Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...
Sơn móng, chăm sóc móng không đúng cách dễ dẫn đến bệnh nấm móng, hư móng, gây tổn thương và làm lớp móng bị ăn mòn, trở nên mất thẩm mỹ. Vậy cách sơn móng và chọn loại nước sơn nào cho phù hợp để đảm bảo thẩm mỹ cũng như sức khỏe của bộ móng yêu của bạn?
Sơn móng, chăm sóc móng không đúng cách dễ dẫn đến bệnh nấm móng, hư móng, gây tổn thương và làm lớp móng bị ăn mòn, trở nên mất thẩm mỹ. Vậy cách sơn móng và chọn loại nước sơn nào cho phù hợp để đảm bảo thẩm mỹ cũng như sức khỏe của bộ móng yêu của bạn?
Hiện nay có rất nhiều người gặp phải tình trạng nấm móng, do việc cắt tỉa cũng như sử dụng sơn móng tay chưa đúng cách. Điều này khiến cho các loại nấm có cơ hội sinh sôi và phát triển không ngừng, gây tổn thương và làm lớp móng bị ăn mòn, trở nên mất thẩm mỹ, để lại biến chứng lâu dài cho chính người bệnh.
Do đó khi sơn móng, chúng ta cũng cần lưu ý một số vấn đề để đảm bảo thẩm mỹ cũng như sức khỏe của bộ móng.
Trong quá trình vệ sinh trước khi sơn móng, việc cắt khóe móng, giũa móng thường là nguyên nhân chính khiến cho móng bị tủa ra, viêm nhiễm nấm gây nấm móng. Do đó để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho bộ móng, chúng ta nên ngâm chân, tay vào nước nóng cho các phần da thừa mềm ra, sau đó nhẹ nhàng đẩy phần da thừa xuống phía dưới.
Lưu ý khi ngâm chân, ngâm tay xong cần có khăn để lau khô, không để phần móng tiếp xúc với môi trường ẩm ướt quá lâu, dễ gây nhiễm nấm.
Khi sử dụng các dụng cụ cắt tỉa móng, chúng ta cũng nên lưu ý đến khâu bảo quản vệ sinh, tránh việc sử dụng các loại dụng cụ chăm sóc móng cho nhiều người mà không cọ rửa hay sát khuẩn, có thể tạo điều kiện cho nấm móng phát triển và lây lan rộng.
Bên cạnh đó trong quá trình làm sạch kẽ móng, chúng ta tuyệt đối không nên sử dụng các dụng không đảm bảo vệ sinh để lấy chất bẩn ra. Tốt nhất là sử dụng bàn chải cọ nhẹ nhàng với nước ấm và xà phòng để chất bẩn trôi ra và không làm tổn thương hay kích ứng móng.
Sơn móng là loại sơn được pha chế từ các nguyên liệu hóa chất có khả năng bám dính tốt, sơn bền màu, lâu bong, nếu sử dụng lâu dài và thường xuyên có thể gây bào mòn móng, dễ làm móng bị nhiễm nấm.
Do đó nên thận trọng và lựa chọn được những loại sơn móng tốt, uy tín, ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, hạn chế các thành phần độc hại như toluene, dibutyl phthalate, formaldehyde.
Người sử dụng cũng không nên ham rẻ sử dụng các loại sơn móng rẻ tiền vì các loại sơn này thường sử dụng các thành phần độc hại với giá rẻ làm hư hại và bào mòn móng, nấm móng theo thời gian.
Các loại sơn móng sau một thời gian sẽ có sự bong tróc và mất đi màu sơn ban đầu. Do đó bạn thường sử dụng hoạt chất aceton để lau rửa. Tuy nhiên hoạt chất này thường chứa các độc tố nguy hại, bào mòn theo thời gian lớp sừng trên móng.
Chúng ta có thể thay aceton bằng một số sản phẩm sau đây để thay tẩy sơn móng cũ như Baking Soda, kem cạo râu, nước rửa kính, nước chanh hoặc chính sơn móng tay kết hợp với nước ấm. Các sản phẩm này vừa thông dụng vừa lành tính, phòng tránh tổn thương cho bộ móng.
Trường hợp đắp gel và sử dụng móng giả không nên vội phá móng và liên tục thay móng mới, dễ làm hỏng móng, nấm móng, teo móng. Cần để một thời gian dài để giúp móng nghỉ và tái tạo lại các dưỡng chất cho móng bóng và khỏe hơn trước khi làm mới.
Ngoài ra, để đảm bảo móng phục hồi tốt sau mỗi lần sơn sửa, chúng ta nên sử dụng các loại kem bôi dưỡng móng hoặc các loại dưỡng chất lành tính có trong thiên nhiên như dầu ô liu, dầu mè, dầu dừa… Để giúp móng khỏe và sức đề kháng tốt chống lại các loại nấm nguy hại.
Mặc dù áp dụng các biện pháp trên để sơn móng không bị nấm móng và cần đến gặp bác sĩ khi móng các biểu hiện của nấm như: long móng, đổi màu móng, viêm sưng hoặc mưng mủ ở móng,… để có được những xử lý kịp thời giúp bảo vệ sức khỏe cho bộ móng.
Từ khóa:
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...
Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...
Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...
Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...
Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...