Chụp X quang có hại không, có nguy hiểm không?

Chụp X quang là kỹ thuật chuẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ quan sát các bộ phận bên trong cơ thể khi bị đau, viêm, ung thư. Chụp X Quang có thể khiến cho bệnh nhân nhiễm bức xạ với mức độ rất thấp, không có hại nếu chụp theo chỉ định & hướng dẫn của bác sĩ.

Chụp X quang là kỹ thuật chuẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ quan sát các bộ phận bên trong cơ thể khi bị đau, viêm, ung thư. Chụp X Quang có thể khiến cho bệnh nhân nhiễm bức xạ với mức độ rất thấp, không có hại nếu chụp theo chỉ định & hướng dẫn của bác sĩ.

X quang là gì?

Tia X hay X quang hay tia Rơnghen là một dạng của sóng điện từ, có bức xạ năng lượng cao. Nó có bước sóng trong khoảng từ 0,01 đến 10 nanômét tương ứng với dãy tần số từ 30 Petahertz đến 30 Exahertz và năng lượng từ 120 eV đến 120 keV. Bước sóng của nó ngắn hơn tia tử ngoại nhưng dài hơn tia Gamma.

Tia X có khả năng xuyên qua nhiều vật chất nên thường được dùng trong chụp ảnh y tế, nghiên cứu tinh thể, kiểm tra hành lý hành khách trong ngành hàng không.

Tuy nhiên tia X có khả năng gây ion hóa hoặc các phản ứng có thể nguy hiểm cho sức khỏe con người, do đó bước sóng, cường độ và thời gian chụp ảnh y tế luôn được điều chỉnh cẩn thận để tránh tác hại cho sức khỏe.

Khi nào cần chụp x quang?

Bác sĩ có thể chỉ định chụp X quang nếu họ cần quan sát bên trong cơ thể. Ví dụ như khi họ muốn:

  • Quan sát khu vực bạn bị đau bên trong cơ thể;
  • Giám sát tiến triển của bệnh, ví dụ như bệnh loãng xương;
  • Theo dõi hiệu quả của phương pháp điều trị;
  • Một số bệnh lí khác cũng có thể cần chụp Xquang như: Viêm khớp, tắc mạch, ung thư xương, các khối u vú, bệnh phổi, các vấn đề về tim hóa, phì đại tim, gãy xương, loãng xương,…

Hiện nay, lĩnh vực y tế đang sử dụng khá phổ biến các nguồn bức xạ để phục vụ việc chẩn đoán, điều trị bệnh như máy X-quang chẩn đoán, máy xạ trị và chất phóng xạ,… Nếu không được đầu tư trang thiết bị đủ điều kiện an toàn và kiểm soát chặt chẽ thì đây lại là một tác hại rất nguy hiểm đối với nhân viên y tế, người bệnh và môi trường,…

Chụp x-quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh rất phổ biến để khảo sát xương và một số mô khác. Một máy chụp X-quang phát ra các chùm tia X, các tia X này xuyên qua các mô mềm và thành phần dịch (chất lỏng) trong cơ thể một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, các mô đặc như xương sẽ cản một số tia X lại, từ đó giúp các bác sỹ có thể nhìn thấy xương, răng, gãy xương,… Phim X-quang còn giúp cho bác sỹ tìm ra và chẩn đoán bệnh mà với cách khám thông thường không thể nhìn thấy được.

Ngoài ra, chụp X-quang còn giúp thấy được các dấu hiệu sớm của bệnh để tiến hành điều trị trước khi bệnh nặng.

Chụp X- quang có ảnh hưởng đến sức khỏe gì không?

Chụp X-quang tuy không gây nguy hiểm vì đây là mức liều bức xạ thấp. Nhưng tia X lại rất độc hại, nếu chụp X-Quang không được tiến hành trong điều kiện an toàn, diện tích phòng chụp (trên 25 m2/bệnh nhân), thiết bị chụp không đạt tiêu chuẩn an toàn do Bộ Y tế và tổ chức Y tế thế giới đề ra, cùng với việc đội ngũ bác sĩ chụp X-quang không được trang bị đầy đủ kiến thức thì quả là điều nguy hiểm đối với người bệnh.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị nhiễm xạ từ sự lạm dụng chụp X-quang (thời gian chụp, số lần chụp). Những trường hợp phải chụp tia X quá nhiều với cường độ mạnh mới gây tổn hại đối với các tổ chức cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng;

Còn việc chụp X-quang đúng mức, với thời gian ngắn và có tấm chì bảo vệ thì không ảnh hưởng đến sức khỏe, vì lượng phóng xạ ảnh hưởng trực tiếp tới cơ thể rất ít. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, chỉ nên chụp X-quang khi thật sự cần thiết và đó là yêu cầu từ phía bác sỹ.

Những lưu ý khi đi chụp X-quang

Bệnh nhân cần mặc đồ nhẹ hoặc sẽ dùng áo choàng của bệnh viện; các vật dụng gây ảnh hưởng đến hình ảnh trên phim chụp cần tháo bỏ: cặp tóc, đồ trang sức, kính mắt,… Các thăm khám đường tiêu hóa, hệ tiết niệu, chụp ống sonde, đường dò,… sẽ được Kỹ thuật viên hướng dẫn chi tiết.

Nếu bệnh nhân được chỉ định tiêm thuốc Cản quang, bạn sẽ được Bác sỹ giải thích rõ và cần ký cam kết trước khi tiêm thuốc. Các bà mẹ đang cho con bú có thể cho con bú lại 24h sau khi tiêm thuốc Cản quang.

Bệnh nhân chụp mạch vành cần phải đặt lịch hẹn trước với Bác sỹ Tim mạch và Bác sỹ Chẩn đoán hình ảnh, và cần đảm bảo: Không dùng thuốc kích thích tối hôm trước và khi chụp như: cà phê, rượu, thuốc lá,… Người chụp X quang có nhịp tim nhanh hoặc không ổn định thì nên thông báo với Bác sỹ trước khi chụp.

Tóm lại, chụp X-quang không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chỉ trong trường hợp cần thiết bác sĩ mới chỉ định chụp X-quang, trường hợp nếu phải chụp hoặc chiếu lại, bác sĩ cũng sẽ xét đến thời gian giữa hai lần chụp để tránh những tác hại cho cơ thể.

Từ khóa:

  • chụp x quang cách nhau bao lâu
  • chụp x quang liên tục
  • chụp x quang đầu có hại không
  • 1 tuần chụp x quang 2 lần
  • chụp x quang răng có hại không
  • chụp x quang có phải cởi áo không
  • chụp x quang chân
Bài viết liên quan
Top 6 địa chỉ khám tâm lý uy tín tại Hà Nội
Top 6 địa chỉ khám tâm lý uy tín tại Hà Nội

Khám tâm lý uy tín tại Hà Nội bạn có thể đến Phòng khám TuNa 26 Phố Vọng, Trung tâm hỗ trợ tâm lý cộng đồng SPC 37 Tạ Quang Bửu, trường dạy trẻ tự kỷ Ánh Sao Mai,… là những địa chỉ chuyên tư vấn và điều trị các bệnh lý liên...

Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ
Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ

Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ với gói sinh dịch vụ Khu A: sinh thường 5,8 triệu, mổ lấy thai lần đầu: 10 triệu đồng, mổ lấy thai lần 2 trở lên: 10.2 triệu đồng. Gói sinh dịch vụ Khu B hoặc C: sinh thường 5,5tr, mổ lấy thai...

Chi phí mổ cận thị tại viện mắt Trung Ương
Chi phí mổ cận thị tại viện mắt Trung Ương

Giá mổ mắt cận thị tại Bệnh viện Mắt Trung Ương vào khoảng 11-16 triệu/ mắt chưa bao gồm chi phí phòng (nếu ở lại), chi tiết điều kiện mổ mắt, quy trình & cách chăm sóc mắt sau mổ cận thị bên dưới.

Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội chuyên điều trị về bệnh gì?
Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội chuyên điều trị về bệnh gì?

Bệnh viện Việt Đức Hà Nội chuyên về phẫu thuật ngoại khoa và điều trị bệnh nam khoa hàng đầu cả nước với nhiều ca phẫu thuật khó như: phẫu thuật Thần kinh Sọ não, Tim mạch, Gan mật, Tiết Niệu, phẫu thuật điều trị...

Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2
Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2

Bảng giá khám dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2 có mức giá khám như sau: khám hẹn giờ chọn bác sĩ: 200.000đ, khám theo dịch vụ (KTC) 100.000đ, khám chuyên khoa (khu 371) 50.000đ,… kèm theo bảng giá tiêm chủng ngừa vắc xin, lịch làm việc...

Subscribe to newsletter