Bóng tim to có nguy hiểm không?

Bóng tim to là tình trạng kích thước tim lớn hơn bình thường có thể do cơ tim hoạt động quá mạnh hoặc do các buồng tim bị giãn rộng ra. Bệnh bóng tim to tiến triển âm thầm cho đến khi chuyển sang giai đoạn nặng, chức năng tim dần suy yếu và có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy tim, cục máu đông, ngừng tim,…

Bóng tim to là tình trạng kích thước tim lớn hơn bình thường có thể do cơ tim hoạt động quá mạnh hoặc do các buồng tim bị giãn rộng ra. Bệnh bóng tim to tiến triển âm thầm cho đến khi chuyển sang giai đoạn nặng, chức năng tim dần suy yếu và có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy tim, cục máu đông, ngừng tim,…

Bóng tim to là gì?

Bóng tim to là tình trạng kích thước tim lớn hơn bình thường có thể do cơ tim hoạt động quá mạnh đến mức dày lên hoặc do các buồng tim bị giãn rộng ra.

bong-tim-to

Phì đại tim không phải là một căn bệnh mà đó là biểu hiện của một khuyết tật tim bẩm sinh hoặc là hậu quả của các vấn đề về tim mạch như bệnh cơ tim, bệnh van tim, tăng huyết áp,…

Thông thường, bóng tim to không gây ra bất kỳ triệu chứng nào và chỉ có thể phát hiện ra qua hình ảnh chụp chiếu, siêu âm. Khi khả năng bơm máu của tim dần suy yếu, người bệnh có thể cảm thấy khó thở, rối loạn nhịp tim, mệt mỏi, chóng mặt…

Nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, bạn cần nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám vì rất có thể phì đại tim đã dẫn đến biến chứng suy tim:

Khó thở khi vận động hoặc khi nằm tư thế đầu thấp, do tim không thể bơm hết máu tới các cơ quan trong cơ thể và máu bị ứ lại tại phổi. Ban đầu, khó thở có thể xảy ra khi đi bộ đường dài hoặc leo cầu thang, nhưng khi suy tim tiến triển, người bệnh vận động nhẹ hoặc nghỉ ngơi cũng cảm thấy khó thở.

bong-tim-to

Giày, dép của người bệnh trở nên không vừa. Chân và mắt cá chân bị phù mềm, ấn lõm. Tình trạng sưng tăng lên trong ngày khi người bệnh đi lại, vận động nhiều; giảm bớt khi nghỉ ngơi và vào buổi sáng khi thức dậy. Trường hợp suy tim nặng, phù nề có thể sẽ mở rộng đến bụng và liên quan đến các cơ quan khác, chẳng hạn như gan.

Đó là biểu hiện của sự gia tăng tích tụ chất lỏng trong cơ thể, người bệnh có thể tăng cân từ từ hoặc đột ngột. Chính vì vậy người bệnh tim to cần theo dõi và kiểm soát cân nặng thường xuyên.

Người có bóng tim to chuyển sang suy tim có thể nhận thấy mệt mỏi và giảm khả năng vận động. Những dấu hiệu này có xu hướng tiến triển dần dần nên người bệnh thường không nhận ra khi suy tim ở giai đoạn nhẹ và chỉ phát hiện khi bệnh đã trở nặng, tình trạng mệt mỏi biểu hiện rõ rệt ngay trong các hoạt động thường ngày.

Bóng tim to có nguy hiểm không?

Hiện tượng bóng tim to thường xuất hiện và tiến triển âm thầm nên gần như không ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh cho đến khi chuyển sang giai đoạn nặng, chức năng tim dần suy yếu và có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng có thể gặp phải ở người bệnh phì đại tim bao gồm:

Suy tim được coi là hậu quả dễ gặp phải của tình trạng bóng tim to, đặc biệt là khi người bệnh bị giãn tâm thất trái. Cơ tim bị giãn nở dẫn đến giảm khả năng co bóp của tim, tim không thể bơm đủ lượng máu tới nuôi dưỡng cho tất cả các bộ phận trong cơ thể.

Khi đó, trái tim phải tăng cường hoạt động nhiều hơn để đảm bảo lưu lượng máu tới các cơ quan và vì thế lại càng trở nên suy yếu.

Tim to ra khiến máu dễ bị ứ lại trong buồng tim tạo điều kiện hình thành cục máu đông. Nếu cục máu đông xâm nhập vào dòng máu, di chuyển đến mạch vành, y mạch máu não hay các mạch máu khác và gây tắc nghẽn tại đó thì có thể dẫn đến cơn nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Ngoài ra, các cục máu đông hình thành ở buồng tim bên phải có thể đi đến phổi gây ra tình trạng thuyên tắc phổi cũng rất nguy hiểm.

Đối với những người có bóng tim to, hai trong số bốn van tim là van hai lá và van ba lá có thể bị giãn ra và đóng không khít dẫn đến máu chảy ngược từ tâm thất trở lại tâm nhĩ khi tim co bóp.

Dòng chảy này tạo ra âm thanh rì rào như tiếng gió thổi trong tim. Người bệnh cần được theo dõi để điều trị tình trạng hở van tim khi cần thiết.

Bóng tim to khiến trái tim giãn rộng có thể dẫn đến sự gián đoạn trong nhịp đập của trái tim hay còn gọi là rung nhĩ. Tim đập quá nhanh hoặc quá chậm có thể khiến người bệnh ngất xỉu hoặc thậm chí trong một số trường hợp người bệnh có thể ngừng tim, đột tử.

Bóng tim to trên phim Xquang phổi có sao không?

Hỏi:

Sau khi chụp hình Xquang phổi, BS báo kết quả bị viêm phế quản và bóng tim to, trước giờ chưa có triệu chứng gì liên quan đến bệnh tim. Xin hỏi BS tình trạng này có nguy hiểm không? Giờ tôi muốn đi khám để biết tim to là bẩm sinh hay bệnh lý để điều trị cho sớm ạ.

Chào bạn,

Bóng tim to trên phim Xquang phổi có thể do tư thế chụp, hít vào không đủ sâu, do bệnh lý của tim… Bóng tim to trên phim Xquang phổi chỉ là dấu hiệu nghi ngờ để đi khảo sát thêm về tim mạch, chứ không dựa vào đó để chẩn đoán bệnh tim.

Song song đó, “trước giờ chưa có triệu chứng gì liên quan đến bệnh tim” không có nghĩa là không có bệnh tim, có nhiều bệnh lý tim mạch có thể không có triệu chứng trong nhiều năm trời.

Tóm lại, bóng tim to chỉ là dấu hiệu nghi ngờ những bệnh lý về tim mạch, do đó cần khảo sát thêm về tim mạch, chứ không dựa vào đó để chẩn đoán bệnh tim. Cách đơn giản để biết tim có vấn đề gì hay không là khám BS chuyên khoa Tim mạch, đo điện tim, làm siêu âm tim, bạn nhé! Thân mến!

Từ khóa liên quan:

  • bóng tim to ở trẻ
  • nguyên nhân gây bóng tim to
  • trẻ bị bóng tim to
  • bóng tim to ở trẻ sơ sinh
  • bóng tim không to
  • bong tim to o tre so sinh
  • bóng tim không to là sao
Bài viết liên quan
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...

Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?
Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?

Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?

Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...

5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất
5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất

Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...

Subscribe to newsletter