Có nên sử dụng nước súc miệng thường xuyên để trị hôi miệng?

Dùng nước súc miệng chỉ mang lại tác dụng hỗ trợ trong quá trình chăm sóc răng miệng, cần kết hợp với thói quen chải răng sau khi ăn, sử dụng kem đánh răng có chứa florua & khám răng định kỳ để bảo vệ răng tốt nhất!

Dùng nước súc miệng chỉ mang lại tác dụng hỗ trợ trong quá trình chăm sóc răng miệng, cần kết hợp với thói quen chải răng sau khi ăn, sử dụng kem đánh răng có chứa florua & khám răng định kỳ để bảo vệ răng tốt nhất!

Có nên dùng nước súc miệng thường xuyên?

Điều này tùy thuộc nhu cầu cá nhân. Nước súc miệng có tính năng chính là loại trừ vi khuẩn trong khoang miệng, đem lại cho chủ nhân hơi thở thơm tho kéo dài trong vòng 3 giờ. Ngoài ra nước súc miệng cũng có tác dụng trong việc phòng tránh chứng sâu răng, viêm lợi, chảy máu chân răng.

nuoc-suc-mieng-tri-hoi-mieng

Tuy nhiên dùng nước súc miệng cũng có những nguy cơ nhất định nếu sử dụng không đúng cách. Do vậy cần phải có kiến thức trước khi sử dụng chúng.

Không đúng. Sử dụng nước súc miệng chỉ có tác dụng “hỗ trợ” quá trình chăm sóc răng miệng mà thôi. Để bảo vệ răng miệng tối ưu, bạn vẫn cần tuân theo những nguyên tắc vàng:  Đánh răng đều đặn mỗi ngày, thay bàn chải 3 tháng/lần/, dùng chỉ tơ nha khoa để lấy đi những mảng bám trong răng, chọn loại kem đánh răng có chứa florua.

Một nghiên cứu do các giáo sư thuộc trường đại học Melbourne – Úc thực hiện cho thấy nước súc miệng chứa cồn là một trong số những nguyên nhân gây ung thư khoang miệng. Đặc biệt với những người hút thuốc lá có nguy cơ ung thư khoang miệng, ung thư hầu họng và ung thư thanh quản cao gấp 9 lần. Những người uống rượu bia nhiều sẽ có nguy cơ cao gấp 5 lần.

Chất ethanol trong nước súc miệng là một trong những chất gây ung thư, có thể thẩm thấu qua bề mặt khoang miệng dễ dàng và gây hại. GS McCullough người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho rằng: “Nước súc miệng còn nguy hại hơn cả rượu hay bia, bởi chúng có chứa một lượng cồn rất lớn, chiếm khoảng 26% dung tích sản phẩm”.

Sử dụng nước súc miệng đúng cách?

Để nước súc miệng phát huy tốt nhất tác dụng, phải đọc kỹ cách sử dụng để tận dụng thời gian thuốc lưu trong khoang họng mới có tác dụng sát khuẩn, virut, nấm tại chỗ mà không gây hại cho khoang miệng.

Trừ nước muối, còn các loại thuốc súc miệng – họng khác thường được sử dụng dưới 10 ngày. Việc dùng quá lâu sẽ gây mất cân bằng vi khuẩn, gây nấm, viêm loét họng…

Thường súc họng trên hai lần/ngày, một hai ngụm đầu súc thật sạch họng, sau đó ngậm ngụm khác trong 5-10 phút rồi nhổ thuốc ra. Tuyệt đối không nuốt thuốc. Mỗi lần sử dụng 15-30ml dung dịch và súc cho đến hết.

Tuy nhiên có một số sản phẩm cần sử dụng với thời gian ngắn hơn chỉ ngậm trong miệng khoảng 30 giây ngay sau khi đánh răng. Nếu ngậm quá thì thời gian trên chất cồn trong nước súc miệng sẽ làm cho khoang miệng bị khô. Các thuốc súc miệng – họng thường được sử dụng sau khi đánh răng để thuốc có tác dụng lâu dài hơn ở niêm mạc…

Không nên cho trẻ nhỏ dùng nước súc miệng của người lớn. Đặc biệt nếu bạn đang mang thai hoặc đang trong giai đoạn cho con bú thì không nên dùng nước súc miệng.

Thuốc súc họng không được sử dụng ở những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Không nên sử dụng cùng một lúc nhiều loại thuốc súc họng có chất sát khuẩn nếu không có chỉ định và sự theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc tai mũi họng.

Thuốc súc họng cũng có thể gây nhiều tác dụng phụ nếu không dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, như phát ban, ngứa họng và miệng, phồng rộp môi, mặt đỏ, toát mồ hôi. Nếu gặp bất cứ dấu hiệu bất thường nào, phải dừng ngay việc súc họng và báo cho bác sĩ biết để kịp thời xử trí, có thể thay thuốc hoặc điều trị bằng phương pháp khác. Đối với thuốc súc họng có iodin cần chú ý đến các bệnh về tuyến giáp.

Dùng nước súc miệng trở thành thói quen của nhiều người để sát khuẩn và làm sạch vùng miệng. Tuy nhiên, cần chọn lựa loại nước súc miệng phù hợp theo lứa tuổi được hướng dẫn trong hộp thuốc.

Từ khóa liên quan:

  • hướng dẫn sử dụng nước súc miệng listerine
  • cách sử dụng nước súc miệng
  • sử dụng nước súc miệng đúng cách
  • nước súc miệng listerine gia bao nhieu
  • các loại nước súc miệng trên thị trường
Bài viết liên quan
Top 6 địa chỉ khám tâm lý uy tín tại Hà Nội
Top 6 địa chỉ khám tâm lý uy tín tại Hà Nội

Khám tâm lý uy tín tại Hà Nội bạn có thể đến Phòng khám TuNa 26 Phố Vọng, Trung tâm hỗ trợ tâm lý cộng đồng SPC 37 Tạ Quang Bửu, trường dạy trẻ tự kỷ Ánh Sao Mai,… là những địa chỉ chuyên tư vấn và điều trị các bệnh lý liên...

Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ
Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ

Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ với gói sinh dịch vụ Khu A: sinh thường 5,8 triệu, mổ lấy thai lần đầu: 10 triệu đồng, mổ lấy thai lần 2 trở lên: 10.2 triệu đồng. Gói sinh dịch vụ Khu B hoặc C: sinh thường 5,5tr, mổ lấy thai...

Chi phí mổ cận thị tại viện mắt Trung Ương
Chi phí mổ cận thị tại viện mắt Trung Ương

Giá mổ mắt cận thị tại Bệnh viện Mắt Trung Ương vào khoảng 11-16 triệu/ mắt chưa bao gồm chi phí phòng (nếu ở lại), chi tiết điều kiện mổ mắt, quy trình & cách chăm sóc mắt sau mổ cận thị bên dưới.

Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội chuyên điều trị về bệnh gì?
Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội chuyên điều trị về bệnh gì?

Bệnh viện Việt Đức Hà Nội chuyên về phẫu thuật ngoại khoa và điều trị bệnh nam khoa hàng đầu cả nước với nhiều ca phẫu thuật khó như: phẫu thuật Thần kinh Sọ não, Tim mạch, Gan mật, Tiết Niệu, phẫu thuật điều trị...

Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2
Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2

Bảng giá khám dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2 có mức giá khám như sau: khám hẹn giờ chọn bác sĩ: 200.000đ, khám theo dịch vụ (KTC) 100.000đ, khám chuyên khoa (khu 371) 50.000đ,… kèm theo bảng giá tiêm chủng ngừa vắc xin, lịch làm việc...

Subscribe to newsletter