Glucosamine là gì, bao nhiêu tuổi thì dùng glucosamine?

Glucosamine là hợp chất tìm thấy trong sụn khớp của con người, sẽ giảm dần kể từ tuổi trung niên do đó chúng ta cần bổ sung Glucosamine ngay khi tuổi 4x để làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

Glucosamine là hợp chất tìm thấy trong sụn khớp của con người, sẽ giảm dần kể từ tuổi trung niên do đó chúng ta cần bổ sung Glucosamine ngay khi tuổi 4x để làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

Glucosamine là gì?

Glucosamin là một chất tự nhiên được tìm thấy trong các sụn khớp khỏe mạnh của cơ thể. Ở dạng dược phẩm, glucosamin được dùng để trị viêm khớp gối mạn, giúp giảm triệu chứng của thoái hóa khớp nhẹ và trung bình.

glucosamine-la-gi

  • Nhà sản xuất: Orihiro, Nhật Bản
  • Quy cách: dạng viên, hộp 900 viên nén
  • Giá khoảng: 580,000đ hộp 900v-combo

Tác dụng của glucosamine là gì?

Glucosamine được tổng hợp tự nhiên trong cơ thể, nhưng khả năng tổng hợp này giảm dần khi tuổi càng cao. Chế phẩm glucosamin được chiết xuất từ mô động vật, đặc biệt là từ vỏ cua, tôm và tôm hùm.

Glucosamine được sử dụng rộng rãi cho bệnh viêm khớp mạn tính, đặc biệt là viêm khớp gối. Trong bệnh này, các sụn – là các vật liệu có tính chất đàn hồi tạo thành lớp đệm cho các khớp xương trở nên cứng và mất độ đàn hồi. Nó làm cho các khớp xương dễ bị thương tổn và dẫn đến đau, sưng, khó cử động. Việc dùng glucosamin để tái tạo và sửa chữa các sụn khớp.

Có bằng chứng khả quan cho thấy, glucosamine có thể làm giảm các triệu chứng đau và làm chậm lại tiến trình của thoái hóa khớp mạn. Có một vài báo cáo sơ bộ gợi ý việc kết hợp glucosamine với vitamin C, bromelain, chondroitin sulfat hay mangan có thể tăng cường tác dụng của glucosamin đối với viêm khớp mạn.

Glucosamin thường kết hợp với chondrotin sulfate, một phân tử cũng hiện diện tự nhiên trong các sụn. Chondrotin tạo tính đàn hồi cho sụn và được tin là ngăn ngừa sự phá hủy của sụn bởi các enzym. Một báo cáo khác cho thấy có thể có tác dụng trên bệnh vảy nến khi dùng chung glucosamin với dầu cá.

Sử dụng Glucosamine thế nào hiệu quả?

Về cách dùng và liều dùng, người bệnh nên đến bác sĩ để được chỉ định liều lượng cụ thể phù hợp với thể trạng và mức độ thoái hóa khớp. Một điều cần lưu ý, glucosamin là thuốc điều trị nguyên nhân gây thoái hóa, gây đau khớp, không phải là thuốc giảm đau nên không thể có tác dụng tức thời, cần phải dùng trong thời gian nhất định.

Cần phối hợp các loại thuốc chống viêm, giảm đau cùng với glucosamine đến khi hết đau. Nếu thuốc chống viêm giảm đau thuộc loại NSAID như celecoxib, diclofenac… thì phải dùng kèm với thuốc chống loét dạ dày.

Những trường hợp không nên dùng glucosamine

Người có dị ứng với tôm cua, sò, ốc, hến và hải sản không nên dùng glucosamin. Cần thận trọng khi sử dụng glucosamin cho những người cảm cúm, bệnh nhiễm khuẩn tai – mũi – họng.

Glucosamin là một đường amino nên bệnh nhân đái tháo đường hay người bị hạ đường huyết cần thận trọng khi sử dụng glucosamin và phải theo dõi đường huyết thường xuyên.

Glucosamin có thể tăng nguy cơ chảy máu ở một số bệnh nhân. Những bệnh nhân rối loạn chảy máu, người đang uống thuốc gây loãng máu, người đang uống aspirin hằng ngày, nếu dùng glucosamin nên kiểm tra thường xuyên thời gian đông máu để kiểm soát tình hình.

Glucosamin không dùng cho trẻ dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Tác dụng phụ của Glucosamine là gì?

Những tác dụng phụ thông thường liên quan đến glucosamin: đầy hơi, đi ngoài phân mềm, khó chịu đường tiêu hóa, buồn ngủ, mất ngủ, đau đầu, dị ứng da, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, móng trở nên cứng…

Glucosamin cũng có thể gây tăng huyết áp tạm thời và tăng nhịp tim, nhịp mạch.

Tóm lại, việc bổ sung glucosamine có thể giúp tu sửa các sụn bị tổn thương bằng cách làm tăng nguồn cung cấp glucosamine cho cơ thể, làm giảm các triệu chứng đau và làm chậm lại tiến trình của viêm khớp mạn. 

Từ khóa liên quan:
  • glucosamine loại nào tốt nhất
  • tác dụng phụ của thuốc glucosamine 1500mg
  • uống glucosamine trước hay sau ăn
  • có nên uống glucosamine mỗi ngày
Bài viết liên quan
Top 6 địa chỉ khám tâm lý uy tín tại Hà Nội
Top 6 địa chỉ khám tâm lý uy tín tại Hà Nội

Khám tâm lý uy tín tại Hà Nội bạn có thể đến Phòng khám TuNa 26 Phố Vọng, Trung tâm hỗ trợ tâm lý cộng đồng SPC 37 Tạ Quang Bửu, trường dạy trẻ tự kỷ Ánh Sao Mai,… là những địa chỉ chuyên tư vấn và điều trị các bệnh lý liên...

Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ
Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ

Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ với gói sinh dịch vụ Khu A: sinh thường 5,8 triệu, mổ lấy thai lần đầu: 10 triệu đồng, mổ lấy thai lần 2 trở lên: 10.2 triệu đồng. Gói sinh dịch vụ Khu B hoặc C: sinh thường 5,5tr, mổ lấy thai...

Chi phí mổ cận thị tại viện mắt Trung Ương
Chi phí mổ cận thị tại viện mắt Trung Ương

Giá mổ mắt cận thị tại Bệnh viện Mắt Trung Ương vào khoảng 11-16 triệu/ mắt chưa bao gồm chi phí phòng (nếu ở lại), chi tiết điều kiện mổ mắt, quy trình & cách chăm sóc mắt sau mổ cận thị bên dưới.

Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội chuyên điều trị về bệnh gì?
Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội chuyên điều trị về bệnh gì?

Bệnh viện Việt Đức Hà Nội chuyên về phẫu thuật ngoại khoa và điều trị bệnh nam khoa hàng đầu cả nước với nhiều ca phẫu thuật khó như: phẫu thuật Thần kinh Sọ não, Tim mạch, Gan mật, Tiết Niệu, phẫu thuật điều trị...

Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2
Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2

Bảng giá khám dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2 có mức giá khám như sau: khám hẹn giờ chọn bác sĩ: 200.000đ, khám theo dịch vụ (KTC) 100.000đ, khám chuyên khoa (khu 371) 50.000đ,… kèm theo bảng giá tiêm chủng ngừa vắc xin, lịch làm việc...

Subscribe to newsletter