Phòng chống bệnh loãng xương như thế nào?

Phòng ngừa loãng xương ở phụ nữ sau 35 tuổi, người già bằng cách: kiểm soát cân nặng hợp lý, duy trì hoạt động thể dục thể thao đều đặn kết hợp với bổ sung đủ vitamin D+ canxi phù hợp theo từng độ tuổi.

Phòng ngừa loãng xương ở phụ nữ sau 35 tuổi, người già bằng cách: kiểm soát cân nặng hợp lý, duy trì hoạt động thể dục thể thao đều đặn kết hợp với bổ sung đủ vitamin D+ canxi phù hợp theo từng độ tuổi.

Loãng xương là gì?

Loãng xương được cho là một loại bệnh thuộc về Cơ Xương Khớp, bệnh loãng xương là hiện tượng tăng phần xốp của xương do giảm số lượng chất nền xương (bone matrix), giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích xương, là hậu quả của việc suy giảm các khung protein và lượng calci gắn với các khung này.

phong-chong-benh-loang-xuong

Triệu chứng lâm sàng loãng xương là gì?

Những biểu hiện lâm sàng chỉ xuất hiện khi trọng lượng xương giảm trên 30%. Sự xuất hiện từ từ tự nhiên hoặc sau một chấn thương, đôi khi tình cờ chụp X quang mà thấy.

Đau và hạn chế vận động cột sống, cánh chậu, bả vai. Tái phát từng đợt, thường sau khi vận động nhiều, chấn thương nhẹ, thay đổi thời tiết.

Cột sống giảm dần chiều cao, biến dạng đường cong sinh lý dẫn đến gù vùng lưng hay thắt lưng, chiều cao cơ thể giảm đi rõ rệt so với khi còn trẻ tuổi. Xương dễ gẫy, đôi khi chỉ một chấn thương nhẹ cũng làm gẫy cổ xương đùi, gẫy đầu dưới xương quay, gẫy lún đốt sống.

Phòng ngừa loãng xương như thế nào?

Việc phòng ngừa loãng xương cần thực hiện trong suốt cả cuộc đời, phải bắt đầu từ khi còn nhỏ, trước giai đoạn dậy thì. Đặc biệt lứa tuổi lên 10 ở nữ và 13 với nam là thời kỳ xương phát triển với tốc độ nhanh nhất, nếu muốn khối lượng xương đỉnh đạt mức tối đa thì phải tác động vào giai đoạn này. Khi khối lượng xương đỉnh tăng 10% sẽ giảm được 50% nguy cơ gãy xương do loãng xương trong suốt cuộc đời.

phong-chong-benh-loang-xuong

Khối lượng xương đỉnh phụ thuộc vào yếu tố cá thể bao gồm vấn đề di truyền, chuyển hóa và nội tiết. Chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng cung cấp lượng canxi và protein hàng ngày để có thể có đủ nguyên vật liệu cho quá trình tạo xương. Đặc biệt, vận động thể lực sẽ giúp tăng quá trình tạo xương.

  • Kiểm soát và ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ.
  • Bổ sung canxi và vitamin D trong chế độ ăn hàng ngày, sống lành mạnh.
  • Duy trì hoạt động thể dục thể thao.

Kiểm soát và ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ loãng xương bao gồm nhiều công việc khác nhau, trong đó nguyên tắc đầu tiên là từ bỏ các thói quen có hại.

Thuốc lá và rượu là những chất làm giảm mật độ xương một cách rõ rệt. Một số báo cáo cho rằng dùng nhiều cà phê, ca cao cũng góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng loãng xương.

Một số quan niệm dân gian sai lầm cần phải thay đổi. Chẳng hạn như một số người cho rằng ăn nhiều thực phẩm chứa canxi sẽ làm tăng gai cột sống, vôi hóa cột sống, sỏi thận, sỏi mật… Đó là quan niệm sai lầm vì các loại sỏi chẳng liên quan gì đến chất canxi chúng ta uống vào, còn gai cột sống hay vôi hóa cột sống vẫn hình thành dù có uống canxi hay không.

Cần xây dựng một thói quen uống sữa và sử dụng các sản phẩm từ sữa cho cả trẻ em và người lớn. Đặc biệt sữa hoặc các thức ăn giàu canxi đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa loãng xương ở phụ nữ lớn tuổi.

Trong cơ thể con người, 99% canxi tập trung ở xương, chỉ 1% trong máu và các tổ chức. Nếu chế độ ăn không cung cấp đủ chất này, nồng độ canxi trong máu sẽ hạ xuống, buộc cơ thể phải huy động canxi từ xương ra để phục vụ cho hoạt động của các tổ chức, lâu ngày sẽ dẫn đến loãng xương.

Một số loại thức ăn giàu canxi bao gồm pho mát, kem, các loại rau xanh, sữa ít béo, cá hồi, cá mòi, đậu phụ, sữa chua…

Vitamin D cũng là thành phần không thể thiếu trong quá trình tạo xương. Cơ thể con người có thể tự tổng hợp vitamin D qua da dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời.

Canxi và vitamin D là hai thành phần không thể thiếu trong quá trình tạo xương. Mỗi ngày một người trưởng thành cần tối thiểu 1.000 mg canxi và 800 đến 1.000 đơn vị vitamin D mới giúp cơ thể hấp thụ tốt canxi từ thức ăn.

Việc bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D tuy không giúp ngăn chặn hoàn toàn quá trình mất xương của cơ thể, song nó đảm bảo cung cấp đầy đủ những vật liệu mà cơ thể cần để tạo xương mới.

Vận động và tập thể dục cũng là biện pháp tối ưu để phòng ngừa loãng xương, thậm chí còn quan trọng hơn việc bổ sung canxi qua đường ăn uống. Tùy theo sức khỏe và tuổi tác mà tăng hay giảm cường độ, thời lượng luyện tập cho phù hợp.

Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên có tác dụng kích thích quá trình tạo xương, giảm nguy cơ gãy xương ở bệnh nhân loãng xương, phòng ngừa loãng xương ở người chưa mắc bệnh. Các môn luyện tập được khuyến khích như:

+ Luyện tập có chịu sức nặng của cơ thể gồm đi bộ, chạy bộ, tennis, golf, cầu lông, khiêu vũ…

+ Luyện tập có sức kháng trở gồm tập tạ, tập với máy, đạp xe đạp tại chỗ.

+ Luyện tập thăng bằng gồm thái cực quyền, yoga.

Nhu cầu canxi hàng ngày theo khuyến cáo của WHO

Những lưu ý khi bổ sung canxi cho cơ thể bằng thực phẩm

Ăn thực phẩm giàu đạm ở mức vừa phải cũng giúp phòng tránh loãng xương. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều đạm cũng dẫn đến loãng xương do làm tăng đào thải canxi qua nước tiểu.

Có nhiều chất trong thực phẩm gây hao hụt canxi do làm giảm hấp thu hoặc tăng đào thải canxi, chẳng hạn chất xơ và một số chất kết hợp như phytat, oxalat (trong rau dền), cà phê, ca cao, chất béo no…

Ngược lại, một số chất khác lại làm tăng hấp thu canxi, như đường lactose trong sữa, nên đây được xem là thực phẩm phòng ngừa loãng xương lý tưởng, vitamin K, các thực phẩm chứa nội tiết tố nữ như đậu tương, giá đỗ…

Tóm lại, việc điều trị loãng xương là khá khó khăn và tốn kém. Hi vọng với những lời khuyên trên sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh tốt nhất dù rằng bước vào tuổi đôi mươi khi mà bộ xương của chúng ta gần như đã phát triển đầy đủ.

tu khoa:

  • biện pháp phòng ngừa loãng xương đơn giản
  • sữa chống loãng xương anlene
  • thuốc chống loãng xương
  • bệnh loãng xương và cách điều trị
  • thuốc điều trị loãng xương fosamax
  • điều trị loãng xương ở người già
Bài viết liên quan
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...

Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?
Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?

Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?

Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...

5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất
5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất

Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...

Subscribe to newsletter