữa non Fenioux của Pháp là những loại sữa non được người tiêu dùng đánh giá tốt nhất hiện nay với thành phần dinh dưỡng và giá bán bên dưới.

Top 5 loại sữa Nhật cho trẻ sơ sinh tốt nhất
Top 5 loại sữa Nhật cho trẻ sơ sinh tốt nhất

Những loại sữa Nhật cho trẻ sơ sinh phổ biến nhất hiện nay: Meiji, Morinaga, Beanstalk, Icreo, Wakado, Glico,… với chi tiết về mùi vị, thành phần dinh dưỡng, giá tiền & các chi tiết khác của từng loại sữa bên dưới.

Sữa Meiji Nhật Bản có tốt không, giá bao nhiêu?
Sữa Meiji Nhật Bản có tốt không, giá bao nhiêu?

Sữa Meiji số 0 cho trẻ dưới 1 tuổi, Meiji số 9 cho trẻ 1-3 tuổi, sữa Meiji Nhật Bản giàu dinh dưỡng giúp bé phát triển não bộ toàn diện, tăng chiều cao mà không bị béo phì táo bón, con thông minh, xương chắc khỏe.

Subscribe to newsletter