Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?

Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là chứng bệnh da liễu kéo dài gây ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi.

Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là chứng bệnh da liễu kéo dài gây ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi.

Nguyên nhân bà bầu bị “ngứa” là gì?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nổi mẩn ngứa trong thai kỳ. Nguyên nhân phổ biến nhất là do sự thay đổi hormone từ quá trình mang thai cùng với sự lớn dần của tử cung do sự phát triển của thai nhi khiến da bị giãn, khô và trở nên khó chịu, ngứa ngáy. Ngoài ra, bà bầu có thể bị ngứa vì có tiền sử da khô, hoặc bị dị ứng các loại thức ăn nạp vào cơ thể, thời tiết thay đổi, căng thẳng tinh thần,…

Các nốt mẩn ngứa xuất hiện trên da do phản ứng miễn dịch của cơ thể. Khi thai phụ tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng, lập tức cơ thể sẽ xảy ra phản ứng miễn dịch qua tế bào trung gian.

ba-bau-noi-man-ngua

Các chuỗi phản ứng này sẽ giải phóng histamine (một amin sinh học có liên quan trong hệ miễn dịch cục bộ) trong da khiến mẹ bầu cảm thấy ngứa ngáy. Thông thường, các mẹ bị ngứa trong trường hợp này sẽ tự động hết sau khi sinh và không làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Ngoài ra, bị ngứa cũng là dấu hiệu của một số triệu chứng gây phiền toái cho mẹ trong thai kỳ như mẹ bầu mắc bệnh trĩ khi mang thai có thể gây ngứa hậu môn; bị rạn da quá mức,… Viêm nang lông trong thai kỳ cũng có thể tạo nên cơn ngứa, với dấu hiệu đi kèm là xuất hiện những sẩn mủ ở nang lông, thường nổi ở vai, nửa lưng trên, cánh tay, ngực, bụng,…

Việc ngứa ở mẹ bầu có thể là bình thường hoặc bất thường. Nếu chỉ là những xáo trộn, thay đổi hormone thai kỳ gây ra những cơn ngứa thì mẹ bầu không cần phải lo lắng. Nhưng ngược lại, cũng có những trường hợp bà bầu bị ngứa bất thường do những nguyên nhân về bệnh lý.

Trong đó, mẹ bầu có thể bị khô da và ngứa do chứng ứ mật trong gan (mật kém lưu thông). Chứng bệnh này có thể đi kèm dấu hiệu khác như mất cảm giác thèm ăn, buồn nôn, mệt mỏi, thậm chí là vàng da.

Nếu mẹ bầu bị chứng mật kém lưu thông thì phải kịp thời đến bệnh viện điều trị bởi vì khi mắc bệnh mẹ bầu có nhiều nguy cơ sinh non, thai bị ngạt trong tử cung và mất máu nhiều sau sinh, tỷ lệ thai nhi tử vong cao. Bệnh cũng gây ra các cơn ngứa khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu.

Nhiều mẹ bầu bị cơn ngứa quá mức nên cảm thấy bứt rứt, khó chịu trong người, gãi nhiều dẫn đến trầy xước da, chảy máu, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của mẹ bầu và ảnh hưởng đến cả thai nhi.

Ngoài ra, mẹ bầu bị ngứa cũng có thể do mắc chứng thủy đậu, herpes… Lúc này sẽ có kèm theo triệu chứng phát ban và sốt. Cũng có khả năng các mẹ bị ngứa kèm với tổn thương ngoài da do mắc chứng chàm bội nhiễm, vảy nến,… hay thậm chí ngứa vùng kín kèm theo dấu hiệu nóng rát âm đạo thì có thể mẹ bị nhiễm nấm âm đạo hoặc mắc phải các chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đối với những trường hợp này, mẹ bầu cần đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

Mẹ bầu bị ngứa phải làm sao?

Mẹ bầu cần theo dõi kỹ những cơn ngứa vì có thể có những nguyên nhân nguy hiểm dẫn đến cảm giác ngứa, Ngay cả khi ngứa bình thường nhưng nếu kéo dài cũng cần điều trị sớm, vì nó dễ tạo nên cảm giác khó chịu, bứt rứt cho thai phụ.

Nếu đã loại trừ trường hợp nguy hiểm thì vấn đề còn lại của các mẹ là khá đơn giản. Mẹ bầu chỉ cần điều trị cho giảm bớt ngứa bằng những loại thuốc kem bôi theo toa của các bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ sản khoa.

Mẹ nên ăn nhiều rau tươi và trái cây để tăng lượng vitamin cho cơ thể, hạn chế ăn thức ăn cay nóng như ớt, tỏi, hẹ; uống nhiều nước nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng giúp cho máu được lưu thông tốt; khi ngứa tránh gãi, cào vì càng gãi lớp da chỗ đó càng bị kích thích, gây ngứa ngáy hơn và đặc biệt không được tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

ba-bau-noi-man-ngua

Để ngăn ngừa cũng như đối phó với cơn ngứa, mẹ nên thay quần áo nhiều lần hơn trong ngày, mỗi lần thay nên tranh thủ tắm rửa sạch, dùng khăn bông lau khô người. Không nên tắm nước nóng vì sẽ càng dễ làm ngứa thêm vì da nhanh khô.

Không nên lạm dụng dầu nóng để tạo cảm giác đỡ ngứa, cũng không nên sử dụng các biện pháp dân gian như hơ, tắm lá… sẽ dễ gây ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi.

Tóm lại, khi bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân tay cũng không nên quá lo lắng, thường xuyên chăm sóc cho da chân bằng cách ngâm chân mỗi tối trước khi đi ngủ với nước muối pha loãng hoặc nước chè xanh, nước lá trầu. Chị em cũng nên tới gặp bác sĩ để thăm khám, từ đó tìm ra cho mình cách điều trị hiệu quả nhất, tránh để nó lây lan gây khó chịu cho bản thân.

Từ khóa liên quan:

  • bà bầu bị ngứa nổi mụn nước ở chân
  • bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân
  • bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở chân
  • bà bầu bị lên mụn nước ngứa ở tay chân
  • bà bầu bị ngứa ở tay chân
Bài viết liên quan
Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?
Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?

Mẹ bầu sau sinh mổ cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, quả, hạt các loại, sữa tươi, canh hầm giò lợn,… để có nhiều sữa. Hạn chế chất kích thích, cá biển, hải sản các loại và các món kiêng cữ bên dưới.

Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa?
Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa?

Để có nhiều sữa sau sinh mẹ cần lưu ý: cho con bú đều đặn và đúng cách, đủ cả 2 bên, uống thêm sữa và nước, ăn một số loại thực phẩm như: đu đủ, mướp hương, đậu đỏ, rau ngót, rau mồng tơi,… giúp lợi sữa, thông sữa rất...

Phụ nữ cho con bú có dùng thuốc tránh thai được không?
Phụ nữ cho con bú có dùng thuốc tránh thai được không?

Phụ nữ đang cho con bú có thể dùng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin dùng hàng ngày hiệu quả và an toàn ở nhóm đối tượng phụ nữ cho con bú, thuốc hiện có trên thị trường là Embevin. Dạng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể sử dụng...

Những dấu hiệu chuyển dạ CHÍNH XÁC NHẤT báo mẹ sắp sinh em bé
Những dấu hiệu chuyển dạ CHÍNH XÁC NHẤT báo mẹ sắp sinh em bé

Dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày mẹ cần lưu ý: đau lưng, tiêu chảy bất thường kèm theo ra máu nâu, hoặc rò rỉ nước ối, cảm giác khác lạ ở bụng bầu như cảm thấy bụng tụt hẳn xuống, mẹ cảm thấy đau lưng, bé cựa quậy ít hơn...

Bí quyết trị rạn da sau sinh bằng nghệ hiệu quả sau 2-4 tuần
Bí quyết trị rạn da sau sinh bằng nghệ hiệu quả sau 2-4 tuần

Bí quyết trị rạn da cho bà bầu sau sinh bằng: rượu nghệ, nghệ với mật ong hoặc nghệ với sữa chua hiệu quả sau 2-4 tuần với tác dụng làm trắng da, tái tạo da, giúp da săn chắc & làm lành vết rạn da trong quá trình mang thai để lại.

Subscribe to newsletter