Thuốc Naphacogyl trị nhiễm trùng răng miệng có hiệu quả không, giá bao nhiêu?

Thuốc Naphacogyl có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng về răng miệng như viêm nướu, viêm miệng, viêm nha chu, viêm tuyến mang tai, viêm dưới hàm,… Cách dùng Thuốc Naphacogyl đối với người lớn: 4 – 6 viên/ngày, chia 2 – 3 lần.

Thuốc Naphacogyl có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng về răng miệng như viêm nướu, viêm miệng, viêm nha chu, viêm tuyến mang tai, viêm dưới hàm,… Cách dùng Thuốc Naphacogyl đối với người lớn: 4 – 6 viên/ngày, chia 2 – 3 lần.

Naphacogyl có tác dụng gì?

Naphacogyl là thuốc kháng sinh chứa hoạt chất Spiramycin 750.000IU; Metronidazol 125 mg được sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng về răng miệng như viêm nướu, viêm miệng, viêm nha chu, viêm tuyến mang tai, viêm dưới hàm,… trả lại nụ cười trắng sáng, hơi thở thơm mát cho người bệnh.

naphacogyl

  • Nhóm thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim
  • Đóng gói: Hộp 2 vỉ, 25 vỉ, 50 vỉ x 10 viên
  • Thành phần: Spiramycin 750.000IU; Metronidazol 125 mg
  • SĐK:VD-30445-18
  • Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà – VIỆT NAM
  • Nhà đăng ký: Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà

Chỉ định của thuốc Naphacogyl

Nhiễm trùng răng miệng cấp, mạn tính hoặc tái phát như áp-xe răng, viêm tấy, viêm mô tế bào quanh xương hàm, viêm quanh thân răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm miệng, viêm tuyến mang tai, viêm dưới hàm…

Phòng nhiễm khuẩn răng miệng sau phẫu thuật.

Liều lượng – Cách dùng Naphacogyl

  • Người lớn: 4 – 6 viên/ngày, chia 2 – 3 lần.
  • Trẻ 10 – 15 tuổi: 1 viên x 3 lần/ngày.
  • Trẻ 5 – 10 tuổi: 1 viên x 2 lần/ngày.
Khi uống quá liều có thể gây ra các triệu chứng: Buồn nôn, nôn và mất điều hòa. Tác dụng độc thần kinh gồm có co giật, viêm dây thần kinh ngoại biên.
Xử trí: Không có thuốc giải độc đặc hiệu, điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

Chống chỉ định của Naphacogyl

Mẫn cảm với Metronidazol, dẫn xuất Imidazol hoặc Acetyl Spiramycin; Phụ nữ đang cho con bú.

Tương tác thuốc

Thuốc có chứa Acetyl Spiramycin nên không dùng đồng thời với thuốc uống ngừa thai vì làm mất tác dụng của thuốc tránh thai.

Thuốc có chứa Metronidazol:

  • Khi dùng đồng thời với Disulfiram gây tác dụng độc với thần kinh như loạn thần, lú lẫn.
  • Làm tăng độc tính của các thuốc chống đông dùng đường uống (như warfarin) và tăng nguy cơ xuất huyết do giảm sự dị hóa ở gan. Khi dùng phối hợp phải kiểm tra thường xuyên hàm lượng Prothrombin, điều chỉnh liều dùng của thuốc chống đông.
  • Làm tăng tác dụng của vecuronium (thuốc giãn cơ) khi dùng cùng.
  • Khi dùng đồng thời với Lithi làm tăng nồng độ Lithi trong máu, gây độc.
  • Làm tăng độc tính của fluorouracil do làm giảm sự thanh thải.
  • Khi dùng phối hợp với rượu gây hiệu ứng Antabuse (nóng, đổ, nôn mửa, tim đập nhanh).

Tác dụng phụ của thuốc Naphacogyl

Rối loạn tiêu hóa. Nổi mề đay. Vị kim loại trong miệng, viêm lưỡi, viêm miệng, giảm bạch cầu vừa phải.

Hiếm: chóng mặt, mất điều hòa vận động, dị cảm.

Chú ý đề phòng khi sử dụng Naphacogyl

Cần thận trọng khi dùng cho người bênh có nghi ngơ loét dạ dầy, viêm ruột hồi hoặc viêm ruột kết mạn.

Viên nén bao phim, giải phóng chậm trong cơ thể, gây độc cho người cao tuổi hoặc người chuyển vận ruột chậm.

Không uống thuốc khi nằm.

Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ có thai: Ở động vật, thấy metronidazol không gây quái thai và không độc với thai nhi. Nghiên cứu trên nhiều phụ nữ có thai sử dụng Metronidazol trong 3 tháng đầu, không có trường hợp nào gây dị dạng nào. Spiramycin đi qua nhau thai nhưng nồng độ thuốc trong máu nhau thai thấp hơn trong máu người mẹ, Spiramycin không gây tai biến cho người đang mang thai.

Phụ nữ cho con bú: Spiramycin và Metronidazol đều qua sữa mẹ, tránh sử dụng Naphacogyl trong lúc nuôi con bú.

Cách bảo quản thuốc Naphacogyl

Hạn dùng: 48 tháng kể từ ngày sản xuất. Không dùng nếu thấy thuốc có hiện tượng bạc màu, hỏng hoặc có những dấu hiệu khác lạ và báo ngay cho nhà sản xuất biết.

Bảo quản: Để nơi khô, tránh ánh sáng. Nhiệt độ từ 15 – 300C.

Thuốc Naphacogyl giá bao nhiêu?

Thuốc Naphacogyl có giá bán khoảng 20.000VNĐ/ hộp 2 vỉ x 10 viên.

Lưu ý: không được dùng chung Naphacogyl với các thuốc: ecuronium, lithi, fluorouracil. thuốc ngừa thai, Disulfiram, thuốc chống đông bởi có thể làm mất tác dụng của thuốc Naphacogyl hoặc sinh ra phản ứng phụ nguy hiểm. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Từ khóa liên quan:

  • naphacogyl 250mg
  • thuoc naphacogyl co cong dung gi
  • thuốc rodogyl
  • thuốc kháng sinh răng miệng
  • thuốc metronidazol
  • thuốc thay thế rodogyl
Bài viết liên quan
Top 6 địa chỉ khám tâm lý uy tín tại Hà Nội
Top 6 địa chỉ khám tâm lý uy tín tại Hà Nội

Khám tâm lý uy tín tại Hà Nội bạn có thể đến Phòng khám TuNa 26 Phố Vọng, Trung tâm hỗ trợ tâm lý cộng đồng SPC 37 Tạ Quang Bửu, trường dạy trẻ tự kỷ Ánh Sao Mai,… là những địa chỉ chuyên tư vấn và điều trị các bệnh lý liên...

Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ
Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ

Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ với gói sinh dịch vụ Khu A: sinh thường 5,8 triệu, mổ lấy thai lần đầu: 10 triệu đồng, mổ lấy thai lần 2 trở lên: 10.2 triệu đồng. Gói sinh dịch vụ Khu B hoặc C: sinh thường 5,5tr, mổ lấy thai...

Chi phí mổ cận thị tại viện mắt Trung Ương
Chi phí mổ cận thị tại viện mắt Trung Ương

Giá mổ mắt cận thị tại Bệnh viện Mắt Trung Ương vào khoảng 11-16 triệu/ mắt chưa bao gồm chi phí phòng (nếu ở lại), chi tiết điều kiện mổ mắt, quy trình & cách chăm sóc mắt sau mổ cận thị bên dưới.

Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội chuyên điều trị về bệnh gì?
Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội chuyên điều trị về bệnh gì?

Bệnh viện Việt Đức Hà Nội chuyên về phẫu thuật ngoại khoa và điều trị bệnh nam khoa hàng đầu cả nước với nhiều ca phẫu thuật khó như: phẫu thuật Thần kinh Sọ não, Tim mạch, Gan mật, Tiết Niệu, phẫu thuật điều trị...

Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2
Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2

Bảng giá khám dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2 có mức giá khám như sau: khám hẹn giờ chọn bác sĩ: 200.000đ, khám theo dịch vụ (KTC) 100.000đ, khám chuyên khoa (khu 371) 50.000đ,… kèm theo bảng giá tiêm chủng ngừa vắc xin, lịch làm việc...

Subscribe to newsletter