Bôi thuốc gì để vết thương hở mau lành, không để lại sẹo?

Sát trùng vết thương hở đúng cách bằng thuốc đỏ, cồn 70 độ, oxy già, thuốc tím hoặc bôi vết thương bằng thuốc Silvirin hoặc Madecassol Care oint dạng kem có tác dụng diệt khuẩn, làm lành vết thương nhanh chóng mà không bị nhiễm trùng, chảy nước vàng.

Sát trùng vết thương hở đúng cách bằng thuốc đỏ, cồn 70 độ, oxy già, thuốc tím hoặc bôi vết thương bằng thuốc Silvirin hoặc Madecassol Care oint dạng kem có tác dụng diệt khuẩn, làm lành vết thương nhanh chóng mà không bị nhiễm trùng, chảy nước vàng.

Sát trùng vết thương hở bằng gì là tốt nhất?

Theo các chuyên gia không nên dùng quá nhiều dung dịch sát khuẩn vết thương mạnh vì nó có khả năng làm kéo dài thời gian điều trị vết thương do nó có khả năng làm hỏng mô mới hình thành. Dưới đây là một số thuốc sát trùng và kháng sinh cho vết thương thông dụng:

Thuốc đỏ có khả năng làm khô, chống lở loét vết thương. Tuy nhiên dung dịch này không tốt vì nó có chứa thủy ngân. Vậy nên dung dịch này chỉ nên dùng với vết thương nhỏ, không gần mạch máu vì thủy ngân nếu ngấm vào máu có thể gây chết người.

Thuật ngữ này có thể nói rất quen thuộc với thế hệ 8X đổ lại, và loại thuốc này thường có trong nhà dùng để khử trùng vết thương. Oxi già là dung dịch màu trong suốt, có tác dụng oxi hóa khá mạnh. Khi sử dụng loại thuốc này sát trùng vết thương, cần chú ý đến hàm lượng của nó. Thông thường nên sử dụng dung dịch oxi già 3%, nếu hàm lượng lớn hơn dễ gây bỏng.

Oxi già thông thường để sát khuẩn vết thương mới, có mủ và vết thương có hiện tượng nhiễm trùng, đặc biệt vết thương có dị vật. Không sử dụng dung dịch oxi già cho vết thương đang lành vì nó có thể làm tổn thương mô mới.

Khi sử dụng oxi già có hiện tượng sủi bọt, làm sạch mô chết và loại trừ mủ, đẩy dị vật ra ngoài. Nếu uống nhầm oxi già sẽ gây hoại tử ruột, viêm thực quản… vì vậy nên tránh xa tầm tay trẻ em.

boi-thuoc-vao-vet-thuong-ho

Cồn 70 độ (cồn có nồng độ cao hơn không có khả năng sát trùng) dùng để diệt khuẩn các dụng cụ chăm sóc vết thương, sát trùng trước khi tiêm và sát trùng vết thương trước khi băng bó.

Lưu ý: tránh không để gần lửa, để cồn bắn vào mắt, không được uống.

Cồn Iốt là dung dịch có khả năng sát khuẩn mạnh nhờ khả năng sát khuẩn của iot (cồn chỉ có tác dụng hòa tan iot). Dung dịch này không những có khả năng sát trùng nó còn có khả năng phá hủy chất hữu cơ (da), gây nhiễm độc iot nếu dùng lâu và với trẻ em, vì vậy không nên dùng còn iot với những vết thương sâu, vùng da nhạy cảm, với trẻ nhỏ.

Thuốc tím được pha loãng trước khi bôi lên vết thương, dung dịch này dùng để thấm dịch và tiêu diệt một số vi khuẩn, sát trùng vết thương. Tuy nhiên một số vi khuẩn dung dịch này không tiêu diệt được.

2 loại thuốc bôi vết thương có tác dụng kháng viêm, mau lành

Vết thương nhẹ có khả năng tự lành, tuy nhiên với vết thương nặng và có khả năng nhiễm khuẩn các bác sĩ khuyên nên dùng một số loại thuốc bôi có tác dụng như một loại kháng sinh tại chỗ như:

boi-thuoc-vao-vet-thuong-ho

Silvirin là thuốc dạng  kem của phức hợp sulfadiazine bạc. Theo một số nghiên cứu thì nên bôi lên vết thương một lớp kem có chứa phân tử bạc để vết thương có khả năng kháng khuẩn tại chỗ.

Các phân tử bạc có khả năng kết hợp với protein và phóng thích một lượng bạc phân tử thích hợp vừa đủ để tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên nhược điểm của nó là giảm quá trình tiêu hủy và bong tróc mô chết ở vết thương.

boi-thuoc-vao-vet-thuong-ho

Madecassol Care oint được biết đến như một loại thuốc bôi có tác dụng kháng khuẩn vết thương giúp vết thương nhanh lành và chống để lại sẹo.

Cách rửa và sát trùng vết thương tốt nhất chính là dung dịch nước muối sinh lý Nacl 0.9%, vừa có tác dụng sát khuẩn và làm sạch vết thương, vừa tránh tổn thương mô lành và không độc hại. Dùng kháng sinh làm thuốc bôi vết thương cũng nên hạn chế vì nó làm cho vi khuẩn có hiện tượng miễn nhiễm với kháng sinh.

Như vậy, khi bị thương các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên dùng một số loại thuốc bôi vết thương, để vết thương nhanh lành và không để lại sẹo. Tuy nhiên, không phải vết thương nào cũng cần dùng đến thuốc, đối với những vết thương nhẹ sẽ tự khỏi bạn không phải quá lo lắng!

Từ khóa liên quan:
  • vết thương hở bị nhiễm trùng
  • vết thương hở không nên ăn gì
  • vết thương hở nên bôi thuốc gì
  • thuốc sát trùng vết thương tốt nhất hiện nay
  • cách sát trùng vết thương ngoài da
Bài viết liên quan
Top 6 địa chỉ khám tâm lý uy tín tại Hà Nội
Top 6 địa chỉ khám tâm lý uy tín tại Hà Nội

Khám tâm lý uy tín tại Hà Nội bạn có thể đến Phòng khám TuNa 26 Phố Vọng, Trung tâm hỗ trợ tâm lý cộng đồng SPC 37 Tạ Quang Bửu, trường dạy trẻ tự kỷ Ánh Sao Mai,… là những địa chỉ chuyên tư vấn và điều trị các bệnh lý liên...

Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ
Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ

Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ với gói sinh dịch vụ Khu A: sinh thường không bảo hiểm y tế 15.198.000đ, Mổ lấy thai lần đầu không bảo hiểm y tế: 21.346.000đ, mổ lấy thai lần 2 trở lên (không bảo hiểm y tế): 22.546.000đ.....

Chi phí mổ cận thị tại viện mắt Trung Ương
Chi phí mổ cận thị tại viện mắt Trung Ương

Giá mổ mắt cận thị tại Bệnh viện Mắt Trung Ương vào khoảng 11-16 triệu/ mắt chưa bao gồm chi phí phòng (nếu ở lại), chi tiết điều kiện mổ mắt, quy trình & cách chăm sóc mắt sau mổ cận thị bên dưới.

Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội chuyên điều trị về bệnh gì?
Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội chuyên điều trị về bệnh gì?

Bệnh viện Việt Đức Hà Nội chuyên về phẫu thuật ngoại khoa và điều trị bệnh nam khoa hàng đầu cả nước với nhiều ca phẫu thuật khó như: phẫu thuật Thần kinh Sọ não, Tim mạch, Gan mật, Tiết Niệu, phẫu thuật điều trị...

Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2
Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2

Bảng giá khám dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2 có mức giá khám như sau: khám hẹn giờ chọn bác sĩ: 200.000đ, khám theo dịch vụ (KTC) 100.000đ, khám chuyên khoa (khu 371) 50.000đ,… kèm theo bảng giá tiêm chủng ngừa vắc xin, lịch làm việc...

Subscribe to newsletter