Mẹ bầu sau sinh mổ cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, quả, hạt các loại, sữa tươi, canh hầm giò lợn,… để có nhiều sữa. Hạn chế chất kích thích, cá biển, hải sản các loại và các món kiêng cữ bên dưới.
Mẹ bầu tiết sữa non sớm hay muộn là do cơ thể của từng người, không liên quan gì đến sinh non gì cả mẹ nhé! Thông thường bà bầu mang thai tầm khoảng tháng thứ bảy là có thể bắt đầu có sữa non.
Mẹ bầu tiết sữa non sớm hay muộn là do cơ thể của từng người, không liên quan gì đến sinh non gì cả mẹ nhé! Thông thường bà bầu mang thai tầm khoảng tháng thứ bảy là có thể bắt đầu có sữa non.
Sữa non là sữa của cơ thể mẹ được tiết ra trong 48 tiếng đầu sau khi sinh. Ngoài việc truyền cho bé các chất sinh trưởng, sữa non còn cung cấp 1 lượng lớn kháng thể tự nhiên.
Đặc biệt các chất kháng thể IgG, IgA, IgF,… làm tăng hệ miễn dịch của trẻ cũng như bảo vệ đường tiêu hóa và phá hủy các tác nhân gây bệnh. Giúp trẻ tăng cường thể lực, phát triển khỏe mạnh.
Nhiều mẹ sau khi sinh không hiểu rõ được tác dụng của sữa non tiết ra từ cơ thể mình, chỉ vì màu sắc sữa của bản thân không giống với những mẹ bỉm sữa khác. Do vậy, họ thường vắt bỏ đi lượng sữa đầy dinh dưỡng này một cách lãng phí. Màu sữa non chuẩn nhất là màu vàng nhạt. Tuy vậy, một số mẹ sẽ thấy lượng sữa ban đầu mình tiết ra không phải màu vàng, chẳng hạn như màu sữa hơi hồng, hơi nâu, trắng trong…
Các chuyên gia cho biết: “Vào khoảng tuần thứ 16-20 của thai kỳ, trong bầu vú mẹ sẽ diễn ra quá trình hoàn chỉnh của tế bào tạo sữa (lactocytes – nang sữa) và những giọt sữa vàng đầu tiên bắt đầu được tạo ra, cho đến khoảng 72h sau khi sinh. Do đó, mẹ sinh non, sinh thường, sinh mổ đều có sẵn sữa vàng đầu tiên dành cho con mình”.
Thông thường, sau khi sinh bé xong, khoảng 15 đến 20 phút các mẹ sẽ được nhắc nhở là cho bé ti, để bé quen dần với sữa mẹ và kích thích sữa về. Nếu trường hợp, các mẹ lo ngại màu sữa non của mình, không xác định được đâu là sữa non, đâu mới là sữa già, thì khi nào bé mới được ti mẹ và trong thời gian chờ đợi đó bé ti bằng gì? Thì có thể tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể và có cho mình những thông tin rõ ràng hơn.
Sữa non là ranh giới đầu tiên bảo vệ cho con của bạn, và đến với các bé một cách tự nhiên. Nếu bạn tiếp tục cho con bú sau khi sữa non hết đi, bạn nên biết vẫn còn có những lợi ích tuyệt vời khác!
Sữa mẹ cung cấp cho bé nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất cho bé, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường ít gặp vấn đề về thở và tiêu hóa. Ngoài ra, mẹ cho con bú phục hồi nhanh hơn (bao gồm cả việc giảm trọng lượng dư thừa trong thời kì mang thai), và thường ít nghỉ làm hơn do con của họ khỏe mạnh.
Sau tuần đầu tiên, sữa non sẽ biến thành sữa trưởng thành. Sau đó, nồng độ kháng thể tìm thấy trong sữa sẽ giảm, nhưng khối lượng của sữa được nâng lên. Nếu em bé của bạn được bú sữa mẹ, cơ thể của bé có thể vẫn tiếp tục đấu tranh chống lại virus, vi trùng và vi khuẩn, ngay cả trong trường hợp không có sữa non.
Cho con bú cũng giúp bảo vệ bạn khỏi ung thư vú và ung thư buồng trứng, cũng như bệnh loãng xương.Nhưng có lẽ một trong những lợi ích lớn nhất cho cả các bà mẹ và trẻ sơ sinh trong quá trình bú sữa mẹ là mối liên hệ được tạo ra. Vì vậy, hãy chắc chiu những giọt sữa non quý giá dành cho con bạn nhé!
Đa số các thai phụ thường tiết ra sữa non khi mang thai sang tháng thứ 7, chỉ xuất hiện 48 giờ đầu sau sinh. Nếu các mẹ bầu mang thai hơn 7 tháng mà chưa có sữa non thì đừng quá lo lắng vì sữa non được tiết ra khi bé bú sớm ngay sau sinh, tuyến vú sẽ kích thích sữa về nhiều và liên tục.
Lượng sữa non được tiết ra ít hay nhiều còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, mẹ bầu cần tránh vệ sinh hoặc nặn không đúng cách sẽ kích thích tử cung chuyển dạ sớm.
Nếu sữa non tiết ra từ tháng thứ 4, 5, 6 kèm theo các dấu hiệu bất thường như chảy máu âm đạo, đau bụng dữ dội, cơn gò tử cung mạnh và liên tục thì cần đi khám và kiểm tra nội tiết sớm để can thiệp kịp thời.
Bạn nên chọn áo lót bằng chất liệu cotton, tránh mặc những chiếc áo chật chội so với kích thước của bầu ngực. Những chiếc áo bó khít sẽ gây cảm giác nhức ngực, vướng víu và khiến bạn khó thở.
Bạn nên vệ sinh bầu ngực bằng nước ấm và khăn bông mềm. Tuy nhiên, bạn nên tránh dùng xà phòng hoặc các loại mỹ phẩm khác vì chúng có thể khiến da ngực bị kích ứng, khiến bạn đau rát.
Lượng sữa non được tiết ra nhiều hay ít phụ thuộc vào từng cơ thể người mẹ. Một số thai phụ bị chảy sữa nhỏ giọt, không ảnh hưởng lắm đến sinh hoạt và vấn đề thẩm mỹ. Một số thai phụ khác bị chảy sữa nhiều và liên tục tới mức ướt áo. Bạn nên thay áo lót, sử dụng tấm lót ở bên trong áo ngực và vệ sinh bầu ngực tùy vào tình trạng tiết sữa của bản thân.
Nhiều người mẹ có thói quen nặn ngực để sữa chảy ra nhanh hơn; tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo bạn không nên thực hiện điều này. Thứ nhất, việc nặn không đúng cách có thể dẫn tới hiện tượng nhiễm trùng hoặc viêm vú. Thứ hai, hành động kích thích quá mức vào ngực có thể gây nên những cơn co tử cung, dễ chuyển dạ sớm.
Khi thấy lượng sữa của mình không đủ cho bé ăn, bạn có thể chế biến một số món ăn sau. Những món ăn này sẽ giúp bạn có đủ lượng sữa đáp ứng nhu cầu của bé.
Móng giò hầm với đậu phộng: Móng giò heo hai cái, đậu phộng 200g, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Móng giò làm sạch, chặt miếng, rồi đem hầm với đậu phộng cho thật nhừ, bỏ thêm gia vị, ăn trong ngày.
Tôm noãn nấu rượu: Tôm noãn 100g, rượu 250ml, cho vào nấu cùng đến khi tôm noãn chin nhừ. Nên ăn món này lúc còn nóng.
Xương lợn hầm với thông thảo: Xương heo 500g, thông thảo 6g, gừng tươi 10g, gia vị vừa đủ. Xương heo rửa sạch, chặt nhỏ, đem hầm với thông thảo cho thật kỹ rồi thêm gia vị, dùng làm canh ăn hàng ngày.
Canh thịt lợn với hoàng kỳ: Rau hoàng kỳ khô 30g, thịt heo nạc 250g. Hoàng kỳ rửa sạch, thái nhỏ, thịt heo rửa sạch thái chỉ. Hai thứ nấu thành canh ăn trong ngày
Món ăn từ dân gian: phù hợp cho phụ nữ sau sinh phục hồi sức khỏe và cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết để tạo sữa cho con bú như: Móng giò hầm với đậu đen; gà ác hầm thuốc bắc; rau lang nấu với thịt bò; cháo ếch nấu đậu xanh; cơm nếp thịt gà.
Tóm lại, nuôi con bằng sữa mẹ là một cơ hội giúp bạn gần gũi với em bé của bạn, cả về thể chất và tình cảm. Điều đó giúp tạo ra một mối quan hệ vững chắc duy nhất giữa mẹ và con và được bồi đắp trong suốt cả cuộc đời con bạn.
Từ khóa:
Mẹ bầu sau sinh mổ cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, quả, hạt các loại, sữa tươi, canh hầm giò lợn,… để có nhiều sữa. Hạn chế chất kích thích, cá biển, hải sản các loại và các món kiêng cữ bên dưới.
Để có nhiều sữa sau sinh mẹ cần lưu ý: cho con bú đều đặn và đúng cách, đủ cả 2 bên, uống thêm sữa và nước, ăn một số loại thực phẩm như: đu đủ, mướp hương, đậu đỏ, rau ngót, rau mồng tơi,… giúp lợi sữa, thông sữa rất...
Phụ nữ đang cho con bú có thể dùng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin dùng hàng ngày hiệu quả và an toàn ở nhóm đối tượng phụ nữ cho con bú, thuốc hiện có trên thị trường là Embevin. Dạng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể sử dụng...
Dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày mẹ cần lưu ý: đau lưng, tiêu chảy bất thường kèm theo ra máu nâu, hoặc rò rỉ nước ối, cảm giác khác lạ ở bụng bầu như cảm thấy bụng tụt hẳn xuống, mẹ cảm thấy đau lưng, bé cựa quậy ít hơn...
Bí quyết trị rạn da cho bà bầu sau sinh bằng: rượu nghệ, nghệ với mật ong hoặc nghệ với sữa chua hiệu quả sau 2-4 tuần với tác dụng làm trắng da, tái tạo da, giúp da săn chắc & làm lành vết rạn da trong quá trình mang thai để lại.