Bao lâu thì thay tã cho bé, thay tã như thế nào đúng cách?

Thay tã cho bé khi lượng nước tiểu của bé nặng hoặc ngay sau khi bé đi ngoài. Trẻ càng nhỏ thì thời gian thay tã cho bé càng nhanh, cụ thể thời gian gợi ý thay tã cho bé theo độ tuổi bên dưới.

Thay tã cho bé khi lượng nước tiểu của bé nặng hoặc ngay sau khi bé đi ngoài. Trẻ càng nhỏ thì thời gian thay tã cho bé càng nhanh, cụ thể thời gian gợi ý thay tã cho bé theo độ tuổi bên dưới.

Khi nào cần thay tã cho bé?

Nguyên tắc cơ bản khi thay tã cho trẻ sơ sinh là kiểm tra lượng nước tiểu trong tã. Nếu tã ướt nên thay tã ngay. Luôn kiểm tra trước và sau khi cho bé ăn cũng như sau khi bé ngủ dậy.

  • Tháng đầu tiên: Khi bé yêu chưa đầy một tháng tuổi, mỗi ngày bé sẽ làm ướt từ 6 miếng tã trở lên và đi tiêu 3-4 lần. Không có gì là bất thường khi cha mẹ của trẻ sơ sinh phải thay tã cho bé ít nhất 10 lần trong ngày ở giai đoạn đầu đời.
  • Từ 1 tháng trở lên: Khi được hơn 1 tháng tuổi, bé vẫn sẽ làm ướt từ khoảng 4-6 miếng tã mỗi ngày. Việc đi tiêu phụ thuộc vào độ tuổi cụ thể và loại thực phẩm bé đang ăn nhưng số lần thay tã có xu hướng giảm đi so với tháng đầu tiên. Phân của trẻ sơ sinh thường mềm ít nhất ba tháng đầu vì cục cưng thu nạp hầu hết chất dinh dưỡng từ các chất lỏng.
  • Để ý lịch thay tã cho bé là điều rất quan trọng, vì tã ướt và bẩn là dấu hiệu cho thấy trẻ đang được ăn uống đầy đủ. Mặc dù trẻ em có xu hướng tiêu tiểu theo các lịch trình khác nhau, bé yêu của bạn cần thay tã ít nhất 6 lần mỗi ngày.
  • Nếu con không thải ra đủ lượng nước tiểu hoặc phân, đó là một dấu hiệu cho thấy bé không nhận đủ chất dinh dưỡng, và bạn nên nói chuyện với bác sĩ. Luôn nhớ rằng số lần đi tiêu giảm sút sau tháng đầu tiên vì đây là lúc ruột của trẻ đang dần hoàn thiện.

Thay tã cho bé thế nào đúng cách?

  • Chuẩn bị sẵn mọi thứ bạn cần: đệm lót, vải, khăn ướt hoặc nước nóng, bông gòn, túi đựng tã đã xài, vài cái tã mới.
  • Chọn chỗ thay tã thích hợp: vị trí bé không thể lăn, đồng thời bạn không khó khăn khi giữ bé, bởi vì cơ lưng của bạn lúc này vẫn còn dễ bị tổn thương.

bao-lau-thi-thay-ta-cho-tre

Trong lúc thay tã bẩn cho trẻ, mẹ nên nói chuyện với trẻ để giúp trẻ nằm tỉnh không quậy phá. Để thay tã và vệ sinh mẹ cần làm theo các bước sau:

  • Cho trẻ nằm tỉnh, nắm 2 chân trẻ và nhấc mông trẻ lên;
  • Tháo tã bẩn người trẻ ra;
  • Dùng tã sạch thay thế miếng tã bẩn;
  • Dùng khăn bông hoặc giấy mềm lau nhẹ nhàng vùng kín, sau mông trẻ:
    • Đối với bé gái, lau từ trước ra sau để giữ vùng kín bé không nhiễm khuẩn.
    • Đối với bé trai, lau sạch bộ phận sinh dục bé.
  • Nếu dây rốn của bé vẫn còn, hãy gấp mặt trước của tã xuống để tránh khu vực này.
  • Nhớ lau kĩ, sạch sẽ khi trẻ đi ngoài, kiểm tra trẻ có bị hăm tã không? Kiểm tra lại xem tã có quá chật hoặc quá rộng không. Đặt bé ở nơi an toàn trong khi bạn rửa tay và dọn dẹp.
  • Nếu tã thay ra có chất thải rắn, vứt chất thải đó vào toilet. Tã thay ra nên được cuộn tròn lại bằng các tai dán và bỏ vào thùng rác.
  • KHÔNG vứt tã vào bồn cầu.

Mang tã nhiều chân bé có bị vòng kiềng không?

Đây là thắc mắc, lo lắng của rất nhiều bà mẹ khi đóng bỉm cho con. Các mẹ lo rằng cho trẻ mặc tã giấy, bỉm từ sớm, dùng bỉm nhiều sẽ làm chân bé bị vòng kiềng, sau này mất dáng nhất là những bé gái. Vậy trẻ nhỏ đóng bỉm nhiều có khiến chân bé bị vòng kiêng không hay đây chỉ là lời đồn thổi không có căn cứ khoa học?

Chân vòng kiềng hay còn gọi là chân chữ O là chân khi đứng thẳng, khớp gối nghiêng vào trong làm cho hai đầu gối không sát nhau hoặc cẳng chân cong vào trong và có khe ở giữa. Có rất nhiều bà mẹ nghe mách nước rằng trẻ nhỏ đóng bỉm hay tã giấy từ sớm, đóng bỉm nhiều sẽ dễ bị chân vòng kiềng, chân cong, sau này xấu dáng nhất là với những bé gái. Vì thế, nhiều mẹ hoang mang không biết có nên dùng tã cho con nữa không.

Các mẹ nên nhớ, việc đóng bỉm hay tã giấy không làm cho chân bé bị vòng kiềng nên mẹ có thể dùng tã bỉm cho con mà không phải lo lắng. Trẻ bị chân vòng kiềng là do chế độ dinh dưỡng và phương pháp nuôi của cha mẹ.

  • Khi mua bỉm, tã giấy, mẹ nên chọn loại có khả năng thấm hút tốt, màng đáy dạng vải thoáng khí và hai bên vách chống trào mềm mại để không gây vết hằn trên đùi trẻ.
  • Kích thước của tã bỉm phù hợp với lứa tuổi, cân nặng của bé, giúp bé luôn thoải mái khi ngủ hay vui chơi để mẹ yên tâm làm việc.
    • Bé gái thường bị ướt ở giữa tã hoặc phía sau của tã khi nằm xuống nên mẹ hãy chọn các loại bỉm, tã giấy có độ dày tập trung ở giữa và phía sau tã.
    • Bé trai khi mặc tã thường làm ướt phía trước tã nên mẹ hãy chọn loại bỉm tã có lớp lót phụ thêm ở phía trước để nước tiểu không tràn ra ngoài tã.
  • Bé lớn hơn và chuyện tập ngồi bô: Cuối cùng, bé yêu của bạn sẽ phát triển đủ để không còn nhu cầu mặc tã. Hầu hết trẻ em kiểm soát được bàng quang của mình lúc 18 tháng tuổi nhưng điều đó không có nghĩa bé đã sẵn sàng về mặt tinh thần để bắt đầu tập ngồi bô.
  • Chỉ khoảng 22% trẻ em không cần mặc tã lúc được 2 tuổi rưỡi nhưng 88% tạm biệt tã lúc 3 tuổi rưỡi.
  • Khi bé có thể duy trì tình trạng khô ráo mà không cần một lần thay tã nào trong ít nhất hai tiếng liên tục, đến lúc bạn có thể cân nhắc chuyện dạy con cách sử dụng nhà vệ sinh rồi đấy!

Một số kinh nghiệm mà pnviet.com muốn chia sẻ với các mẹ, hy vọng có thể giúp ích được các mẹ trong việc lựa chọn sản phẩm tã, bỉm phù hợp, đóng tả đúng cách để bé luôn cảm thấy thoáng mát, thoải mái suốt cả ngày. Chúc các mẹ thành công.

tu khoa

  • thay ta cho tre so sinh nhu the nao
  • cách quấn tã cho trẻ sơ sinh vào mùa đông
  • video cách quấn tã chéo cho trẻ sơ sinh
  • bao lâu thì thay tã cho bé
Bài viết liên quan
Các loại sữa bột pha sẵn tốt, phổ biến nhất trên thị trường
Các loại sữa bột pha sẵn tốt, phổ biến nhất trên thị trường

Sữa bột pha sẵn là sản phẩm sữa bột thông thường đã được pha nước và bảo quản với ưu điểm: tiện dụng, dễ mang đi với các dòng Dielac, Grow của Vinamilk, Abbott là những dòng sản phẩm dễ tìm mua nhất hiện nay.

Trẻ sơ sinh uống sữa non loại nào tốt nhất hiện nay?
Trẻ sơ sinh uống sữa non loại nào tốt nhất hiện nay?

Top 3 loại sữa non nguyên chất gồm: sữa non Colost@ của Mỹ, Goodhealth của New ZeaLand hay sữa non Fenioux của Pháp là những loại sữa non được người tiêu dùng đánh giá tốt nhất hiện nay với thành phần dinh dưỡng và giá bán bên dưới.

Top 5 loại sữa Nhật cho trẻ sơ sinh tốt nhất
Top 5 loại sữa Nhật cho trẻ sơ sinh tốt nhất

Những loại sữa Nhật cho trẻ sơ sinh phổ biến nhất hiện nay: Meiji, Morinaga, Beanstalk, Icreo, Wakado, Glico,… với chi tiết về mùi vị, thành phần dinh dưỡng, giá tiền & các chi tiết khác của từng loại sữa bên dưới.

Sữa Meiji Nhật Bản có tốt không, giá bao nhiêu?
Sữa Meiji Nhật Bản có tốt không, giá bao nhiêu?

Sữa Meiji số 0 cho trẻ dưới 1 tuổi, Meiji số 9 cho trẻ 1-3 tuổi, sữa Meiji Nhật Bản giàu dinh dưỡng giúp bé phát triển não bộ toàn diện, tăng chiều cao mà không bị béo phì táo bón, con thông minh, xương chắc khỏe.

Subscribe to newsletter