Khi nào có thể bôi nghệ lên vết thương?

Bôi nghệ tươi vào vết thương hở quá sớm có thể gây nhiễm trùng vết thương, vùng da chuyển sang màu thâm do đó chỉ nên dùng nghệ khi vết thương đã lành hẳn, đã gỡ mài và liền da non hoàn chỉnh.

Bôi nghệ tươi vào vết thương hở quá sớm có thể gây nhiễm trùng vết thương, vùng da chuyển sang màu thâm do đó chỉ nên dùng nghệ khi vết thương đã lành hẳn, đã gỡ mài và liền da non hoàn chỉnh.

Nghệ có tác dụng làm liền sẹo không?

Theo quan niệm của dân gian, củ nghệ tươi khi bôi vào vết thương hay vết sẹo sẽ làm lành mọi vết thương, không để lại sẹo, không để lại vết thâm.

Tuy nhiên, nhiều công trình nghiên cứu cho thấy trong nghệ có tinh chất vitamin E và một số chất khác có tác dụng kích thích liền vết thương hoặc chỉ có hiệu quả tốt với những vết thương nhỏ như mụn trứng cá hay những vết thương nhỏ (khi da chỉ bị tổn thương ở bề mặt) chứ không có hiệu quả làm liền sẹo hay giảm vết thâm như dân gian quan niệm. Thêm nữa, tỷ lệ dị ứng nghệ rất cao, có thể làm vết thương thêm trầm trọng.

boi-nghe-len-vet-thuong

Việc dùng ở thời điểm nào cần phải rất thận trọng, nhất là ở những người có cơ địa dễ dị ứng. Vì nếu bôi nghệ không đúng sẽ làm loét vùng da non tại vết thương. Ngoài ra, khi vết thương chưa kịp lên da non mà đã vội vàng bôi nghệ thì có thể làm vết sẹo sau này đen bóng lại. Khi đó, nghệ không còn tác dụng làm mờ mà là tô đậm dấu ấn của sẹo.

Vì vậy, khi bị chấn thương hay phẫu thuật, tốt nhất là bạn nên giữ vệ sinh vết thương sạch sẽ. Nếu là vết thương nông, nó sẽ nhanh liền không để lại sẹo. Đừng tự ý bôi nghệ tươi khi da còn non để hạn chế tác động lên sắc tố da, khiến vùng da bị sẹo thâm đen và bóng lên. Nếu bạn muốn dùng các loại thuốc bôi chống sẹo, chống thâm nên có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Bôi nghệ vào vết thương khi nào tốt nhất?

Bôi nghệ vào vết thương mới bị sẽ rất nguy hiểm, dễ gây KÍCH ỨNG DA và làm vết thương thêm trầm trọng, thậm chí có thể làm loét vùng da non.

Nếu vết thương chưa lên da non mà chúng ta đã bôi nghệ lên thì có thể làm cho vết thương sau này vết thương lành sẽ BỊ ĐEN BÓNG, do nghệ tác động lên sắc tố da khiến vùng da bị sẹo thêm thâm. Và lưu ý không được bôi nghệ lên da trầy xước vì các acid có trong nghệ có thể làm BỎNG VÙNG DA đang bị tổn thương đấy.

Thời điểm tốt nhất để dùng nghệ khi có vết thương là lúc đang lên da non giúp kích thích tái tạo da nhanh chóng và an toàn cho vết thương. Có thể dùng nghệ tươi giã lấy nước hoặc kem nghệ để bôi lên vết thương.

Cách xử lý vết thương nhanh liền sẹo

Để sẹo liền nhanh, vết thương phải được đảm bảo vệ sinh thật tốt, rửa vết thương bằng thuốc sát trùng, nếu không có thể dùng nước đun sôi để nguội. Nên rửa nhiều lần cho đến khi vết thương được làm sạch hoàn toàn. Không được vì sợ đau hay vội vã mà bỏ qua giai đoạn này, bởi nó sẽ quyết định quá trình lành sẹo.

Sau khi làm sạch, có thể băng vết thương bằng gạc mỏng, sạch, không nên băng kín vì có thể làm nhiễm trùng nặng lên. Đối với các vết thương to, vấy bẩn nhiều hay vết bỏng nặng, phải đến cơ sở y tế để kiểm tra và xử trí đầy đủ.

Tuyệt đối không được tự ý bôi đắp hay uống thuốc vì có thể dẫn tới những biến chứng như dị ứng, hoại tử vết thương, bội nhiễm, nhiễm trùng huyết. Ngoài ra, việc dùng thuốc không đúng cách sẽ để lại sẹo xấu.

Khi bị thương nên hạn chế đi ra nắng từ 9h sáng đến 15h để tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào vết thương.

Bên trên là tác dụng và cách sử dụng nghệ tươi bôi lên vết thương sau khi liền da non tác dụng: liền sẹo, không để lại vết thâm, sẹo lồi. Bên cạnh đó người bị thương cần kiêng dầu mỡ, thịt bò, thịt gà, rau muống và các loại hải sản nói chung trong vài tuần sau đó để tránh lên sẹo lồi, rất khó trị.

Từ khóa liên quan:

  • cách bôi nghệ tươi vào vết thương
  • có nên bôi nghệ vào vết thương hở không?
  • bôi nghệ tươi lên mặt có tốt không
  • nghệ tươi có tác dụng trị thâm không?
  • uống nước nghệ tươi có tác dụng gì 
  • cách bảo quản nghệ tươi được lâu
  • vết thương hở ăn trứng được không
Bài viết liên quan
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...

Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?
Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?

Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?

Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...

5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất
5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất

Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...

Subscribe to newsletter