Chuẩn chiều dài đầu mông của thai nhi theo tuần

Các cột mốc phát triển của trẻ từ lúc hình thành phôi thai đến tuần 40 mẹ cần nhớ và bảng chiều dài đầu mông thai nhi theo tuần chuẩn nhất để mẹ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng thai kỳ phù hợp từ đó giúp cho thai nhi phát triển toàn diện nhất.

Các cột mốc phát triển của trẻ từ lúc hình thành phôi thai đến tuần 40 mẹ cần nhớ và bảng chiều dài đầu mông thai nhi theo tuần chuẩn nhất để mẹ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng thai kỳ phù hợp từ đó giúp cho thai nhi phát triển toàn diện nhất.

Chiều dài đầu mông là gì?

CRL (Crown rump length): Chiều dài đầu mông là chiều dài đo từ đầu đến mông của thai nhi trong quá trình siêu âm thai (do thai nhi nằm trong tư thế cuộn tròn) để xác định sự phát triển của thai nhi. Vì trong nửa đầu thai kỳ, bé thường cuộn người lại nên khó đo chính xác chiều dài đầu – chân.

Trong những tuần cuối, chiều dài đầu mông sẽ được thay thế bằng chiều dài đầu – chân.

Các chỉ số siêu âm thai mẹ bầu cần biết

chuan-chieu-dai-dau-mong-cua-thai-nhi-theo-tuan

Hầu hết các chỉ số thai nhi đều là từ tiếng Anh, những gì mẹ nhìn thấy trên phim siêu âm hay các kết quả siêu âm là từ viết tắt của các chỉ số này. Một số thuật ngữ phổ biến nhất bao gồm:

  • GA (Gestational age): Tuổi thai tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối.
  • GSD (Gestational Sac Diameter): Được đo trong những tuần đầu thai kỳ, khi thai nhi chưa hình thành các cơ quan.
  • BPD (Biparietal diameter): Đường kính lưỡng đỉnh, là đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng đầu bé.
  • FL (Femur length): Chiều dài xương đùi
  • EFW (estimated fetal weight): Khối lượng thai ước đoán
  • CRL (Crown rump length):  Chiều dài đầu mông.

Chuẩn chiều dài đầu mông của thai nhi theo tuần

Trong những lần khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ siêu âm và thông báo cho mẹ về kết quả siêu âm. Dưới đây là bảng chi tiết các chỉ số thai nhi theo tuần để mẹ tiện theo dõi hành trình phát triển của bé cưng trong bụng.

Tuần lễ đầu tiên của thai kỳ vẫn nằm trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Do cách tính tuổi thai dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối, tuần lễ này cũng được tính vào 40 tuần lễ của thai kỳ cho dù khi đó bé yêu vẫn chưa được hình thành trong bụng mẹ.

Tuần thứ 3, trứng thụ tinh vẫn không ngừng thực hiện quá trình phân bào một cách liên tục, cho dù bạn vẫn chưa biết rằng mình đã có thai . Bây giờ, trứng thụ tinh đã phân chia thành hàng trăm tế bào và chúng được gọi là phôi thai.

Tuần thứ 4, trứng thụ tinh giờ đây đã là một phôi thai có 3 lớp nội bì, trung bì và ngoại bì.

Tuần thứ 8, các ngón tay và ngón chân của bé đang được hình thành trong tuần lễ này, cánh tay bé đã có thể cử động được và có thể gập duỗi nhờ sự hình thành khuỷu tay và cổ tay.

Tuần thứ 12, khuôn mặt bé giờ đây đã rõ nét hơn rất nhiều, hoàn chỉnh với chiếc mũi và cái cằm nhỏ xinh. Não bộ vẫn tiếp tục phát triển, những móng tay và móng chân nhỏ nhắn cũng đã được hình thành.

Tuần thứ 16, thai nhi lúc này nặng khoảng 70-100 gam và có chiều dài khoảng 116 milimet. Những cử động đầu tiên của bé lúc này chỉ là những phản xạ tự nhiên, ngoài ra trong tuần này còn thấy xuất hiện thêm những phản xạ có tự chủ.

Tuần thứ 20,  bé yêu của bạn đã lớn nhanh một cách đáng kể từ một nhóm các tế bào ban đầu. Thai nhi bây giờ nặng khoảng  300 gram và dài khoảng 20 đến 25 centimet.

Tuần thứ 28, thai nhi giờ đã cân nặng khoảng 1.100 gram và dài khoảng 35-38 centimet.

Tuần thứ 36, sự phát triển của lớp mỡ hai bên gò má và của các lớp cơ tại đây đã khiến cho khuôn mặt bé giờ đây trông rõ nét và hoàn thiện hơn. Bé bây giờ cân nặng xấp xỉ khoảng 2,6 kg.

Tuần thứ 40, sau nhiều tuần giữ gìn và chờ đợi, bé yêu sắp chào đời, một bé sinh ở tuần thứ 40 có cân nặng trung bình khoảng 3.500 gram và dài khoảng 48 đến 51 centimet.

Mẹ cần tăng bao nhiêu kg trong thai kỳ?

Theo các chuyên gia, trong thai kỳ mẹ bầu không nên “ăn cho 2 người” để tăng cân quá nhiều, rất dễ mắc nguy cơ bị huyết áp cao, tiểu đường thai kỳ. Theo đó, bà bầu chỉ nên tăng từ 11-14kg trong 9 tháng và số cân này sẽ được phân chia như sau:

  • Thai nhi: 3,2–3,5 kg
  • Nhau thai: 0,45-1 kg
  • Tử cung: 0,9 kg
  • Nước ối: 0,7-0,9 kg
  • Ngực mẹ bầu: 0,5 kg
  • Khối lượng máu: 1,2-1,4 kg
  • Chất béo: 2,3 kg
  • Mô, chất lỏng: 1,8-3,2 kg

Tổng cân nặng: 11-14 kg

Như vậy, trên đây là bảng tổng hợp chuẩn chiều dài đầu mông của thai nhi theo tuần từ tuần 1 đến tuần 40 của thai kỳ. Giúp mẹ dễ dàng theo dõi sự phát triển của thai nhi chuẩn khoa học về có chế độ dinh dưỡng khi mang thai phù hợp nhất để con phát triển toàn diện.

Từ khóa liên quan:

  • chiều dài đầu mông thai 6 tuần
  • chiều dài đầu mông là gì
  • chiều dài đầu mông thai 10 tuần
  • chiều dài đầu mông thai 7 tuần
  • chiều dài đầu mông thai 9 tuần
Bài viết liên quan
Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?
Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?

Mẹ bầu sau sinh mổ cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, quả, hạt các loại, sữa tươi, canh hầm giò lợn,… để có nhiều sữa. Hạn chế chất kích thích, cá biển, hải sản các loại và các món kiêng cữ bên dưới.

Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa?
Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa?

Để có nhiều sữa sau sinh mẹ cần lưu ý: cho con bú đều đặn và đúng cách, đủ cả 2 bên, uống thêm sữa và nước, ăn một số loại thực phẩm như: đu đủ, mướp hương, đậu đỏ, rau ngót, rau mồng tơi,… giúp lợi sữa, thông sữa rất...

Phụ nữ cho con bú có dùng thuốc tránh thai được không?
Phụ nữ cho con bú có dùng thuốc tránh thai được không?

Phụ nữ đang cho con bú có thể dùng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin dùng hàng ngày hiệu quả và an toàn ở nhóm đối tượng phụ nữ cho con bú, thuốc hiện có trên thị trường là Embevin. Dạng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể sử dụng...

Những dấu hiệu chuyển dạ CHÍNH XÁC NHẤT báo mẹ sắp sinh em bé
Những dấu hiệu chuyển dạ CHÍNH XÁC NHẤT báo mẹ sắp sinh em bé

Dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày mẹ cần lưu ý: đau lưng, tiêu chảy bất thường kèm theo ra máu nâu, hoặc rò rỉ nước ối, cảm giác khác lạ ở bụng bầu như cảm thấy bụng tụt hẳn xuống, mẹ cảm thấy đau lưng, bé cựa quậy ít hơn...

Bí quyết trị rạn da sau sinh bằng nghệ hiệu quả sau 2-4 tuần
Bí quyết trị rạn da sau sinh bằng nghệ hiệu quả sau 2-4 tuần

Bí quyết trị rạn da cho bà bầu sau sinh bằng: rượu nghệ, nghệ với mật ong hoặc nghệ với sữa chua hiệu quả sau 2-4 tuần với tác dụng làm trắng da, tái tạo da, giúp da săn chắc & làm lành vết rạn da trong quá trình mang thai để lại.

Subscribe to newsletter