10 bài thuốc từ cây rau sam

Rau sam có nhiều công dụng tuyệt vời như: trị táo bón, đái rắt, bỏng, ho gà, bệnh trĩ, hỗ trợ điều trị tiểu đường, tẩy giun, chống viêm sưng, phục hồi vết thương nhanh lành,… Dưới đây là 10 tác dụng trị bệnh cực hay từ rau sam bạn có biết?

Rau sam có nhiều công dụng tuyệt vời như: trị táo bón, đái rắt, bỏng, ho gà, bệnh trĩ, hỗ trợ điều trị tiểu đường, tẩy giun, chống viêm sưng, phục hồi vết thương nhanh lành,… Dưới đây là 10 tác dụng trị bệnh cực hay từ rau sam bạn có biết?

Rau sam là loại rau gì?

Rau sam là loại rau dại mọc tự nhiên và thường được dùng để chế biến món ăn. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nó còn là một vị thuốc quý trị được nhiều bệnh. Rau sam có danh pháp khoa học là Portulaca oleracea. Đây là loài cây sống một năm, thân mọng nước trong họ Rau sam (Portulacaceae), có thể cao tới 40 cm. Nó có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Đông.

10-bai-thuoc-tu-cay-rau-sam

Tuy được gọi là rau nhưng thường thì người ta chỉ coi nó như là cỏ dại, chỉ dùng nó như là một loại rau ăn lá rất hạn chế. Nó có vị hơi chua và mặn. Nó có thể dùng tươi trong xà lách hay luộc, nấu tương tự như rau bi na. Do các chất nhầy mà nó chứa nên nó cũng được coi là thích hợp cho một số món súp hay thịt hầm. Thổ dân Australia dùng hạt của nó làm một loại bánh mì.

Rau sam chứa thành phần gì?

Rau sam chứa nhiều các axít béo omega-3 hơn các loại rau ăn lá khác. Nó là một trong số rất ít các loài cây có chứa EPA omega-3 chuỗi dài. Nó cũng chứa nhiều loại vitamin (chủ yếu là vitamin C và một số vitamin B cùng các carotenoit), cũng như các chất khoáng dinh dưỡng như magiê, canxi, kali và sắt.

Trong rau sam còn có hai loại betalain ancaloit, là các betacyanin màu đỏ (trong thân cây màu hồng/đỏ) và các betaxanthin màu vàng (trong các hoa và những phần màu vàng của lá). Cả hai loại ancaloit này đều là các chất chống ôxi hóa tiềm năng và người ta cũng phát hiện ra các tính chất chống đột biến gen trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

10 tác dụng trị bệnh cực hay từ rau sam bạn có biết?

1. Phòng cảm nắng, say nắng

Cách dùng: Rau sam sau khi hái về rửa sạch, dùng rau sam để ăn sam thay rau sống hoặc luộc, nấu canh hàng ngày.

2. Trị bệnh kiết lỵ

Lấy 300g rau sam tươi, giã nát, vắt lấy nước đun sôi. Có thể chế thêm ít mật ong cho dễ uống. Dùng ngày 2-3 lần sẽ giảm bệnh rõ rệt.

Hoặc nấu rau sam tươi với gạo nếp thành cháo, không cho muối và ăn lúc đói cũng là bài thuốc hiệu quả nếu bạn không uống được nước rau sam.

3. Làm lành vết thương

Lá tươi của cây rau sam đắp vào vết thương giúp đẩy nhanh tiến trình kéo da non trên vết thương (theo nghiên cứu được thực hiện tại khoa Dược, Đại học Jordan).

Cách dùng: Rửa sạch lá rau sam sau đó giã nhỏ đắp vào vết thương trong 7 ngày (lưu ý, mỗi ngày thay lá một lần).

4. Diệt khuẩn

Chất P. Oleracea có tác dụng diệt được các loại vi khuẩn như Shigella (gây bệnh lỵ), Salmonella typhi (gây bệnh thương hàn), Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng thường gây mụn nhọt) và tiêu diệt một số nấm gây bệnh.

Cách dùng: Rửa sạch rau sam (cho vào ít muối) giã lấy nước uống hàng ngày. Xào rau sam với thịt hoặc nấu canh rau sam.

5. Diệt giun móc

Cách dùng: Các loại thuốc nước hoặc thuốc viên (bào chế từ chiết xuất P. Oleracea) có tác dụng trừ giun móc. Ngoài ra có thể dùng rau sam bằng cách đun lấy nước, xay hoặc giã nhỏ lấy nước cốt uống (lưu ý: Cho một chút muối vào nước cốt rau sam).

6. Chống lão hóa

Các chất dinh dưỡng, acid béo không no và chất chống oxy hóa có tác dụng chống lão hóa trên cơ thể con người.

Cách dùng: Sử dụng rau sam để luộc chấm nước mắm, xào thịt hoặc nấu canh. Nên ăn nhiều vào rau sam vào mùa nóng (tháng 5,6,7).

7. Kích thích sự co thắt cơ tử cung

Chiết xuất P.oleracea có khả năng kích thích tử cung co thắt đối với trường hợp sinh muộn hoặc sau sinh đẩy sản dịch ra ngoài. Tuy nhiên người có tiền sử sinh non thì tuyệt đối không được sử dụng bài thuốc này

8. Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Rau sam được sử dụng chữa bí tiểu và đau do co thắt đường tiết niệu.

Cách dùng: Đun sôi rau sam (khoảng 25g trong 4 lít nước) trong 30 phút sau đó gạn lấy nước, uống thay nước trà. Sử dụng trong 30 ngày sau đó ngừng một tuần lại uống tiếp.

9. Hỗ trợ trong điều trị bệnh gout

Rau sam có tác dụng chống viêm và thải acid uric ra khỏi cơ thể theo đường tiểu (acid uric đọng lại ở các khớp ngón chân gây ra bệnh gout).

Cách dùng: Đun sôi rau sam (khoảng 20 phút). Dùng uống thay nước lọc. Sử dụng liên tục trong 1 tháng, kết hợp dùng thuốc điều trị goute.

10. Phòng ngừa bệnh tim mạch

Hàm lượng kali và acid omega-3 trong rau sam tương đối cao, giúp điều hòa cholesterol trong máu, làm tăng sức bền của thành mạch, giúp huyết áp ổn định.

Cách dùng: Sử dụng nước rau sam (đã đun sôi) để uống trong vòng 1 tuần. Nấu canh rau sam, xào rau sam với thịt nạc ăn với cơm cũng rất tốt (canh rau sam có vị chua, mát rất bổ dưỡng).

Trường hợp không nên sử dụng rau sam

Những người không thích hợp sử dụng loại rau này là: phụ nữ có thai, người có các bệnh như đi tiểu lỏng, thể tạng hư hàn, người bị bệnh về thận.

Theo Khoa Học & Phát Triển

Từ khóa liên quan:

  • 6 bài thuốc từ cây rau sam
  • cây rau sam có tác dụng gì
  • hình ảnh cây rau sam
  • rau sam luộc
Bài viết liên quan
Top 6 địa chỉ khám tâm lý uy tín tại Hà Nội
Top 6 địa chỉ khám tâm lý uy tín tại Hà Nội

Khám tâm lý uy tín tại Hà Nội bạn có thể đến Phòng khám TuNa 26 Phố Vọng, Trung tâm hỗ trợ tâm lý cộng đồng SPC 37 Tạ Quang Bửu, trường dạy trẻ tự kỷ Ánh Sao Mai,… là những địa chỉ chuyên tư vấn và điều trị các bệnh lý liên...

Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ
Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ

Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ với gói sinh dịch vụ Khu A: sinh thường không bảo hiểm y tế 15.198.000đ, Mổ lấy thai lần đầu không bảo hiểm y tế: 21.346.000đ, mổ lấy thai lần 2 trở lên (không bảo hiểm y tế): 22.546.000đ.....

Chi phí mổ cận thị tại viện mắt Trung Ương
Chi phí mổ cận thị tại viện mắt Trung Ương

Giá mổ mắt cận thị tại Bệnh viện Mắt Trung Ương vào khoảng 11-16 triệu/ mắt chưa bao gồm chi phí phòng (nếu ở lại), chi tiết điều kiện mổ mắt, quy trình & cách chăm sóc mắt sau mổ cận thị bên dưới.

Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội chuyên điều trị về bệnh gì?
Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội chuyên điều trị về bệnh gì?

Bệnh viện Việt Đức Hà Nội chuyên về phẫu thuật ngoại khoa và điều trị bệnh nam khoa hàng đầu cả nước với nhiều ca phẫu thuật khó như: phẫu thuật Thần kinh Sọ não, Tim mạch, Gan mật, Tiết Niệu, phẫu thuật điều trị...

Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2
Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2

Bảng giá khám dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2 có mức giá khám như sau: khám hẹn giờ chọn bác sĩ: 200.000đ, khám theo dịch vụ (KTC) 100.000đ, khám chuyên khoa (khu 371) 50.000đ,… kèm theo bảng giá tiêm chủng ngừa vắc xin, lịch làm việc...

Subscribe to newsletter