Các bệnh đường tiêu hóa thường gặp & cách phòng tránh

Trào ngược axit dạ dày, loét dạ dày tá tràng, hội chứng ruột kích thích và bệnh không dung nạp lactose là những bệnh về đường tiêu hóa hay gặp nhất ở người trưởng thành. Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh đường tiêu hóa bên dưới.

Trào ngược axit dạ dày, loét dạ dày tá tràng, hội chứng ruột kích thích và bệnh không dung nạp lactose là những bệnh về đường tiêu hóa hay gặp nhất ở người trưởng thành. Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh đường tiêu hóa bên dưới.

4 bệnh đường tiêu hóa hay gặp nhất ở người lớn

Hội chứng ruột kích thích là một loại bệnh về đường ruột, thường có triệu chứng đau bụng, táo bón, tiêu chảy. Thường thì hội chứng ruột kích thích không có nguyên nhân xác định cụ thể.

Phụ nữ có khả năng mắc bệnh IBS cao gấp hai lần so với nam giới. Và hội chứng IBS thường gặp nhiều ở tuổi vị thành niên và giai đoạn bắt đầu trưởng thành.

Điều trị Hội chứng ruột kích thích bằng cách nào?

Hiện không có cách điều trị cho hội chứng ruột kích thích, mà cách tốt nhất là bạn nên thay đổi cách sống. Để có thể giảm bớt các triệu chứng bằng cách ăn các thực phẩm nhiều chất xơ, tập thể dục thường xuyên, tránh các chất kích thích như rượu, cà phê. Bác cũng có thể nhờ bác sĩ kê thuốc để giảm các triệu chứng khi cần thiết.

2/ Trào ngược axit

benh-duong-tieu-hoa-thuong-gap

Trào ngược axit là gì?

Trào ngực axit là thuật ngữ phổ biến dùng cho bệnh trào ngược dạ dày, hay trào ngược thực quản. Đây là bệnh mà ở đó thức ăn hoặc chất lỏng di chuyển từ dạ dày vào thực quản do cơ vòng thực quản dưới không kín (đây là cơ có vai trò giúp dạ dày đóng kín lại).

Triệu chứng của trào ngược axit bao gồm: ợ nóng, trào ngược và khó nuốt. Nặng hơn, bệnh có thể dẫn đến viêm loét, gây tổn thương ở răng và thực quản.

Hầu hết mọi người đều có thể ợ nóng thường xuyên, những nhóm có nguy cơ mắc bệnh trào ngược axit cao là phụ nữ mang bầu, người thừa cân và người trên 40 tuổi.

Làm thế nào để hạn chế trào ngược axit?

Thay đổi phong cách sống có thể sẽ tạo nên sự khác biệt và tránh được bệnh này. Bạn nên tránh hút thuốc lá và uống các chất có cồn hoặc các thức ăn chua, cay.

Bạn có thể sử dụng các chất làm giảm độ axit để giảm bớt các triệu chứng sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Nếu bệnh của bạn nặng hơn, thì có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để dùng thuốc cho phù hợp.

3/ Loét dạ dày tá tràng

benh-duong-tieu-hoa-thuong-gap

Loét dạ dày tá tràng là gì?

Loét dạ dày tá tràng là vết loét hình thành từ niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần trên của ruột non), khi lớp niêm mạc ấy bị bào mòn bởi một loại dịch tiêu hóa có tính axit. Hầu hết các vết loét dạ dày tá tràng đều do vi khuẩn H.pylori – một loại vi khuẩn làm viêm nhiễm dạ dày – gây ra.

Ngoài vi khuẩn này ra thì các yếu tố khác như di truyền, hút thuốc lá, uống rượu, căng thẳng cũng có thể góp phần gây nên bệnh.

Có khoảng trên 8 triệu người nhiễm vi khuẩn H.pylori, nhưng chỉ 10-15% trong số đó bị loét dạ dày tá tràng. Đàn ông dễ bị viêm loét hơn so với phụ nữ.

Điều trị loét dạ dày tá tràng như thế nào?

Các loại thuốc kháng viêm không steroid như ibprofen hay axetylsali cũng có thể làm suy yếu niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày. Triệu chứng của bệnh bao gồm: đau bụng, chán ăn, buồn nôn, sút cân.

Phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu loét do các loại thuốc kháng viêm gây ra thì có thể bạn sẽ phải dùng thêm các loại thuốc ức chế axit để hỗ trợ quá trình điều trị.

Nếu loét do vi khuẩn H.pylori gây ra thì bạn cần dùng đến kháng sinh. Bạn cũng cần tránh hút thuốc, uống rượu và các chất kích thích trong quá trình điều trị bệnh.

4/ Chứng không dung nạp lactose

Không dung nạp lactose là gì?

benh-duong-tieu-hoa-thuong-gap

Đây là tình trạng không có khả năng tiêu hóa lactose – một loại đường có trong sữa và các sản phẩm của sữa. Những người bị hội chứng này thường có biểu hiện đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy sau khi ăn các sản phẩm từ sữa sau khoảng 30 phút đến 2 tiếng.

không dung nạp lactose có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, nhưng hội chứng này không ảnh hưởng lâu dài.

Ước tính có khoảng 70% dân số thế giới gặp khó khăn trong việc tiêu hóa lactose. Hội chứng này thường xảy ra khi bạn ở giai đoạn còn là trẻ nhỏ, hoặc cuối thời kỳ dậy thì. Tuy nhiên, hội chứng này có thể chỉ xảy ra ở một giai đoạn nhất định, và với nhiều người nó không kéo dài.

Người bị chứng không dung nạp lactose phải làm sao?

Bạn có thể tránh sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa. Bạn cũng có thể lựa chọn các sản phẩm có lượng lactose thấp như sữa đậu nành hoặc sữa gạo.

Bạn cũng có thể uống một số men tiêu hóa để làm giảm bớt các triệu chứng. Bạn nên bổ sung các loại vitamin cần thiết như canxi và vitamin D – là những chất có rất nhiều trong sữa.

Bệnh lý về đường tiêu hóa không chỉ gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe mà những chứng bệnh về đường tiêu hóa còn làm giảm sút chất lượng công việc, sinh hoạt của chính những người bệnh đó. Vì vậy, cách tốt nhất để tránh căn bệnh này vẫn là chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ.

Từ khóa liên quan:

  • liệt kê các cách bảo quản thức ăn an toàn
  • cách bảo quản thực phẩm không cần tủ lạnh
  • benh tieu hoa duong ruot
  • triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở người lớn

Bài viết liên quan
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...

Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?
Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?

Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?

Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...

5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất
5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất

Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...

Subscribe to newsletter