Ranitidin 300mg trị viêm loét dạ dày có hiệu quả không, sử dụng thế nào, giá bao nhiêu?

Ranitidin là thuốc đối kháng thụ thể H2 histamin. Ranitidin ức chế cạnh tranh với thụ thể H2 của vách tế bào vách, làm giảm lượng acid dịch vị tiết ra cả ngày và đêm, cả trong tình trạng bị kích thích bởi thức ăn, insulin, amino acid, histamin hoặc pentagastrin.

Thuốc Ranitidin 300mg có tác dụng chữa trị viêm loét dạ dày – tá tràng lành tính, do dùng thuốc kháng sinh, do phẫu thuật; trào ngược thực quản – dạ dày,… Liều dùng, cách dùng và giá thuốc Ranitidin tham khảo bên dưới.

Ranitidin 300mg

Ranitidin-300mg

  • Nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa
  • Tên khác: Ranitidine
  • Tên Biệt dược: Aciloc 150; Dudine; Intas Ranloc 150
  • Thuốc biệt dược mới: A.T Ranitidine inj, Moktin Injection, Ranitidin 300 mg, Ranitidin 300 mg, Ranitidin DNPharm 150, Ranitidin DNPharm 300
  • Dạng thuốc: Viên nén bao phim; Dung dịch tiêm; Viên nén; Viên sủi;Viên bao phim
  • Thành phần: Ranitidine hydrochloride

Tác dụng của thuốc Ranitidine

Ranitidin là thuốc đối kháng thụ thể H2 histamin. Ranitidin ức chế cạnh tranh với thụ thể H2 của vách tế bào vách, làm giảm lượng acid dịch vị tiết ra cả ngày và đêm, cả trong tình trạng bị kích thích bởi thức ăn, insulin, amino acid, histamin hoặc pentagastrin.

Ranitidin có tác dụng ức chế tiết acid dịch vị mạnh hơn cimetidin nhưng tác dụng không mong muốn lại ít hơn.

Chỉ định của thuốc Ranitidin

Thuốc Ranitidin 300mg là thuốc tiêu hóa có tác dụng chữa trị:

  • Những triệu chứng viêm loét dạ dày – tá tràng lành tính, do dùng thuốc kháng sinh, do phẫu thuật;
  • Trào ngược thực quản – dạ dày;
  • Hội chứng Zolling – Ellison;

Liều lượng – cách dùng thuốc Ranitidin

Với người lớn: liều thông thường uống một viên 150mg hai lần mỗi ngày, uống vào buổi sáng và buổi chiều hoặc 1 liều duy nhất 300mg (2 viên 150mg hoặc 1 viên 300mg) trước khi đi ngủ. Ðiều trị duy trì với liều 1 viên 150 mg trước khi đi ngủ được khuyến cáo cho bệnh nhân đáp ứng với điều trị ngắn hạn, đặc biệt ở người có tiền sử loét tái phát.

Thông thường, ở các trường hợp viêm loét dạ dày – tá tràng lành tính và loét sau phẫu thuật, vết loét được làm lành sau 4-6 tuần điều trị. Không cần thiết tính thời gian dùng thuốc liên quan tới bữa ăn vì thức ăn không ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc.

Trong điều trị viêm thực quản trào ngược, liều khuyến cáo là 1 viên 150mg hai lần mỗi ngày đến tối đa 8 tuần.

Trong hội chứng Zollinger-Ellinson, liều bắt đầu là 150 mg ba lần mỗi ngày và có thể tăng nếu cần thiết. Theo y văn, bệnh nhân bị hội chứng này đã được cho các liều gia tăng đến tối đa 6g/24 giờ và được dung nạp tốt.

Trẻ em: kinh nghiệm sử dụng viên nén ranitidin còn giới hạn và chưa được khảo sát đầy đủ trên các nghiên cứu lâm sàng. Vì vậy, nên hạn chế và thận trọng khi sử dụng ở trẻ em.

Sử dụng thuốc Ranitidin quá liều phải làm sao?

Hầu như không có vấn đề gì đặc biệt khi dùng quá liều ranitidin. Trường hợp dùng viên sủi bọt cần quan tâm đến nồng độ natri. Do không có thuốc giải độc đặc hiệu nên cần điều trị hỗ trợ và triệu chứng như sau:

  • Giải quyết co giật: dùng diazepam tĩnh mạch.
  • Giải quyết chậm nhịp tim: tiêm atropin.
  • Giải quyết loạn nhịp thất: tiêm lidocain.
  • Theo dõi, khống chế tác dụng không mong muốn.
  • Nếu cần thiết, thẩm tách máu để loại thuốc khỏi huyết tương.

Dược lực của thuốc Ranitidin

Ranitidin (C13H22N4O3S)-hoạt chất đối kháng thụ thể histamin H2 có tính chọn lọc cao và ức chế tiết acid dịch vị mạnh. Dudine ức chế sự tiết acid của tế bào viền do tác động kích thích của histamin, pentagastrin và các chất gây tiết khác.

Trên cơ sở khối lượng, ranitidin mạnh hơn cimetidin trong khoảng từ 4-9 lần. Tác động ức chế này phụ thuộc vào liều lượng, đáp ứng tối đa đạt được với liều uống 150mg. Sự tiết pepsin cũng bị ức chế tuy nhiên sự tiết niêm dịch dạ dày không bị ảnh hưởng.

Dược động học của thuốc Ranitidin

Ranitidin hấp thu nhanh chóng sau khi uống. Nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được trong vòng 2-3 giờ. Thời gian bán hủy khoảng 2-3 giờ và thời gian hoạt động từ 8-12 giờ. Nồng độ trong huyết tương không bị ảnh hưởng đáng kể khi có thức ăn ở dạ dày. Ranitidin được chuyển hóa ở gan tạo ra 3 chất chuyển hóa chính là N-oxyde và phần nhỏ hơn là S-oxyde và demethyl-ranitidin.

Thuốc đào thải chủ yếu qua nước tiểu (tỷ lệ đào thải trong nước tiểu của ranitidin dạng tự do và chuyển hóa trong 24 giờ sau khi uống một liều 100mg là vào khoảng 33%). Trên bệnh nhân suy thận, thời gian bán hủy tăng lên từ 8-10 giờ, tạo ra sự tích luỹ thuốc.

Có mối tương quan tuyến tính giữa liều lượng và tác dụng ức chế tiết acid dạ dày. Trên bệnh nhân loét dạ dày tá tràng, uống 150 mg ranitidin mỗi 12 giờ có tác dụng giảm đáng kể hoạt tính ion H+ trung bình trong 24 giờ đến 69% và lượng acid dạ dày vào ban đêm đến 90%.

Nồng độ hữu hiệu trong máu của ranitidin duy trì qua 2 giờ với liều đơn duy nhất 300mg hay 150mg hai lần mỗi ngày. Mặt khác tính theo độ acid trong 24 giờ và lượng acid tiết ra ban đêm, 150mg ranitidin dùng hai lần mỗi ngày ưu việt hơn 200mg cimetidin ba lần mỗi ngày và 400mg vào buổi tối (với p < 0,001 và 0,05 tương ứng).

Chống chỉ định của thuốc Ranitidin

Quá mẫn với ranitidin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Ranitidin

Giống như các thuốc kháng histamin H2 khác, cần loại trừ khả năng loét ác tính trước khi bắt đầu điều trị với Dudine.

Ranitidin được đào thải qua thận, khi suy thận nồng độ ranitidin trong huyết tương gia tăng và kéo dài. Do đó, cần giảm một nửa liều trên các bệnh nhân suy thận.

Mặc dù ranitidin không làm giảm khả năng sinh sản cũng như nguy hại đến thai nhi trên các mô hình thực nghiệm ở chuột cống và thỏ. Tuy nhiên, nên cân nhắc và thận trọng khi sử dụng Dudine trong các trường hợp cần giảm tiết acid dịch vị ở phụ nữ có thai. Ranitidin tiết qua sữa nhưng ý nghĩa lâm sàng vẫn chưa được khảo sát đầy đủ.

Tương tác thuốc

Thuốc kháng acid làm giảm độ hấp thu của thuốc. Ranitidine làm thay đổi sinh khả dụng của nifedipine, metoprolol, glipizid, cefuroxim, ketoconazol, dihydropyridin.

Tác dụng phụ của thuốc Ranitidin

Nhức đầu, chóng mặt xuất hiện ở một số ít bệnh nhân được điều trị bằng Dudine.

Ðã có báo cáo về một vài trường hợp gia tăng men gan nhưng đã trở về tình trạng bình thường trong cả hai trường hợp tiếp tục trị liệu hay ngưng thuốc. Các trường hợp viêm gan hiếm khi xảy ra cũng đã được báo cáo nhưng chỉ thoáng qua và không xác định được mối liên hệ nhân quả với việc sử dụng thuốc.

Hiện tượng giảm bạch cầu và tiểu cầu, hiếm khi xảy ra và hồi phục hoàn toàn khi ngừng thuốc. Các xét nghiệm huyết học và trên thận không cho thấy bất thường nào liên quan đến thuốc.

Hiện tượng dị ứng như mày đay, phù mạch thần kinh… có thể gặp khi sử dụng ranitidin ở một số cơ địa đặc biệt. Tuy nhiên hiện tượng này hiếm khi xuất hiện khi dùng raniridin dạng bào chế dùng đường uống.

Trên người tình nguyện sử dụng ranitidin, không có báo cáo về ảnh hưởng đáng kể trên đường tiêu hóa hay hệ thần kinh trung ương. Mặt khác, nhịp tim, huyết áp, điện tâm đồ, điện não đồ không bị ảnh hưởng nhiều khi dùng ranitidin đường uống.

Trên người tình nguyện khỏe mạnh và bệnh nhân, ranitidin không ảnh hưởng đến nồng độ trong huyết tương của các nội tiết tố: cortisol, testosteron, oestrogen, GH, FSH, LH, TSH, aldosteron hay gastrin cũng như hoạt động của trục hạ đồi tuyến yên-tinh hoàn, buồng trứng hay thượng thận với liều điều trị 150 mg ranitidin hai lần mỗi ngày đến 6 tuần.

Bảo quản

Nơi khô mát, tránh ánh sáng. Tránh xa tầm tay trẻ em.

Lưu ý: Dùng thuốc Ranitidin theo chỉ định của Bác sĩ.

Thuốc Ranitidin giá bao nhiêu?

Ranitidin 300mg có giá khoảng 318.000đ/ hộp 10 vỉ x 10 viên.

Tóm lại, Ranitidin 300mg là thuốc tiêu hóa có tác dụng chữa trị viêm loét dạ dày – tá tràng lành tính, do dùng thuốc kháng sinh, do phẫu thuật; trào ngược thực quản – dạ dày,… Qua bài viết Thuốc Ranitidin trị viêm loét dạ dày có hiệu quả không, sử dụng thế nào, giá bao nhiêu? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

 Từ khóa liên quan:
  • giá thuốc ranitidine 150 mg
  • giá thuốc ranitidine tablets usp 300mg
  • ranitidin 300mg la thuoc gi
  • ranitidine 150mg
  • ranitidine 300
  • ranitidine dạng tiêm
  • ranitidin ống
  • ranitidin 150
Bài viết liên quan
Top 6 địa chỉ khám tâm lý uy tín tại Hà Nội
Top 6 địa chỉ khám tâm lý uy tín tại Hà Nội

Khám tâm lý uy tín tại Hà Nội bạn có thể đến Phòng khám TuNa 26 Phố Vọng, Trung tâm hỗ trợ tâm lý cộng đồng SPC 37 Tạ Quang Bửu, trường dạy trẻ tự kỷ Ánh Sao Mai,… là những địa chỉ chuyên tư vấn và điều trị các bệnh lý liên...

Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ
Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ

Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ với gói sinh dịch vụ Khu A: sinh thường 5,8 triệu, mổ lấy thai lần đầu: 10 triệu đồng, mổ lấy thai lần 2 trở lên: 10.2 triệu đồng. Gói sinh dịch vụ Khu B hoặc C: sinh thường 5,5tr, mổ lấy thai...

Chi phí mổ cận thị tại viện mắt Trung Ương
Chi phí mổ cận thị tại viện mắt Trung Ương

Giá mổ mắt cận thị tại Bệnh viện Mắt Trung Ương vào khoảng 11-16 triệu/ mắt chưa bao gồm chi phí phòng (nếu ở lại), chi tiết điều kiện mổ mắt, quy trình & cách chăm sóc mắt sau mổ cận thị bên dưới.

Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội chuyên điều trị về bệnh gì?
Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội chuyên điều trị về bệnh gì?

Bệnh viện Việt Đức Hà Nội chuyên về phẫu thuật ngoại khoa và điều trị bệnh nam khoa hàng đầu cả nước với nhiều ca phẫu thuật khó như: phẫu thuật Thần kinh Sọ não, Tim mạch, Gan mật, Tiết Niệu, phẫu thuật điều trị...

Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2
Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2

Bảng giá khám dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2 có mức giá khám như sau: khám hẹn giờ chọn bác sĩ: 200.000đ, khám theo dịch vụ (KTC) 100.000đ, khám chuyên khoa (khu 371) 50.000đ,… kèm theo bảng giá tiêm chủng ngừa vắc xin, lịch làm việc...

Subscribe to newsletter