Phụ nữ cho con bú có dùng thuốc tránh thai được không?

Phụ nữ đang cho con bú có thể dùng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin dùng hàng ngày hiệu quả và an toàn ở nhóm đối tượng phụ nữ cho con bú, thuốc hiện có trên thị trường là Embevin. Dạng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể sử dụng cho phụ nữ cho con bú là dạng thuốc chứa hoạt chất là levonorgestrel (tên thương mại Postinor 1 hoặc Postinor 2).

Phụ nữ đang cho con bú có thể dùng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin dùng hàng ngày hiệu quả và an toàn ở nhóm đối tượng phụ nữ cho con bú, thuốc hiện có trên thị trường là Embevin. Dạng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể sử dụng cho phụ nữ cho con bú là dạng thuốc chứa hoạt chất là levonorgestrel (tên thương mại Postinor 1 hoặc Postinor 2).

Uống thuốc tránh thai khi cho con bú có an toàn không?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Đa số các bà mẹ đều lo lắng rằng các hormone chứa trong thuốc ngừa thai sẽ ảnh hưởng đến bé thông qua sữa mẹ. Thuốc ngừa thai là một trong những biện pháp tránh thai hiệu quả nhất mà bạn có thể sử dụng. Nếu sử dụng đúng cách, loại thuốc này có thể phát huy tác dụng đến 99%.

phu-nu-cho-con-bu-co-dung-thuoc-tranh-thai

  • Thuốc chỉ chứa progestin (POC)
  • Thuốc ngừa thai dạng phối hợp

Cả 2 loại trên đều có tác dụng tránh thai rất hiệu quả. Nếu đang cho con bú thì thuốc POC lại là một sự lựa chọn khôn ngoan hơn. Nguyên nhân là do những loại thuốc kết hợp có chứa cả hormone progesterone và estrogen. Tuy những hormone này không ảnh hưởng đến bé yêu nhưng lại làm giảm việc sản xuất sữa mẹ đến 41,9%.

Nếu có ý định sử dụng thuốc ngừa thai dạng kết hợp, bạn hãy chờ cho đến khi con được 6 tháng, bởi nửa năm đầu tiên là khoảng thời gian mà bé cần rất nhiều sữa mẹ. Một khi thiên thần nhỏ đã tập ăn dặm, lượng sữa mẹ dù bị giảm cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến bé. Do đó, trong 6 tháng sau khi sinh, bạn nên sử dụng thuốc ngừa thai POC.

POC hay còn còn gọi là thuốc ngừa thai mini. Loại thuốc này chỉ chứa một lượng nhỏ progesterone. Dù vậy, hiệu quả ngừa thai của nó cũng gần 100%. Tuy nhiên, khi dùng thuốc, bạn cần cẩn thận và chú ý uống thuốc đúng thời điểm mỗi ngày. Thậm chí nếu bạn trì hoãn việc sử dụng khoảng 3 – 4 giờ cũng có thể gây ra vấn đề đấy.

Thuốc ngừa thai chỉ chứa progestin có tác dụng làm dày chất nhầy cổ tử cung và ngăn không cho tinh trùng gặp trứng. Một số loại thuốc POC cũng có thể ngăn cản quá trình rụng trứng.

Nếu không thích dùng thuốc viên hoặc là người hay quên, bạn có thể sử dụng các loại thuốc ngừa thai khác như:

  • Thuốc tiêm ngừa thai (Depo-Provera)
  • Vòng tránh thai có chứa nội tiết tố (Mirena, Skyla)
  • Cấy thuốc ngừa thai (Implanon, Nexplanon)

Thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ nên sử dụng trong những trường hợp thật sự cần thiết và bạn không nên nghĩ đến lựa chọn này nếu còn có thể sử dụng những cách ngừa thai khác. Tuy nhiên, nếu sử dụng 1 viên thuốc ngừa thai chỉ chứa progestin ít thì cũng không gây hại cho con yêu.

Tác dụng phụ của thuốc viên ngừa thai

Dưới đây là 3 tác dụng phụ khi uống thuốc tránh thai khi cho con bú mà bạn nên biết:

Đây là tác dụng phụ quan trọng nhất mà bạn có thể gặp phải khi sử dụng các loại thuốc tránh thai có chứa nội tiết tố. Những loại thuốc này có thể làm giảm lượng sữa tiết ra.

Những loại thuốc ngừa thai nội tiết có thể làm bé trở nên cáu gắt và khó chịu. Dù chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh về điều này nhưng rất nhiều bà mẹ đã gặp phải.

Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, việc sử dụng POC làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 trong vòng một năm. Vì vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu dùng thuốc tránh thai nhé.

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc viên tránh thai

Nếu bạn muốn dùng thuốc viên tránh thai, hãy ghi nhớ những điểm sau:

  • Nói chuyện với bác sĩ để được hướng dẫn về phương pháp ngừa thai phù hợp nhất với bản thân.
  • Hãy thận trọng với thuốc ngừa thai kết hợp nếu bạn muốn cho con bú trong 6 tháng đầu.
  • Dùng thuốc liều thấp nhưng cũng đừng quên nhờ bác sĩ sản phụ khoa tư vấn.
  • Nếu lượng sữa bạn tiết ra giảm hoặc nếu bé có vấn đề về trọng lượng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Có thể đây là lúc mà bạn nên chọn một biện pháp tránh thai khác.
  • Nếu bạn nghĩ rằng việc thiếu ngủ và kiệt sức có thể khiến thuốc POC không hiệu quả, hãy sử dụng các biện pháp khác.
  • Hãy nhớ rằng các loại thuốc tránh thai nội tiết không ngăn ngừa các bệnh lây lan qua đường tình dục. Do đó, hãy sử dụng bao cao su để đảm bảo an toàn.

Bé được hơn 3 tháng tuổi mẹ dùng thuốc ngừa thai được không?

Bs cho em hỏi. Bé nhà em được 3 tháng 12 ngày tuổi. Hôm qua vợ chồng em có quan hệ và không sử dụng biện pháp tránh thai. Vậy em có thể uống thuốc tránh thai khẩn cấp được không ạ? Em cho con bú mẹ hoàn toàn ạ. Em sau sinh được 27 28 ngày mới hết sản dịch. Và đến khi 31 ngày thì em thấy có kinh lại. Nhưng từ đấy đến giờ em chưa thấy kinh ạ. Bs tư vấn giúp em với ạ. Em cảm ơn.

(Theo Ths.Ds Thân Thị Mỹ Linh – BV Từ Dũ )

Chào chị Thương!

Thuốc ngừa thai khẩn cấp có 2 dạng, dạng thuốc chứa hoạt chất là levonorgestrel (tên thương mại Postinor 1 hoặc Postinor 2) và dạng thuốc chứa hoạt chất là mifepriston 10mg (tên thương mại Mifestad 10mg, Mifentra 10mg,…).

Trong hai dạng này, dạng thuốc chứa hoạt chất là miferiston 10mg bị chống chỉ định sử dụng ở phụ nữ cho con bú. Dạng thuốc có thể sử dụng cho phụ nữ cho con bú là dạng thuốc chứa hoạt chất là levonorgestrel (tên thương mại Postinor 1 hoặc Postinor 2).

Ngoài dạng thuốc ngừa thai khẩn cấp chứa levonorgestrel, chị có thể sử dụng loại thuốc ngừa thai chỉ chứa progestin dùng hằng ngày hiệu quả và an toàn ở nhóm đối tượng phụ nữ cho con bú, thuốc hiện có trên thị trường là Embevin.

Chúc sức khỏe và hạnh phúc.

Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi có nên uống thuốc tránh thai khi cho con bú không. Thực tế, những viên thuốc này không gây hại cho bé, do đó bạn có thể yên tâm sử dụng.

Bài viết liên quan
Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?
Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?

Mẹ bầu sau sinh mổ cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, quả, hạt các loại, sữa tươi, canh hầm giò lợn,… để có nhiều sữa. Hạn chế chất kích thích, cá biển, hải sản các loại và các món kiêng cữ bên dưới.

Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa?
Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa?

Để có nhiều sữa sau sinh mẹ cần lưu ý: cho con bú đều đặn và đúng cách, đủ cả 2 bên, uống thêm sữa và nước, ăn một số loại thực phẩm như: đu đủ, mướp hương, đậu đỏ, rau ngót, rau mồng tơi,… giúp lợi sữa, thông sữa rất...

Những dấu hiệu chuyển dạ CHÍNH XÁC NHẤT báo mẹ sắp sinh em bé
Những dấu hiệu chuyển dạ CHÍNH XÁC NHẤT báo mẹ sắp sinh em bé

Dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày mẹ cần lưu ý: đau lưng, tiêu chảy bất thường kèm theo ra máu nâu, hoặc rò rỉ nước ối, cảm giác khác lạ ở bụng bầu như cảm thấy bụng tụt hẳn xuống, mẹ cảm thấy đau lưng, bé cựa quậy ít hơn...

Bí quyết trị rạn da sau sinh bằng nghệ hiệu quả sau 2-4 tuần
Bí quyết trị rạn da sau sinh bằng nghệ hiệu quả sau 2-4 tuần

Bí quyết trị rạn da cho bà bầu sau sinh bằng: rượu nghệ, nghệ với mật ong hoặc nghệ với sữa chua hiệu quả sau 2-4 tuần với tác dụng làm trắng da, tái tạo da, giúp da săn chắc & làm lành vết rạn da trong quá trình mang thai để lại.

Tác dụng của dầu tràm với phụ nữ sau sinh
Tác dụng của dầu tràm với phụ nữ sau sinh

Phụ nữ sau khi sinh xoa tinh dầu tràm tác dụng kháng khuẩn, săn chắc da, chống chảy xệ & đẹp da hoặc dùng tinh dầu tràm để tắm, xông hơi là những bài thuốc dân gian cung đình Huế được các vua chúa, quý tộc áp dụng từ xa xưa nay vẫn được...

Subscribe to newsletter