Bà bầu uống nước dừa mỗi ngày có tốt không?

Bà bầu có thể uống 1-2 trái dừa/ngày để bổ sung nước, khoáng chất giúp mẹ giảm stress, bổ sung năng lượng và cung cấp nước ối cho thai nhi. Tuy nhiên không nên uống nước dừa vào buổi sáng, buổi tối vì có thể gây nặng bụng, mất ngủ.

Bà bầu có thể uống 1-2 trái dừa/ngày để bổ sung nước, khoáng chất giúp mẹ giảm stress, bổ sung năng lượng và cung cấp nước ối cho thai nhi. Tuy nhiên không nên uống nước dừa vào buổi sáng, buổi tối vì có thể gây nặng bụng, mất ngủ.

Bà bầu uống nước dừa có tác dụng gì?

Nước dừa có chứa rất nhiều khoáng chất có lợi cho cả mẹ và bé. Lượng axit lauric dồi dào trong nước dừa có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp chống lại vi khuẩn, bảo vệ cơ thể của thai phụ và thai nhi.

Nước dừa giúp bổ sung chất lỏng và muối bị hao hụt trong cơ thể thai phụ. Nước dừa còn là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên có thể giúp tăng lưu lượng và tần số của nước tiểu. Do đó, uống nước dừa khi mang thai giúp mẹ bầu có thể ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu.

ba-bau-uong-nuoc-dua

Nước dừa cũng giúp giảm tình trạng táo bón, đầy bụng, ợ hơi, là những triệu chứng thường xuyên gặp phải khi mang thai. Nước dừa giúp cải thiện chức năng đường ruột và các vấn đề về tiêu hóa như tăng tiết axít dạ dày, viêm loét dạ dày.

Uống nước dừa khi mang thai còn được xem là một liệu pháp tuyệt vời, giúp chăm sóc da và tóc khỏe mạnh, giúp tái tạo da, tóc và ngăn ngừa các bệnh về da, tóc.

Nếu mang thai ba tháng giữa, bạn sẽ thấy khó chịu với chứng ợ nóng diễn ra liên tục, nhưng nước dừa có thể làm giảm hẳn hiện tượng này.

Uống nhiều nước dừa khi mang thai có tốt không?

ba-bau-uong-nuoc-dua

Cái gì nhiều quá cũng không tốt, nước dừa cũng không ngoại lệ. Mặc dù đây được xem là loại thức uống “vàng” cho bà bầu nhưng nếu quá lạm dụng nước dừa sẽ “làm phản”. Cách uống nước dừa tốt nhất dành cho mẹ bầu như sau:

Mỗi ngày, mẹ bầu được khuyến cáo nên uống từ 2,5 – 3 lít nước, nhưng nhiều mẹ bầu uống nước dừa thay cả nước lọc sẽ không tốt. Nếu uống nhiều nước dừa vào ban đêm sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Tuy không nhiều nhưng trong nước dừa vẫn chứa một lượng đường nhất định. Vì vậy, mặc dù tốt nhưng các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ không nên quá lạm dụng. Mẹ chỉ nên uống 1 – 2 quả dừa mỗi ngày và đặc biệt là không nên ăn cùi dừa vì nó có chứa nhiều axit béo no không tốt cho tình trạng bệnh.

Các mẹ nên uống nước dừa nhiều vào 3 tháng giữa thai kỳ và sau đó giảm dần từ các tháng tiếp theo. Trong 3 tháng đầu mang thai mẹ nên hạn chế uống nước dừa bởi kỳ tam cá nguyệt thứ nhất là lúc các chuyển hóa cơ bản xảy ra mạnh mẽ và phức tạp.

Nước dừa có tính hàn khi uống sẽ dễ gây lạnh bụng, làm cho quá trình chuyển hóa cơ bản bị giảm đi. Thậm chí, cơ thể sẽ bị lạnh dẫn đến rối loạn về mặt chuyển hóa. Điều này gây nên những tác động xấu đối với thai nhi. Bên cạnh đó, nước dừa có thể làm cho tình trạng ốm nghén của mẹ càng thêm nghiêm trọng hơn.

Bà bầu uống nước dừa non hay già?

Thông thường, trái dừa mất khoảng gần 1 năm để trưởng thành. Trái dừa non khoảng 3-4 tháng tuổi có ít nước, nước cũng không ngọt, và gần như có rất ít cùi. Dừa khoảng 6 – 8 tháng tuổi (dừa bánh tẻ) chứa nước nhiều nhất, nước ngọt nhất, cùi dừa ngọt, có độ giòn dai nhất định, còn những trái dừa già (10-12 tháng) thường chứa nhiều cùi hơn, cùi thường cứng và có nhiều dầu nhưng vẫn có nước dừa.

Qua giai đoạn dừa bánh tẻ các chất dinh dưỡng trong nước dừa cũng giảm dần, thay vào đó là tăng chất lượng cùi dừa, nước dừa cũng nhạt hơn, lượng nước cũng ít. Do đó câu trả lời cho nước dừa non hay già tốt hơn? Loại nào ngon nhất? thì nước dừa ngon nhất và tốt nhất chính là lúc dừa bánh tẻ. Khi đó cùi dừa cũng ngon, giòn, nước ngọt, mát. Vậy dừa ngon nhất, tốt nhất không phải dừa ngon hay già mà là dừa bánh tẻ.

Tuy nhiên còn tùy theo sở thích mỗi người ngọt nhạt khác nhau, nhu cầu ăn kiêng hay không, mà cảm nhận loại dừa nào phù hợp hơn. Những người không thích ngọt có thể uống dừa non hơn 1 chút để tận hưởng cùi dừa non ngọt mát, những người thích vị ngọt nên chọn dừa bánh tẻ để có được phần nước dừa ngọt nhất. Tuy nhiên không nên chọn dừa quá non hay già, nước không ngon và chất lượng dinh dưỡng kém.

Bà bầu nên uống nước dừa xiêm hay dừa thường?

Bà bầu uống dừa xiêm – nên hay không nên? Dừa xiêm là một trong những đặc sản của Bến Tre, một tỉnh thành thuộc miền Tây sông nước. Cũng như những loại dừa khác, dừa xiêm mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe bà bầu nếu như bà bầu thường xuyên sử dụng loại quả này từ tháng thứ 3 của thai kỳ trở đi.

Trong dừa xiêm chứa nhiều vitamin và khoáng chất vô cùng có lợi cho sức khỏe, chẳng hạn như vitamin A, vitamin E, canxi, kali, clorua, vv… Không những thế, dừa xiêm còn có tác dụng điều chỉnh huyết áp, giảm lượng đường huyết, giúp cải thiện sức khỏe của xương và răng cho các mẹ bầu.

Có thể mẹ chưa biết, việc thường xuyên uống dừa xiêm còn có thể giúp cho bà bầu tăng cường hệ miễn dịch, đẩy lùi sự tấn công của các vi khuẩn gây bệnh cho dạ dày và ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh, đau họng,…

Ngoài ra, dừa xiêm cũng thường được dùng để thay thế cho các sản phẩm từ sữa, nhất là đối với những người không dung nạp được lactose thì việc uống nước dừa để bổ sung dinh dưỡng là một trong những sự lựa chọn rất tuyệt vời đấy.

Vì thế, bà bầu uống dừa xiêm là một lựa chọn hợp lý.

Bà bầu uống nước dừa đúng cách như thế nào?

Như vậy, lượng nước dừa lý tưởng nhất cho bà bầu là uống từ 1 – 2 quả dừa mỗi ngày. Những mẹ bầu có tiền sử suy nhược hoặc huyết áp thấp nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống nước dừa.

Để đảm bảo vệ sinh, an toàn cho sức khỏe, các mẹ nên chọn mua dừa quả còn trong buồng về lấy nước uống trực tiếp, không uống nước dừa đã lấy ra khỏi quả để qua đêm vì không khí có thể sẽ làm biến chất trong nước dừa.

Bản chất nước dừa có tính hàn, vì vậy không nên dùng với đá. Nên uống từ từ chứ không nên uống hết cả cốc nước một lúc. Khi đi bộ hoặc tập thể dục về, cơ thể đang mệt mỏi và nóng, mẹ bầu cũng không nên uống nước dừa ngay bởi dễ gây cảm lạnh.

Tóm lại, nước dừa tươi chứa nhiều khoáng chất rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi nhưng mẹ bầu cần phải uống điều độ và hạn chế uống vào 3 tháng đầu thai kỳ và một số lưu ý khác mà pnviet.com vừa chia sẻ. Hi vọng, các bạn có những thông tin hữu ích nhất.

Từ khóa liên quan:

  • bà bầu uống nước dừa đúng cách
  • bà bầu uống nước dừa non hay già
  • nen uong dua xiem hay dua thuong
  • uống nước dừa già có tác dụng gì
Bài viết liên quan
Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?
Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?

Mẹ bầu sau sinh mổ cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, quả, hạt các loại, sữa tươi, canh hầm giò lợn,… để có nhiều sữa. Hạn chế chất kích thích, cá biển, hải sản các loại và các món kiêng cữ bên dưới.

Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa?
Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa?

Để có nhiều sữa sau sinh mẹ cần lưu ý: cho con bú đều đặn và đúng cách, đủ cả 2 bên, uống thêm sữa và nước, ăn một số loại thực phẩm như: đu đủ, mướp hương, đậu đỏ, rau ngót, rau mồng tơi,… giúp lợi sữa, thông sữa rất...

Phụ nữ cho con bú có dùng thuốc tránh thai được không?
Phụ nữ cho con bú có dùng thuốc tránh thai được không?

Phụ nữ đang cho con bú có thể dùng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin dùng hàng ngày hiệu quả và an toàn ở nhóm đối tượng phụ nữ cho con bú, thuốc hiện có trên thị trường là Embevin. Dạng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể sử dụng...

Những dấu hiệu chuyển dạ CHÍNH XÁC NHẤT báo mẹ sắp sinh em bé
Những dấu hiệu chuyển dạ CHÍNH XÁC NHẤT báo mẹ sắp sinh em bé

Dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày mẹ cần lưu ý: đau lưng, tiêu chảy bất thường kèm theo ra máu nâu, hoặc rò rỉ nước ối, cảm giác khác lạ ở bụng bầu như cảm thấy bụng tụt hẳn xuống, mẹ cảm thấy đau lưng, bé cựa quậy ít hơn...

Bí quyết trị rạn da sau sinh bằng nghệ hiệu quả sau 2-4 tuần
Bí quyết trị rạn da sau sinh bằng nghệ hiệu quả sau 2-4 tuần

Bí quyết trị rạn da cho bà bầu sau sinh bằng: rượu nghệ, nghệ với mật ong hoặc nghệ với sữa chua hiệu quả sau 2-4 tuần với tác dụng làm trắng da, tái tạo da, giúp da săn chắc & làm lành vết rạn da trong quá trình mang thai để lại.

Subscribe to newsletter