Vitamin B3 (niacin) là gì, có tác dụng gì?

Vitamin B3 (hay còn gọi là niacin hoặc axit niconitic) thường được chỉ định để điều trị thiếu hụt vitamin B3 tự nhiên, hạ cholesterol và triglycerides máu, để giảm nguy cơ đau tim ở người bị tăng cholesterol máu vừa mới trải qua cơn đau tim hoặc để điều trị bệnh mạch vành.

Vitamin B3 (niacin) hay axit niconitic là một loại vitamin nhóm B thường được chỉ định để điều trị thiếu hụt vitamin B3, hạ cholesterol, giảm nguy cơ đau tim,… với các thông tin về tác dụng, liều dùng và cách bảo quản bên dưới.

Vitamin B3 (niacin) là gì?

Vitamin B3 (hay còn gọi là niacin hoặc axit niconitic) thường được chỉ định để điều trị thiếu hụt vitamin B3 tự nhiên, hạ cholesterol và triglycerides máu, để giảm nguy cơ đau tim ở người bị tăng cholesterol máu vừa mới trải qua cơn đau tim hoặc để điều trị bệnh mạch vành.

Vitamin B3 (niacin) có thể được sử dụng cho một số vấn đề khác không được đề cập trong hướng dẫn này. Bạn có thể hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

vitamin-b3-niacin-co-tac-dung-gi

Vai trò quan trọng của Vitamin B3 với cơ thể

Vitamin B3 tham gia vào 150 quy trình khác nhau trong cơ thể con người, đặc biệt là quy trình tạo năng lượng. B3 rất cần thiết cho quá trình sản xuất các hormone, như là các hormone sinh dục nam và nữ, và ngăn chặn những biến dạng của ADN. Từ đó, phòng ngừa nguy cơ ung thư. Loại vitamin này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại những độc tố và hóa chất gây hại.

Trong số các vitamin B, B3 là loại vitamin độc đáo vì tự cơ thể con người có thể sản sinh ra nó hoặc chế độ ăn chay vẫn có thể cung cấp vitamin B3. Khi sản xuất vitamin B3, bạn cần B2, B6, sắt, và tryp-tophan – là một loại axít amin thiết yếu. Khi mang thai, sự chuyển hóa của axít amin thành vitamin B3 sẽ hiệu quả hơn.

Tác hại khi thiếu Vitamin B3 là gì?

Viêm da: Nhất là những phần tiếp xúc với không khí và ánh sáng bị đỏ sẫm, đối xứng khiến da bị thâm, nhiễm phù, bóc vảy, khô và thô ráp.

Rối loạn tiêu hóa: Viêm niêm mạc miệng, viêm niêm mạc đường tiêu hóa cùng với viêm dạ dày và tiêu chảy hoặc chảy máu trực tràng.

Rối loạn tâm thần: Mê sảng, ảo giác, lú lẫn, trầm cảm. Ở mức độ nhẹ hơn sẽ bị lo lắng, trầm uất, rối loạn giấc ngủ và cảm giác.

Bổ sung vitamin B3 như thế nào hiệu quả?

Thực phẩm giàu vitamin B3 tốt cho cơ thể

Hạt điều: có rất nhiều vitamin B3 (niacin), vitamin B1 (thiamine), và vitamin B6. Hạt điều đóng gói (có bán tại các siêu thị) là một món ăn cực ngon, cực ngậy, cực kỳ giàu năng lượng và là thành phần bổ sung tuyệt vời cho món salad hoặc mì ống trong món ăn.

Hạnh nhân: rất giàu vitamin B2 (riboflavin), vitamin B1 (thiamin), vitamin B5, vitamin B3 (niacin), vitamin B9 (axit folic), và vitamin B6. Đồng thời trang hạnh nhân cũng có vitamin E, magiê, sắt và protein. Bạn có thể ăn nhẹ với hạt hạnh nhân sống hoặc đã rang kết hợp với một ly sữa hạnh nhân hoặc thực hiện một bơ hạnh nhân thơm ngon.

vitamin-b3-niacin-co-tac-dung-gi

Bơ: là chất béo có lợi cho tim, vitamin E, magiê, và vitamin nhóm B, cụ thể là vitamin B3, vitamin B5, B6 và vitamin. Quả bơ giúp cơ thể sản xuất glutathione, một chất chống ôxy hóa mạnh mẽ giúp ngăn ngừa lão hóa, mất trí nhớ, bệnh tim, ung thư, và nhiều hơn nữa. Quả bơ có thể giúp giảm cholesterol, huyết áp và thậm chí nó có thể làm giảm căng thẳng. Hơn nữa, nó giúp ngăn ngừa đầy hơi do hàm lượng kali cao.

Yến mạch: giúp tăng cường với vitamin B5, vitamin B1 (thiamine), vitamin B3 (niacin), vitamin B2 (riboflavin), và vitamin B6. Yến mạch cũng rất giàu chất xơ và có thể giúp duy trì mức cholesterol khỏe mạnh. Thưởng thức một bát bột yến mạch cho bữa ăn sáng và bạn sẽ có một tâm trạng và mức độ năng lượng cao tuyệt vời suốt cả ngày.

Bổ sung Vitamin B3 (niacin) dưới dạng viên uống

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

vitamin-b3-niacin-co-tac-dung-gi

Đối với thuốc dạng viên nén, viên nang, bạn uống kèm hoặc không kèm thức ăn. Bạn không nhai, bẻ, nghiền viên thuốc mà hãy nuốt nguyên viên kèm một cốc nước.

Đối với dung dịch uống vitamin B3, bạn đo liều bằng muỗng đo đặc biệt hoặc cốc đo liều. Nếu bạn không có dụng cụ đo liều, bạn có thể hỏi dược sĩ để sử dụng thuốc thật chính xác.

Liều dùng vitamin B3 (niacin) cho người lớn

Liều dùng khuyến cáo cho người lớn cần bổ sung dinh dưỡng:

  • Nam giới từ 19 tuổi trở lên uống 16mg mỗi ngày.
  • Nữ giới từ 19 tuổi trở lên nên dùng uống 14mg mỗi ngày.
  • Phụ nữ mang thai nên dùng 18mg mỗi ngày.
  • Phụ nữ đang cho con bú nên dùng 17mg mỗi ngày.

Đối với những loại thực phẩm bổ sung niacin: Bạn uống 50mg mỗi 12 giờ hoặc 100mg mỗi ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn bị tăng lipid máu:

Đối với dạng phóng thích nhanh, bạn dùng thuốc như sau:

  • Bạn dùng 250 mg uống một lần mỗi ngày.
  • Bạn cần thường xuyên điều chỉnh liều mỗi 4-7 ngày tùy vào hiệu quả và khả năng dung nạp của cơ thể trong lần sử dụng thuốc đầu tiên, sau khi uống 1,5 đến 2 g mỗi 6-8 giờ. Sau đó, bạn hiệu chỉnh liều mỗi 2-4 tuần;
  • Liều tối đa là 6 g mỗi ngày.

Đối với dạng phóng thích kéo dài, bạn dùng thuốc như sau:

  • Bạn uống liều khởi đầu 500 mg mỗi ngày trước khi ngủ;
  • Bạn có thể hiệu chỉnh liều mỗi 4 tuần tùy vào hiệu quả và khả năng dung nạp của cơ thể đến liều 1 đến 2 g một lần mỗi ngày;
  • Liều tối đa là 1-2 g mỗi ngày.

Liều dùng vitamin B3 (niacin) cho trẻ em

Liều dùng thông thường sẽ tùy theo độ tuổi của trẻ như sau:

  • Đối với trẻ 0-6 tháng, bạn cho trẻ uống 2 mg mỗi ngày;
  • Đối với trẻ 6-12 tháng, bạn cho trẻ uống 3 mg mỗi ngày;
  • Đối với trẻ 1-4 tuổi, bạn cho trẻ uống 6 mg mỗi ngày;
  • Đối với trẻ 4-9 tuổi, bạn cho trẻ uống 8 mg mỗi ngày;
  • Đối với trẻ 9-14 tuổi, bạn cho trẻ uống 12 mg mỗi ngày;
  • Đối với trẻ 14-18 tuổi, bạn cho trẻ uống 16 mg mỗi ngày (đối với con trai) và 14 mg mỗi ngày (đối với con gái).

Vitamin B3 (niacin) có những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc vitamin B3 có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nang uống 500 mg;
  • Viên nén uống phóng thích nhanh 500 mg;
  • Viên phóng thích kéo dài 500 mg, 750 mg, 1000 mg;
  • Dung dịch uống 100 ml;
  • Kem thoa da, lotion, bột và khí dung 0.01%;
  • Mặt nạ 0.1%.

Những tác dụng phụ có thể gặp phải khi uống Vitamin B3

Như các loại thuốc khác, thuốc vitamin B3 (niacin) có thể gây ra một số tác dụng phụ. Phần lớn những tác dụng phụ này hiếm gặp và không cần phải chữa trị. Tuy nhiên, bạn cần báo cho bác sĩ nếu bạn gặp bất kì tác dụng phụ nào sau đây:

  • Tiêu chảy, ho;
  • Choáng váng, ngất xỉu;
  • Tim đập nhanh;
  • Buồn nôn, nôn ói, đau ở bụng trên;
  • Mệt mỏi nhiều, thiếu năng lượng;
  • Nước tiểu sậm màu, phân có màu sậm;
  • Chảy máu hoặc bầm tím bất thường;
  • Mất vị giác;
  • Triệu chứng giống cúm;
  • Nổi mẫn, ban, ngứa;
  • Khó thở hoặc khó nuốt;
  • Phù mặt, họng, môi, lưỡi, mắt, tay, chân, mắt cá hoặc chân dưới;
  • Khàn giọng;
  • Đau cơ, mệt hoặc yếu cơ không rõ nguyên nhân;

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Từ khóa liên quan:

  • vitamin b3 có tác dụng gì cho da
  • vitamin b3 bán ở đâu
  • vitamin b3 có trong thực phẩm nào
  • giá thuốc vitamin b3
  • vitamin b3 làm trắng da
Bài viết liên quan
Top 6 địa chỉ khám tâm lý uy tín tại Hà Nội
Top 6 địa chỉ khám tâm lý uy tín tại Hà Nội

Khám tâm lý uy tín tại Hà Nội bạn có thể đến Phòng khám TuNa 26 Phố Vọng, Trung tâm hỗ trợ tâm lý cộng đồng SPC 37 Tạ Quang Bửu, trường dạy trẻ tự kỷ Ánh Sao Mai,… là những địa chỉ chuyên tư vấn và điều trị các bệnh lý liên...

Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ
Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ

Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ với gói sinh dịch vụ Khu A: sinh thường không bảo hiểm y tế 15.198.000đ, Mổ lấy thai lần đầu không bảo hiểm y tế: 21.346.000đ, mổ lấy thai lần 2 trở lên (không bảo hiểm y tế): 22.546.000đ.....

Chi phí mổ cận thị tại viện mắt Trung Ương
Chi phí mổ cận thị tại viện mắt Trung Ương

Giá mổ mắt cận thị tại Bệnh viện Mắt Trung Ương vào khoảng 11-16 triệu/ mắt chưa bao gồm chi phí phòng (nếu ở lại), chi tiết điều kiện mổ mắt, quy trình & cách chăm sóc mắt sau mổ cận thị bên dưới.

Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội chuyên điều trị về bệnh gì?
Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội chuyên điều trị về bệnh gì?

Bệnh viện Việt Đức Hà Nội chuyên về phẫu thuật ngoại khoa và điều trị bệnh nam khoa hàng đầu cả nước với nhiều ca phẫu thuật khó như: phẫu thuật Thần kinh Sọ não, Tim mạch, Gan mật, Tiết Niệu, phẫu thuật điều trị...

Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2
Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2

Bảng giá khám dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2 có mức giá khám như sau: khám hẹn giờ chọn bác sĩ: 200.000đ, khám theo dịch vụ (KTC) 100.000đ, khám chuyên khoa (khu 371) 50.000đ,… kèm theo bảng giá tiêm chủng ngừa vắc xin, lịch làm việc...

Subscribe to newsletter