Chăm sóc trẻ bị bệnh chân tay miệng tại nhà mau khỏi nhất

Bệnh chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với dấu hiệu của bệnh là những vết loét ở niêm mạc miệng và những nốt mụn trên tay, chân,… Chăm sóc trẻ bị bệnh chân tay miệng tại nhà đúng cách giúp bé nhanh khỏi bệnh và tránh được những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Bệnh chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với dấu hiệu của bệnh là những vết loét ở niêm mạc miệng và những nốt mụn trên tay, chân,… Chăm sóc trẻ bị bệnh chân tay miệng tại nhà đúng cách giúp bé nhanh khỏi bệnh và tránh được những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguyên nhân gây ra bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ

Tác nhân gây bệnh chân tay miệng trước đây được biết là vi-rút Coxsackie. Vi-rút gây bệnh có khả năng lây lan rất nhanh qua đường miệng. Trong những đợt dịch, bệnh có thể lây rất nhanh từ trẻ này sang trẻ khác qua các chất tiết mũi miệng, phân hay bọt nước của trẻ bệnh:

Trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh, bị nhiễm bệnh do nuốt phải nước bọt của trẻ bệnh được văng ra trong lúc ho, hắt hơi.

Do trẻ lành cầm nắm đồ chơi, sờ chạm vào sàn nhà bị dây dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh. Bệnh còn lây cho trẻ qua bàn tay chăm sóc của các cô bảo mẫu.

Vi-rút xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết và từ đó sẽ phát triển rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc.

Trẻ bị bệnh tay chân miệng có biểu hiện gì?

cham-soc-tre-bi-benh-chan-tay-mieng

Là các bóng nước có đường kính 2-3 mm, mắt thường khó thấy các bóng nước trên niêm mạc miệng vì nó vở rất nhanh tạo thành những vết loét, trẻ rất đau khi ăn, tăng tiết nước bọt.

Từ 2-10 mm, màu xám, hình bầu dục. Bóng nước vùng mông và gối thường xuất hiện trên nền hồng ban. Bóng nước lòng bàn tay và lòng bàn chân có thể lồi lên trên da sờ có cảm giác cộm hay ẩn dưới da, thường ấn không đau.

cham-soc-tre-bi-benh-chan-tay-mieng

Bóng nước rất ít xen kẽ với những hồng ban, một số trường hợp chỉ biểu hiện hồng ban và không có biểu hiện bóng nước hay chỉ có biểu hiện loét miệng đơn thuần.

Cách chăm sóc trẻ bị bệnh chân tay miệng tại nhà

Trẻ xác định đã mắc bệnh chân tay miệng phải được nghỉ học từ 7 – 10 ngày để ngăn chặn sự lây lan. Nếu gia đình có nhiều trẻ cùng chung sống, nên cách ly tuyệt đối giữa trẻ lành và trẻ bệnh bằng nhiều cách tùy theo hoàn cảnh gia đình. Giám sát chặt chẽ các hoạt động của trẻ bệnh trong sinh hoạt thường nhật.

Người lớn khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ bệnh nên mang khẩu trang y tế, sau khi tiếp xúc nên rửa tay bằng xà phòng.

Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày bằng xà phòng và nước sạch. Khuyến khích trẻ rửa tay sạch sẽ, đúng cách bằng xà phòng để ngăn ngừa sự tái nhiễm bệnh chân tay miệng qua đường tay, miệng. Mục đích nhằm loại bớt sự bám dính của vi-rút gây bệnh chân tay miệng trên đôi tay của trẻ.

Quần áo hoặc tã lót của trẻ bị bệnh chân tay miệng nên được ngâm dung dịch sát khuẩn như dung dịch Cloramin B 2% hoặc luộc nước sôi trước khi giặt.

Vật dụng cá nhân ăn uống của trẻ như bình sữa, ly uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn… nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ.

Tuyệt đối tránh 3 quan niệm sai lầm thường gặp sau đây: Kiêng tắm, kiêng gió – ủ trẻ quá kỹ – châm chích cho mụn nước mau vỡ ra, đây chính là những nguyên nhân làm cho bệnh của trẻ trầm trọng hơn và là con đường ngắn nhất của tình trạng bội nhiễm vi khuẩn rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

cham-soc-tre-bi-benh-chan-tay-mieng

Người chăm sóc trẻ cần giữ sạch đôi tay, hạn chế gieo rắc vi-rút gây bệnh chân tay miệng cho những trẻ lành khác trong gia đình.

Đồ chơi và vật dụng thường dùng của trẻ cần phải được tẩy trùng sạch sẽ bằng những dung dịch sát khuẩn như dung dịch Cloramin B 2% hoặc xà phòng sát khuẩn để tạo tính an toàn cho trẻ khi sử dụng.

Phòng nơi trẻ sinh hoạt cần thông thoáng, đủ dưỡng khí nhất là sàn nhà nên được lau chùi sạch sẽ thường xuyên bằng các dung dịch khử khuẩn nhằm tạo điều kiện sạch sẽ và an toàn cho trẻ khi sinh hoạt và chơi đùa.

Cho trẻ bị bệnh chân tay miệng ăn uống thế nào?

Trẻ bị bệnh chân tay miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau đớn. Hơn nữa, cơ thể sốt và đau họng khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu và thường xuyên quấy khóc nên dễ sụt cân. Do vậy, chuyện ăn uống của trẻ mắc bệnh cần chú ý một số điểm sau:

cham-soc-tre-bi-benh-chan-tay-mieng

Cho trẻ ăn những món ăn mà trẻ thích. Do đau trong miệng (miệng loét) nên trẻ thường khảnh ăn. Vì thế, để trẻ dễ ăn hơn, cần nấu thức ăn thật nhuyễn, mềm, đủ chất.

Cho ăn thức ăn như bình thường nhưng làm lỏng, mềm như cháo bột (kể cả trẻ lớn) vì thức ăn cứng làm trẻ đau rát miệng.

Không nên cho trẻ ăn thức ăn còn nóng. Có thể làm mát đồ ăn nhằm tạo cảm giác dễ chịu, kích thích trẻ ăn uống ngon miệng hơn.

Nên chia nhỏ các bữa ăn. Tuyệt đối không cố gắng ép trẻ ăn (vì trẻ đau miệng, ăn nhiều một lúc sẽ gây cảm giác khó chịu).

Cách phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ tránh tái phát

Bệnh chân tay miệng hoàn toàn có thể tái phát do nhiều chủng vi-rút gây nên. Do đó, cha mẹ cần phòng cho trẻ ngay sau khi trẻ hết bệnh:

Vệ sinh nhà cửa, vật dụng, đồ chơi của trẻ sạch sẽ. Không cho trẻ đưa tay lên miệng để tránh bị bệnh.

Căn phòng cho trẻ sinh hoạt phải thoáng và sạch, đủ dưỡng khí, tạo điều kiện cho trẻ chơi an toàn, thoải mái.

Chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ giúp trẻ tăng sức đề kháng.

Tóm lại, kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị chân tay miệng rất cần thiết đối với các bậc phụ huynh vì đây là một căn bệnh nguy hiểm và thường gặp ở trẻ nhỏ. pnviet.com hi vọng rằng, đây sẽ là nguồn thông tin bổ ích, tin cậy để mọi người biết cách chăm sóc con trẻ khi bị mắc bệnh.

Từ khóa liên quan:

  • trẻ bị tay chân miệng uống thuốc gì
  • cách chữa bệnh chân tay miệng ở trẻ em
  • trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì
  • bé bị tay chân miệng quấy khóc
Bài viết liên quan
Các loại sữa bột pha sẵn tốt, phổ biến nhất trên thị trường
Các loại sữa bột pha sẵn tốt, phổ biến nhất trên thị trường

Sữa bột pha sẵn là sản phẩm sữa bột thông thường đã được pha nước và bảo quản với ưu điểm: tiện dụng, dễ mang đi với các dòng Dielac, Grow của Vinamilk, Abbott là những dòng sản phẩm dễ tìm mua nhất hiện nay.

Trẻ sơ sinh uống sữa non loại nào tốt nhất hiện nay?
Trẻ sơ sinh uống sữa non loại nào tốt nhất hiện nay?

Top 3 loại sữa non nguyên chất gồm: sữa non Colost@ của Mỹ, Goodhealth của New ZeaLand hay sữa non Fenioux của Pháp là những loại sữa non được người tiêu dùng đánh giá tốt nhất hiện nay với thành phần dinh dưỡng và giá bán bên dưới.

Top 5 loại sữa Nhật cho trẻ sơ sinh tốt nhất
Top 5 loại sữa Nhật cho trẻ sơ sinh tốt nhất

Những loại sữa Nhật cho trẻ sơ sinh phổ biến nhất hiện nay: Meiji, Morinaga, Beanstalk, Icreo, Wakado, Glico,… với chi tiết về mùi vị, thành phần dinh dưỡng, giá tiền & các chi tiết khác của từng loại sữa bên dưới.

Sữa Meiji Nhật Bản có tốt không, giá bao nhiêu?
Sữa Meiji Nhật Bản có tốt không, giá bao nhiêu?

Sữa Meiji số 0 cho trẻ dưới 1 tuổi, Meiji số 9 cho trẻ 1-3 tuổi, sữa Meiji Nhật Bản giàu dinh dưỡng giúp bé phát triển não bộ toàn diện, tăng chiều cao mà không bị béo phì táo bón, con thông minh, xương chắc khỏe.

Subscribe to newsletter