Thuốc Spiramycin có tác dụng gì, sử dụng thế nào, giá bao nhiêu?

Spiramycine có phổ kháng khuẩn rộng hơn và hiệu lực mạnh hơn erythromycin.

Thuốc Spiramycin có tác dụng điều trị các bệnh do nhiễm vi khuẩn nhạy cảm như: viêm họng, viêm xoang cấp, bội nhiễm viêm phế quản cấp, cơn kịch phát viêm phế quản mãn,… Liều dùng, cách dùng và giá thuốc Spiramycin tham khảo bên dưới.

Spiramycin 3MIU

spiramycin

  • Nhóm thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
  • Tên khác: Acetyl spiramycin
  • Tên Biệt dược: Becovacine; Doropycin; Dopharmycin 1 500 000 UI
  • Thuốc biệt dược mới: Penveril, Naphacogyl-EX, Newspiraz 750.000 I.U, Rosnacin 3,0 MIU, Spiramycin 0.75 M.I.U, Spiramycin 1,5 MIU
  • Dạng thuốc: Viên nén bao phim; Thuốc bột uống; Cốm pha hỗn dịch; Thuốc cốm
  • Thành phần: Spiramycin

Tác dụng của thuốc Spiramycin

Spiramycine có phổ kháng khuẩn rộng hơn và hiệu lực mạnh hơn erythromycin.

Vi khuẩn thường nhạy cảm (MIC ≤ 1mcg/ml): hơn 90% chủng nhạy cảm.

Streptococcus, Staphylococcus nhạy cảm với méticilline, Rhodococcus equi, Branhamella catarrhalis, Bordetella pertussis, Helicobacter pylori, Campylobacter jejuni, Corynebacterium diphteriae, Moraxella, Mycoplasma pneumoniae, Coxiella, Chlamydia trachomatis, Treponema palidum, Borrelia burgdorferi, Leptospira, Propionibacterium acnes, Actinomyces, Eubacterium, Porphyromonas, Mobiluncus, Mycoplasma hominis.

Vi khuẩn nhạy cảm trung bình: kháng sinh có hoạt tính trung bình in vitro, hiệu quả lâm sàng tốt có thể được ghi nhận nếu nồng độ kháng sinh tại ổ nhiễm cao hơn MIC: Neisseria gonorrhoeae, Vibrio, Ureaplasma, Legionella pneumophila.

Vi khuẩn không thường xuyên nhạy cảm: Vì tỉ lệ đề kháng thụ đắc thay đổi nên độ nhạy cảm của vi khuẩn không thể xác định nếu không thực hiện kháng sinh đồ: Streptococcus pneumoniae, Enterococcus, Campylobacter coli, Peptostreptococcus, Clostridium perfringens.

Vi khuẩn đề kháng (MIC > 4mcg/ml): hơn 50% chủng đề kháng.

Staphylococcus kháng meticillin, Enterobacteriaceae, Pseudomonas, Acinetobacter, Nocardia, Fusobacterium, Bacteroides fragilis, Haemophilus influenzae và para-influenzae.

Spiramycine có tác dụng in vitro và in vivo trên Toxoplasma gondii.

Chỉ định của thuốc Spiramycin

  • Các bệnh nhiễm do vi khuẩn nhạy cảm: viêm họng, viêm xoang cấp, bội nhiễm viêm phế quản cấp, cơn kịch phát viêm phế quản mãn.
  • Viêm phổi cộng đồng ở những người: không có yếu tố nguy cơ, không có dấu hiệu lâm sàng nặng, thiếu những yếu tố lâm sàng gợi đến nguyên nhân do pneumocoques, trong trường hợp nghi ngờ viêm phổi không điển hình, macrolides được chỉ định trong bất cứ trường hợp bệnh nặng nhẹ hoặc cơ địa nào.
  • Nhiễm trùng da lành tính: chốc lở, chốc lở hóa của bệnh da, chốc loét, nhiễm trùng da-dưới da (đặc biệt viêm quầng).
  • Nhiễm trùng miệng.
  • Nhiễm trùng sinh dục không do lậu cầu.
  • Phòng ngừa viêm màng não do màng não cầu: Trong trường hợp chống chỉ định với rifampicine, mục đích là diệt N. meningitidis ở mũi hầu. Spiramycine không dùng để điều trị viêm màng não do màng não cầu, mà chỉ được chỉ định trong phòng ngừa cho bệnh nhân đã điều trị lành bệnh, trước khi trở lại sinh hoạt trong tập thể và cho người đã tiếp xúc với bệnh nhân trong 10 ngày trước khi nhập viện.
  • Phòng ngừa tái phát thấp khớp cấp ở bệnh nhân dị ứng với penicillin.
  • Bệnh Toxoplasma ở phụ nữ có thai.

Liều lượng – cách dùng thuốc Spiramycin

Liều dùng và cách dùng thuốc Spiramycin nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, tránh việc tự ý dùng thuốc hoặc lạm dụng thuốc gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Liều tham khảo:

  • Người lớn: 2-3 viên 3MUI hoặc 4-6 viên 1,5MUI (tức 6-9MUI) một ngày, chia làm 2 hoặc 3 lần.
  • Nhũ nhi và trẻ em: 150.000-300.000UI/kg/ngày, chia làm 2-3 lần. Viên 3MUI không sử dụng cho trẻ em.

Phòng ngừa viêm màng não do não cầu khuẩn:

  • Người lớn: 3MUI/12 giờ, trong 5 ngày.
  • Trẻ em: 75.000UI/kg/12 giờ, trong 5 ngày.

Dược lực của thuốc Spiramycin

Spiramycine là kháng sinh họ macrolide.

Dược động học của thuốc Spiramycin

  • Hấp thu: Thuốc hấp thu nhanh (thời gian bán hấp thu: 20 phút), nhưng không hoàn toàn, sự hấp thu không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
  • Phân bố: Sau khi uống 6 triệu đơn vị, nồng độ huyết thanh tối đa đạt 3,3mcg/ml, thời gian bán hủy 8 giờ. Khuếch tán cực tốt vào nước bọt và mô: Phổi: 20-60mcg/g; Amygdale: 20-80mcg/g; Xoang bị nhiễm trùng: 75-110mcg/g; Xương: 5-100mcg/g. 10 ngày sau khi ngưng điều trị, vẫn còn 5-7mcg/g hoạt chất trong lá lách, gan, thận. Spiramycin không qua dịch não tủy, qua sữa mẹ. Ít liên kết với protein huyết tương (khoảng 10%).
  • Macrolides xuyên vào và tập trung trong thực bào (bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu đơn nhân, đại thực bào phế nang).
    Ở người, đạt nồng độ cao trong thực bào. Ðặc tính này giải thích hoạt tính của các macrolides đối với các vi khuẩn nội bào.
  • Chuyển hóa: Chuyển hóa chậm tại gan. Các chất chuyển hóa và vẫn có hoạt tính chưa biết rõ.
  • Thải trừ: 10% liều uống được thải trừ qua nước tiểu, thải trừ rất nhiều qua mật; nồng độ trong mật 15-40 lần cao hơn nồng độ huyết thanh. Một lượng khá lớn được tìm thấy trong phân.

Chống chỉ định của thuốc Spiramycin

Dị ứng với spiramycine.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Spiramycin

Spiramycine không bài tiết dưới dạng có hoạt tính qua thận, do đó không cần điều chỉnh liều trong trường hợp suy thận.

LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ

Lúc có thai: Spiramycin có thể dùng cho phụ nữ có thai mà không gây bất cứ một phản ứng bất lợi nào.

Lúc nuôi con bú: Vì spiramycine qua sữa mẹ, nên khuyên ngưng cho con bú khi đang dùng thuốc.

Tương tác thuốc

Lưu ý khi phối hợp:

Levodopa: ức chế sự hấp thu của carbidopa với giảm nồng độ levodopa trong huyết tương. Theo dõi lâm sàng và điều chỉnh liều levodopa.

Tác dụng phụ của thuốc Spiramycin

Hiếm: buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, biểu hiện dị ứng ngoài da.

Lưu ý: Dùng thuốc Spiramycin theo chỉ định của Bác sĩ.

Thuốc Spiramycin giá bao nhiêu?

  • Thuốc Spiramycin 1.5 M.I.U có giá khoảng 42.000đ/ hộp 2 vỉ x 8 viên.
  • Thuốc Spiramycin 3 M.I.U có giá khoảng 38.000đ/ hộp 2 vỉ x 5 viên.

Tóm lại, Thuốc Spiramycin có tác dụng điều trị các bệnh do nhiễm vi khuẩn nhạy cảm như: viêm họng, viêm xoang cấp, bội nhiễm viêm phế quản cấp, cơn kịch phát viêm phế quản mãn,… Qua bài viết Thuốc Spiramycin có tác dụng gì, sử dụng thế nào, giá bao nhiêu? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Từ khóa liên quan:

  • thuốc spiramycin + metronidazol
  • giá thuốc spiramycin
  • thuốc spiramycin 3mui
  • spiramycin giá bao nhiêu
  • thuoc spiramycin 1.5 miu
  • thuốc metronidazol
  • acetyl spiramycin
Bài viết liên quan
Top 6 địa chỉ khám tâm lý uy tín tại Hà Nội
Top 6 địa chỉ khám tâm lý uy tín tại Hà Nội

Khám tâm lý uy tín tại Hà Nội bạn có thể đến Phòng khám TuNa 26 Phố Vọng, Trung tâm hỗ trợ tâm lý cộng đồng SPC 37 Tạ Quang Bửu, trường dạy trẻ tự kỷ Ánh Sao Mai,… là những địa chỉ chuyên tư vấn và điều trị các bệnh lý liên...

Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ
Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ

Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ với gói sinh dịch vụ Khu A: sinh thường 5,8 triệu, mổ lấy thai lần đầu: 10 triệu đồng, mổ lấy thai lần 2 trở lên: 10.2 triệu đồng. Gói sinh dịch vụ Khu B hoặc C: sinh thường 5,5tr, mổ lấy thai...

Chi phí mổ cận thị tại viện mắt Trung Ương
Chi phí mổ cận thị tại viện mắt Trung Ương

Giá mổ mắt cận thị tại Bệnh viện Mắt Trung Ương vào khoảng 11-16 triệu/ mắt chưa bao gồm chi phí phòng (nếu ở lại), chi tiết điều kiện mổ mắt, quy trình & cách chăm sóc mắt sau mổ cận thị bên dưới.

Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội chuyên điều trị về bệnh gì?
Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội chuyên điều trị về bệnh gì?

Bệnh viện Việt Đức Hà Nội chuyên về phẫu thuật ngoại khoa và điều trị bệnh nam khoa hàng đầu cả nước với nhiều ca phẫu thuật khó như: phẫu thuật Thần kinh Sọ não, Tim mạch, Gan mật, Tiết Niệu, phẫu thuật điều trị...

Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2
Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2

Bảng giá khám dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2 có mức giá khám như sau: khám hẹn giờ chọn bác sĩ: 200.000đ, khám theo dịch vụ (KTC) 100.000đ, khám chuyên khoa (khu 371) 50.000đ,… kèm theo bảng giá tiêm chủng ngừa vắc xin, lịch làm việc...

Subscribe to newsletter