Bảo hiểm y tế tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản không?

Em đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 6/2015 đến tháng 10/2015 thì nghỉ việc và xin vào 1 công ty khác tiếp tục đóng bảo hiểm từ tháng 11/2015 đến tháng 1/2016 thì nghỉ đẻ. Em xin hỏi theo luật bảo hiểm xã hội em có được hưởng chế độ thai sản không? Mức hưởng là bao nhiêu?

Em đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 6/2015 đến tháng 10/2015 thì nghỉ việc và xin vào 1 công ty khác tiếp tục đóng bảo hiểm từ tháng 11/2015 đến tháng 1/2016 thì nghỉ đẻ. Em xin hỏi theo luật bảo hiểm xã hội em có được hưởng chế độ thai sản không? Mức hưởng là bao nhiêu?

Chế độ bảo hiểm y tế tự nguyện đối với thai sản

Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật BHXH, khoản 1 Điều 14 Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22-12-2006 và Điểm 1 Mục II Phần B Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30-1-2007 thì điều kiện hưởng chế độ thai sản (CĐTS) như sau:

  • Người lao động (LĐ) thuộc đối tượng hưởng CĐTS phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ đủ sáu (06) tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
  • Trường hợp sinh con trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Trường hợp sinh con từ ngày 15 trở đi của tháng, thì tháng sinh con được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
  • Như vậy, trong thời gian 12 tháng trước thời điểm bạn nghỉ đẻ (1/2016), bạn đã đóng bảo hiểm ngắt quãng: từ tháng 6/2015 đến tháng 10/2015 là được 4 tháng, từ 11/2015 đến tháng 1/2016 là được 2 tháng. Tổng thời gian bạn đã đóng BHXH là 6 tháng. Vì vậy khi bạn nghỉ sinh bạn hoàn toàn đủ điều kiện hưởng CĐTS.

bao-hiem-y-te-tu-nguyen-co-duoc-huong-che-thai-san-khong

Mức hưởng CĐTS được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật BHXH và được hướng dẫn cụ thể như sau:

  • Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng BHXH không liên tục thì được cộng dồn.
  • Trường hợp LĐ nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc, bao gồm cả tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

LƯU Ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH, người LĐ và người sử dụng LĐ không phải đóng BHXH.

Thời gian nghỉ việc hưởng CĐTS từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật BHXH được hướng dẫn như sau:

a) Trường hợp hợp đồng LĐ hết thời hạn trong thời gian người LĐ nghỉ việc hưởng CĐTS thì thời gian hưởng CĐTS từ khi nghỉ việc đến khi hợp đồng LĐ hết thời hạn được tính là thời gian đóng BHXH, thời gian hưởng CĐTS sau khi hợp đồng LĐ hết thời hạn không được tính là thời gian đã đóng BHXH.

b) Thời gian hưởng CĐTS của người LĐ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi quy định tại khoản 4 Điều 31 của Luật BHXH không được tính là thời gian đã đóng BHXH.

c) Trường hợp LĐ nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng CĐTS từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng BHXH, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì LĐ nữ vẫn được hưởng CĐTS cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật BHXH nhưng người LĐ và người sử dụng LĐ phải đóng BHXH, BHYT.

d) Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng CĐTS mà không nghỉ việc thì người LĐ và người sử dụng LĐ vẫn phải đóng BHXH, BHYT.

  • Mức hưởng CĐTS của người LĐ không được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh tăng mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng.
  • Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH được ghi theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng CĐTS.
  • Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng CĐTS người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người LĐ từ thời điểm được nâng lương.
  • Người LĐ đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động ­ Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng CĐTS thì thời gian nghỉ việc hưởng CĐTS được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. 

Theo Luật gia Đồng Xuân Thuận

tu khoa:

  • bảo hiểm thai sản 2017
  • 8 quy định mới về chế độ nghỉ thai sản
  • chế độ thai sản 2017
  • mức hưởng chế độ thai sản 2017
  • thủ tục hưởng chế độ thai sản
Bài viết liên quan
Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?
Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?

Mẹ bầu sau sinh mổ cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, quả, hạt các loại, sữa tươi, canh hầm giò lợn,… để có nhiều sữa. Hạn chế chất kích thích, cá biển, hải sản các loại và các món kiêng cữ bên dưới.

Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa?
Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa?

Để có nhiều sữa sau sinh mẹ cần lưu ý: cho con bú đều đặn và đúng cách, đủ cả 2 bên, uống thêm sữa và nước, ăn một số loại thực phẩm như: đu đủ, mướp hương, đậu đỏ, rau ngót, rau mồng tơi,… giúp lợi sữa, thông sữa rất...

Phụ nữ cho con bú có dùng thuốc tránh thai được không?
Phụ nữ cho con bú có dùng thuốc tránh thai được không?

Phụ nữ đang cho con bú có thể dùng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin dùng hàng ngày hiệu quả và an toàn ở nhóm đối tượng phụ nữ cho con bú, thuốc hiện có trên thị trường là Embevin. Dạng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể sử dụng...

Những dấu hiệu chuyển dạ CHÍNH XÁC NHẤT báo mẹ sắp sinh em bé
Những dấu hiệu chuyển dạ CHÍNH XÁC NHẤT báo mẹ sắp sinh em bé

Dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày mẹ cần lưu ý: đau lưng, tiêu chảy bất thường kèm theo ra máu nâu, hoặc rò rỉ nước ối, cảm giác khác lạ ở bụng bầu như cảm thấy bụng tụt hẳn xuống, mẹ cảm thấy đau lưng, bé cựa quậy ít hơn...

Bí quyết trị rạn da sau sinh bằng nghệ hiệu quả sau 2-4 tuần
Bí quyết trị rạn da sau sinh bằng nghệ hiệu quả sau 2-4 tuần

Bí quyết trị rạn da cho bà bầu sau sinh bằng: rượu nghệ, nghệ với mật ong hoặc nghệ với sữa chua hiệu quả sau 2-4 tuần với tác dụng làm trắng da, tái tạo da, giúp da săn chắc & làm lành vết rạn da trong quá trình mang thai để lại.

Subscribe to newsletter