Trẻ bị bệnh tay chân miệng có tắm được không? Chăm sóc trẻ như thế nào?

Trẻ bị tay chân miệng sau khi hết sốt cần được tắm rửa, vệ sinh cơ thể thường xuyên ở nơi kín gió để cơ thể sạch sẽ, đồng thời bổ sung dinh dưỡng để trẻ tăng cường sức đề kháng, thoải mái, thông thoáng sẽ mau khỏi bệnh nhanh hơn.

Trẻ bị tay chân miệng sau khi hết sốt cần được tắm rửa, vệ sinh cơ thể thường xuyên ở nơi kín gió để cơ thể sạch sẽ, đồng thời bổ sung dinh dưỡng để trẻ tăng cường sức đề kháng, thoải mái, thông thoáng sẽ mau khỏi bệnh nhanh hơn.

Bệnh tay chân miệng là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng đường ruột gây ra, bệnh thường gặp ở trẻ em từ 3 tuổi trở xuống. Bệnh tay chân miệng có thể lây từ người này qua người khác, qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt từ trẻ bệnh sang trẻ lành.

benh-tay-chan-mieng

Biểu hiện của trẻ khi bị bệnh tay chân miệng ( Ảnh minh họa )

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng là tổn thương da niêm dưới dạng bọng nước ở các vị trí đặc biệt như miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông và gối.

Trẻ bị tay chân miệng mới đầu chỉ bị ngứa ngáy, sau đó nếu không được vệ sinh sạch sẽ có thể dẫn đến lở loét. Thậm chí có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn tới tử vong.

Điều trị bệnh tay chân miệng bao lâu thì khỏi?

Các mẹ cần biết rằng, bệnh tay chân miệng hiện hay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng ngừa, các thuốc điều trị hiện nay chủ yếu là để hỗ trợ triệu chứng. Ví dụ như bị tay chân miệng sẽ đi kèm với sốt, lúc này mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt sớm để ngăn ngừa tiến triển của bệnh.

Nếu bé đau, khó chịu do các vết loét ở miệng thì dùng các thuốc bôi, vừa để sát khuẩn vừa để giảm đau. Thể nặng thì sẽ dùng các phương pháp điều trị đặc biệt như dùng Globulin miễn dịch… Tuy nhiên, việc dùng thuốc phải theo sự chỉ định của bác sĩ.

Đối với những bé bị tay chân miệng thông thường, bố mẹ kịp thời phát hiện và chăm sóc tốt thì trẻ sẽ khỏi trong vòng 5 – 10 ngày. Bé có thể sẽ được chỉ định điều trị triệu chứng và hỗ trợ bằng ăn uống, bổ sung vitamin…

Trẻ bị tay chân miệng có được tắm không?

Việc chăm sóc cùng những kiêng cữ khi trẻ bị tay chân miệng rất quan trọng trong việc giúp bé mau khỏi bệnh. Trong số đó, không ít bà mẹ thắc mắc rằng “Trẻ bị tay chân miệng có được tắm không?” Mời các bạn cùng pnviet.com cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết bên dưới nhé!

Khi bị tay chân miệng, trẻ sẽ xuất hiện các mụn nước khắp cơ thể. Sau khoảng từ 7 – 10 ngày, các mụn này sẽ bắt đầu khô lại. Nhiều bậc phụ huynh lo lắng sẽ làm vỡ mụn nước khiến bé bị nhiễm trùng nên hạn chế đụng vào và thậm chí là không tắm cho trẻ vì sợ chúng sẽ vỡ.

Tuy nhiên, mẹ cần biết rằng việc không đúng vào các nốt mụn để hạn chế chúng bị vỡ là đúng nhưng kiêng nước cho trẻ là một quan niệm sai lầm bởi nếu không tắm cho trẻ sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển dẫn đến những căn bệnh hoặc biến chứng khác nguy hiểm hơn.

Điều quan trọng nhất khi trẻ bị tay chân miệng là mẹ cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ và giữ vệ sinh sạch sẽ. Do đó, mẹ cần phải tắm cho trẻ để vi khuẩn không có cơ hội phát triển. Mẹ nên nhớ là vệ sinh cho trẻ ở những nơi kín gió và sử dụng nước sạch và xà phòng sát khuẩn nhé!

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà như thế nào?

Khi phát hiện trẻ bị tay chân miệng cần thực hiện cách ly bé với các trẻ khác để tránh lây nhiễm. Đồng thời nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được tư vấn về tình trạng bệnh.

Mẹ chú ý rửa tay sạch với xà phòng trước khi nấu ăn, cho con ăn, sau khi tiếp xúc với trẻ và sau khi đi vệ sinh.

Rửa sạch tay cho bé bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Việc làm này cần được duy trì ngay cả khi bé đã khỏi bệnh để ngăn ngừa sự tái nhiễm bệnh.

Lau nhà, ngâm đồ chơi, quần áo của trẻ bằng dung dịch Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử trùng khác. Tiệt trùng các vật dụng ăn uống hàng ngày của trẻ như thìa, bát,…

Trẻ bị tay chân miệng thường chán ăn, mệt mỏi do bị sốt, vỡ, loét các nốt phồng. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng cần chú ý những điểm sau:

Không nên ép trẻ ăn sẽ làm trẻ lười ăn hơn hay thậm chí là nôn trớ. Nếu bé không ăn được nhiều trong một bữa thì mẹ nên chia bữa ăn thành các bữa nhỏ.

Vẫn đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm cơ bản là tinh bột, đạm, dầu mỡ và rau quả cho bữa ăn của trẻ. Bệnh làm trẻ bị đau miệng nên thức ăn cho bé cần mềm, nhuyễn và lỏng hơn bình thường.

Không nên cho trẻ ăn khi thức ăn còn nóng sẽ làm đau vết loét trong miệng. Nếu bé lười ăn cháo, cơm thì mẹ có thể cho trẻ uống tạm các loại sữa. Khi trẻ giảm bệnh nên dần dần tập cho trẻ quay về thói quen ăn uống như bình thường, không nên cho bé ăn kiêng.

Tăng cường cho trẻ uống các loại nước cam, nước ép bưởi, nước hoa quả để giúp bé phục hồi nhanh chóng và tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể. Sau khi ăn mẹ nên cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý.

Trẻ bị tay chân miệng là mẹ cần tăng cường sức đề kháng và giữ vệ sinh sạch sẽ. Do đó, mẹ cần phải tắm cho trẻ để vi khuẩn không có cơ hội phát triển. Mẹ nên nhớ là vệ sinh cho trẻ ở những nơi kín gió và sử dụng nước sạch và xà phòng sát khuẩn nhé!

Từ khóa liên quan:

  • trẻ bị tay chân miệng bôi thuốc gì
  • bệnh tay chân miệng có kiêng gió không
  • trẻ bị tay chân miệng uống thuốc gì
  • bé bị tay chân miệng quấy khóc
  • bệnh chân tay miệng và cách điều trị
Bài viết liên quan
Các loại sữa bột pha sẵn tốt, phổ biến nhất trên thị trường
Các loại sữa bột pha sẵn tốt, phổ biến nhất trên thị trường

Sữa bột pha sẵn là sản phẩm sữa bột thông thường đã được pha nước và bảo quản với ưu điểm: tiện dụng, dễ mang đi với các dòng Dielac, Grow của Vinamilk, Abbott là những dòng sản phẩm dễ tìm mua nhất hiện nay.

Trẻ sơ sinh uống sữa non loại nào tốt nhất hiện nay?
Trẻ sơ sinh uống sữa non loại nào tốt nhất hiện nay?

Top 3 loại sữa non nguyên chất gồm: sữa non Colost@ của Mỹ, Goodhealth của New ZeaLand hay sữa non Fenioux của Pháp là những loại sữa non được người tiêu dùng đánh giá tốt nhất hiện nay với thành phần dinh dưỡng và giá bán bên dưới.

Top 5 loại sữa Nhật cho trẻ sơ sinh tốt nhất
Top 5 loại sữa Nhật cho trẻ sơ sinh tốt nhất

Những loại sữa Nhật cho trẻ sơ sinh phổ biến nhất hiện nay: Meiji, Morinaga, Beanstalk, Icreo, Wakado, Glico,… với chi tiết về mùi vị, thành phần dinh dưỡng, giá tiền & các chi tiết khác của từng loại sữa bên dưới.

Sữa Meiji Nhật Bản có tốt không, giá bao nhiêu?
Sữa Meiji Nhật Bản có tốt không, giá bao nhiêu?

Sữa Meiji số 0 cho trẻ dưới 1 tuổi, Meiji số 9 cho trẻ 1-3 tuổi, sữa Meiji Nhật Bản giàu dinh dưỡng giúp bé phát triển não bộ toàn diện, tăng chiều cao mà không bị béo phì táo bón, con thông minh, xương chắc khỏe.

Subscribe to newsletter