Thuốc Cloramphenicol 250mg trị bệnh gì, sử dụng thế nào, giá bao nhiêu?

Thuốc cloramphenicol 250mg là thuốc kháng sinh có tác dụng chữa trị các chứng nhiễm khuẩn nặng do nhạy cảm với vi khuẩn Rickettsia, Chlamydia, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiểu, đường sinh dục. Liều dùng, cách dùng và giá thuốc cloramphenicol 250mg tham khảo bên dưới.

Thuốc cloramphenicol 250mg là thuốc kháng sinh có tác dụng chữa trị các chứng nhiễm khuẩn nặng do nhạy cảm với vi khuẩn Rickettsia, Chlamydia, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiểu, đường sinh dục. Liều dùng, cách dùng và giá thuốc cloramphenicol 250mg tham khảo bên dưới.

Cloramphenicol 250mg

thuoc-cloramphenicol-250mg

  • Nhóm thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
  • Dạng bào chế:Viên nang
  • Đóng gói:Hộp 10 vỉ x 10 viên, hộp 1chai 100 viên nang
  • Thành phần: Chloramphenicol
  • Hàm lượng: 250mg
  • SĐK: VNB-3471-05
  • Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm TW Vidipha – VIỆT NAM

Dược lý của thuốc

Cloramphenicol là kháng sinh, ban đầu được phân lập từ Streptomyces venezuelae, nay được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp. Cloramphenicol thường có tác dụng kìm khuẩn, nhưng có thể diệt khuẩn ở nồng độ cao hoặc đối với những vi khuẩn nhạy cảm cao.

Cloramphenicol ức chế tổng hợp protein ở những vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn vào tiểu thể 50S của ribosom. Thuốc có cùng vị trí tác dụng với erythromycin, clindamycin, lincomycin, oleandomycin và troleandomycin.

Cloramphenicol cũng ức chế tổng hợp protein ở những tế bào tăng sinh nhanh của động vật có vú; tác dụng gây ức chế tủy xương có hồi phục của cloramphenicol có thể là hậu quả của ức chế tổng hợp protein trong ty thể các tế bào tủy xương.

Cloramphenicol có hoạt tính ức chế miễn dịch nếu cho dùng toàn thân trước khi kháng nguyên kích thích cơ thể; tuy vậy, đáp ứng kháng thể có thể không bị ảnh hưởng đáng kể khi dùng cloramphenicol sau kháng nguyên.

Cơ chế tác dụng của thuốc

Cloramphenicol có tác dụng trên nhiều chủng vi khuẩn, mặc dù trong phần lớn các trường hợp có thể tìm được kháng sinh ít độc tính hơn để thay thế.

Vi khuẩn Gram dương: Các tụ cầu Gram dương như S. epidermidis, một số chủng S. aureus, và các liên cầu như S. pneumoniae, S. pyogenes, Viridans streptococci nhạy cảm với thuốc; Tụ cầu kháng meticilin và Enterococcus faecalis thường kháng thuốc. Các trực khuẩn Gram dương như Bacillus anthracis, Corynebacterium diphtheriae, và một số chủng kỵ khí như Peptococcus và Peptostreptococcus spp. thường nhạy cảm.

Vi khuẩn Gram âm: Cầu khuẩn Gram âm như Neisseria meningitidis và N. gonorrhoeae nhạy cảm cao; Các vi khuẩn Gram âm nhạy cảm khác bao gồm Haemophilus influenzae và một số chủng như Bordetella pertussis, Brucella abortus, Campylobacter spp., Legionella pneumophila, Pasteurella, Vibrio spp.

Các chủng vi khuẩn họ Enterobacteriaceae có độ nhạy cảm rất khác nhau, nhiều chủng đã kháng mắc phải với cloramphenicol. Pseudomonas aeruginosa thường kháng thuốc, mặc dù Burkholderia spp. có thể nhạy cảm. Một số chủng Gram âm kỵ khí có thể nhạy cảm hoặc nhạy cảm trung gian, bao gồm Bacteroides fragilis, Veillonella, và Fusobacterium spp.

Các vi khuẩn nhạy cảm khác bao gồm Actinomyces spp., Leptospira spp., Treponema pallidum, Chlamydiaceae, Mycoplasma spp., và Rickettsia spp.

Cloramphenicol không có tác dụng trên nấm, protozoa và virus.

Nhiều vi khuẩn có sự kháng thuốc cao với cloramphenicol ở Việt Nam; thuốc này gần như không có tác dụng đối với Escherichia coli, Shigella flexneri, Enterobacter spp., Staphylococcus aureus, Salmonella typhi, Streptococcus pneumoniae và ít có tác dụng đối với Streptococcus pyogenes.

Tỷ lệ kháng thuốc đối với cloramphenicol, thử nghiệm in vitro ở Việt Nam trong năm 1998: Shigella flexneri (85%), Escherichia coli (83%), Enterobacter spp. (80%), Staphylococcus aureus (64%), Salmonella typhi (81%), Streptococcus pneumoniae (42%), Streptococcus pyogenes (36%), Haemophilus influenzae (28%).

Thử nghiệm in vitro cho thấy sự kháng thuốc đối với cloramphenicol tăng dần từng bước. Sự kháng thuốc này là do sử dụng quá mức và được lan truyền qua plasmid.

Dược động học

Cloramphenicol được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Cloramphenicol palmitat thủy phân trong đường tiêu hóa và được hấp thu dưới dạng cloramphenicol tự do. Ở người lớn khỏe mạnh, sau khi uống liều 1 g cloramphenicol, nồng độ đỉnh cloramphenicol trong huyết tương trung bình đạt khoảng 11 microgam/ml trong vòng 1 – 3 giờ. Ở người lớn khỏe mạnh uống liều 1 g cloramphenicol, cứ 6 giờ một lần, tổng cộng 8 liều, nồng độ đỉnh trong huyết tương trung bình đạt khoảng 18 microgam/ml sau liều thứ 5 và trung bình đạt 8 – 14 microgam/ml trong 48 giờ.

Sau khi tiêm tĩnh mạch cloramphenicol natri sucinat, có sự khác nhau đáng kể giữa các cá thể về nồng độ cloramphenicol trong huyết tương, tùy theo độ thanh thải của thận. Khi tiêm tĩnh mạch liều 1 g cloramphenicol natri sucinat cho người lớn khỏe mạnh, nồng độ cloramphenicol trong huyết tương xê dịch trong khoảng 4,9 – 12 microgam/ml sau 1 giờ, và 0 – 5,9 microgam/ml sau 4 giờ.

Sau khi dùng tại chỗ ở mắt, cloramphenicol được hấp thu vào thủy dịch. Những nghiên cứu ở người bệnh đục thủy tinh thể cho thấy mức độ hấp thu thay đổi theo dạng thuốc và số lần dùng thuốc. Nồng độ thuốc trong thủy dịch cao nhất khi dùng thuốc mỡ tra mắt cloramphenicol nhiều lần trong ngày.

Cloramphenicol phân bố rộng khắp trong phần lớn mô cơ thể và dịch, kể cả nước bọt, dịch cổ trướng, dịch màng phổi, hoạt dịch, thủy dịch và dịch kính. Nồng độ thuốc cao nhất trong gan và thận. Nồng độ trong dịch não – tủy bằng 21 – 50% nồng độ trong huyết tương ở người bệnh không bị viêm màng não và bằng 45 – 89% ở người bệnh bị viêm màng não. Cloramphenicol gắn kết khoảng 60% với protein huyết tương.

Nửa đời huyết tương của cloramphenicol ở người lớn có chức năng gan và thận bình thường là 1,5 – 4,1 giờ. Vì ở trẻ đẻ non và trẻ sơ sinh, khả năng liên hợp glucuronid và thải trừ thận chưa hoàn thiện nên những liều cloramphenicol thường dùng thích hợp với trẻ lớn lại có thể gây nồng độ thuốc trong huyết tương quá cao và kéo dài ở trẻ sơ sinh. Nửa đời huyết tương là 24 giờ hoặc dài hơn ở trẻ nhỏ 1 – 2 ngày tuổi, và khoảng 10 giờ ở trẻ nhỏ 10 – 16 ngày tuổi. Nửa đời huyết tương của cloramphenicol kéo dài ở người bệnh có chức năng gan suy giảm. Ở người bệnh có chức năng thận suy giảm, nửa đời huyết tương của cloramphenicol kéo dài không đáng kể.

Cloramphenicol bị khử hoạt chủ yếu ở gan do glucuronyl transferase. Ở người lớn có chức năng gan và thận bình thường, khoảng 68 – 99% một liều uống cloramphenicol thải trừ qua nước tiểu trong 3 ngày; 5 – 15% liều này thải trừ dưới dạng không đổi trong nước tiểu qua lọc cầu thận và phần còn lại thải trừ qua ống thận, dưới dạng những chất chuyển hóa không hoạt tính. Ở người lớn có chức năng thận và gan bình thường, sau khi tiêm tĩnh mạch cloramphenicol natri sucinat, khoảng 30% liều bài tiết dưới dạng không đổi trong nước tiểu; tuy vậy, tỷ lệ liều bài tiết dưới dạng không đổi trong nước tiểu biến thiên đáng kể, trong phạm vi 6 – 80% ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Một lượng nhỏ cloramphenicol dưới dạng không đổi bài tiết trong mật và phân sau khi uống thuốc.

Thẩm tách phúc mạc không ảnh hưởng đến nồng độ cloramphenicol trong huyết tương và thẩm tách thận nhân tạo chỉ loại trừ một lượng thuốc nhỏ.

Chỉ định của thuốc Cloramphenicol 250mg

Thuốc cloramphenicol 250mg là thuốc kháng sinh có tác dụng:

– Chữa trị các chứng nhiễm khuẩn nặng do nhạy cảm với vi khuẩn Rickettsia, Chlamydia khi những thuốc ít độc hơn không hiệu quả.
– Trị các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, bệnh thương hàn, bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, ho gà, nhiễm trùng đường tiểu, đường sinh dục.

Liều lượng, cách dùng thuốc Cloramphenicol 250mg

Liều dùng và cách dùng Cloramphenicol 250mg nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc, tránh tự ý dùng thuốc để gây ra các hậu quả nghiêm trọng. Đề xuất của thuốc:

– Người lớn: 50 mg/kg.
– Trẻ em: 50 – 100 mg/kg.
– Nhũ nhi – Sơ sinh: 25 – 50 mg/kg. Liều chia thành 4 lần bằng nhau.

Chống chỉ định của thuốc Cloramphenicol 250mg

Quá mẫn với thành phần của thuốc.

Suy gan thận nặng, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Tác dụng phụ của thuốc Cloramphenicol 250mg

Buồn nôn, nôn, đau thượng vị, nổi mẩn da, hội chứng xám trẻ sơ sinh, bội nhiễm, thiếu máu bất sản, giảm tế bào máu, viêm thần kinh thị & viêm thần kinh ngoại biên.

Khi có những dấu hiệu của tác dụng phụ nên đến ngay bệnh viện để chữa trị kịp thời, tránh để lâu gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Chú ý đề phòng khi sử dụng thuốc Cloramphenicol 250mg

Cần xét nghiệm máu đầy đủ

Lưu ý: Dùng thuốc Cloramphenicol 250mg theo chỉ định của Bác sĩ.

Thuốc Cloramphenicol 250mg giá bao nhiêu?

Thuốc cloramphenicol 250mg có giá khoảng 65.000 / hộp 10 vỉ x 10 viên.

Tóm lại, Cloramphenicol 250mg có tác dụng chữa trị các chứng nhiễm khuẩn nặng do nhạy cảm với vi khuẩn Rickettsia, Chlamydia, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiểu, đường sinh dục,… Qua bài viết Thuốc Cloramphenicol 250mg trị bệnh gì, sử dụng thế nào, giá bao nhiêu? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Từ khóa liên quan:

  • cloramphenicol 500mg
  • thuốc cloramphenicol 0 4
  • cloramphenicol tính chất
  • cloramphenicol nhỏ tai
  • chloramphenicol trong thú y
  • dị ứng thuốc cloramphenicol
  • kem cloramphenicol
  • cloramphenicol tiêm
Bài viết liên quan
Top 6 địa chỉ khám tâm lý uy tín tại Hà Nội
Top 6 địa chỉ khám tâm lý uy tín tại Hà Nội

Khám tâm lý uy tín tại Hà Nội bạn có thể đến Phòng khám TuNa 26 Phố Vọng, Trung tâm hỗ trợ tâm lý cộng đồng SPC 37 Tạ Quang Bửu, trường dạy trẻ tự kỷ Ánh Sao Mai,… là những địa chỉ chuyên tư vấn và điều trị các bệnh lý liên...

Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ
Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ

Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ với gói sinh dịch vụ Khu A: sinh thường 5,8 triệu, mổ lấy thai lần đầu: 10 triệu đồng, mổ lấy thai lần 2 trở lên: 10.2 triệu đồng. Gói sinh dịch vụ Khu B hoặc C: sinh thường 5,5tr, mổ lấy thai...

Chi phí mổ cận thị tại viện mắt Trung Ương
Chi phí mổ cận thị tại viện mắt Trung Ương

Giá mổ mắt cận thị tại Bệnh viện Mắt Trung Ương vào khoảng 11-16 triệu/ mắt chưa bao gồm chi phí phòng (nếu ở lại), chi tiết điều kiện mổ mắt, quy trình & cách chăm sóc mắt sau mổ cận thị bên dưới.

Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội chuyên điều trị về bệnh gì?
Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội chuyên điều trị về bệnh gì?

Bệnh viện Việt Đức Hà Nội chuyên về phẫu thuật ngoại khoa và điều trị bệnh nam khoa hàng đầu cả nước với nhiều ca phẫu thuật khó như: phẫu thuật Thần kinh Sọ não, Tim mạch, Gan mật, Tiết Niệu, phẫu thuật điều trị...

Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2
Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2

Bảng giá khám dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2 có mức giá khám như sau: khám hẹn giờ chọn bác sĩ: 200.000đ, khám theo dịch vụ (KTC) 100.000đ, khám chuyên khoa (khu 371) 50.000đ,… kèm theo bảng giá tiêm chủng ngừa vắc xin, lịch làm việc...

Subscribe to newsletter