
Mẹ bầu sau sinh mổ cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, quả, hạt các loại, sữa tươi, canh hầm giò lợn,… để có nhiều sữa. Hạn chế chất kích thích, cá biển, hải sản các loại và các món kiêng cữ bên dưới.
Thời gian từ khi xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ như: vỡ ối, bụng tụt xuống, dịch nhầy ra nhiều hơn, cơn co thắt tử cung cũng không hề giảm đi, mà tăng lên theo thời gian…. cho đến lúc sinh thật sự dài hay ngắn tùy theo cơ địa và sức khỏe của từng mẹ bầu.
Thời gian từ khi xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ như: vỡ ối, bụng tụt xuống, dịch nhầy ra nhiều hơn, cơn co thắt tử cung cũng không hề giảm đi, mà tăng lên theo thời gian…. cho đến lúc sinh thật sự dài hay ngắn tùy theo cơ địa và sức khỏe của từng mẹ bầu.
Để nhận biết được các cơn co thắt trong chuyển dạ thật, mẹ bầu hãy dựa vào các đặc điểm sau:
Vị trí cơn đau: Cơn đau trong chuyển dạ giả chỉ xuất hiện ở vùng bụng dưới. Còn cơn đau thật thì thường bắt đầu từ vùng lưng dưới, sau đó lan sang hết bụng trên, bụng dưới, thậm chí cả hai bên sườn, hai bên bắp đùi.
Mức độ đau: Các cơn gò Braxton-Hicks không gây cho mẹ cảm giác đau đớn mà chỉ khó chịu. Trong khi đó, cơn đau trong chuyển dạ thật rất đau đớn (nỗi đau tương tự như khi mẹ bị gãy 20 cái xương sườn một lúc). Mức độ đau lớn đến mức khiến mẹ không còn đủ sức lực để nói chuyện.
Nhịp điệu cơn co: Cơn gò giả diễn ra thất thường, có thể kéo dài hoặc nhanh chóng biến mất. Còn cơn gò thật thì đều đặn, có nhịp điệu. Lúc đầu, mẹ có thể cảm nhận được khoảng 10 phút xuất hiện 1 cơn co, sau đó tăng lên 10 phút 2 cơn co rồi 10 phút 3 cơn co,… Thông thường các cơn co sẽ cách nhau 5 – 10 phút và có nhiều hơn 5 cơn co trong vòng một tiếng.
Một điểm nữa là các cơn gò Braxton-Hicks có thể thuyên giảm hoặc biến mất khi mẹ thay đổi tư thế còn khi đã chuyển dạ thật thì dù mẹ làm gì các cơn co thắt tử cung cũng không hề giảm đi, mà tăng lên theo thời gian.
Ngoài cách phân biệt trên, mẹ có thể nhận biết các cơn co thắt thật khi chúng diễn ra trong hoặc sau khi xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ như: bụng bầu tụt xuống, tăng tiết dịch nhầy âm đạo, dịch nhầy có màu nâu, rò rỉ nước ối, đau lưng,…
Mẹ bầu thường cảm nhận được các cơn co thắt giả từ những tháng đầu khi bước vào giai đoạn mang thai 3 tháng cuối. Ban đầu, các cơn co này diễn ra khá nhẹ nhàng, nhưng càng gần ngày sinh, các cơn co càng xuất hiện dày đặc với cường độ mạnh hơn khiến nhiều mẹ không phân biệt được đâu là dấu hiệu chuyển dạ giả và thật.
Trên thực tế, không có một khoảng thời gian chính xác giữa các cơn co thắt giả và thời điểm mẹ bầu “vỡ chum”. Vì điều này phụ thuộc vào cơ địa của từng mẹ bầu. Mẹ chỉ có thể nhận biết mình sắp sinh bằng cách dựa trên đặc điểm của các cơn chuyển dạ thật.
Khi mẹ đã biết chắc là các cơn co thắt giả dựa vào các đặc điểm trên thì mẹ có thể giảm sự khó chịu của chúng bằng cách ngồi hoặc nằm xuống. Nếu mức độ đau vẫn không thuyên giảm, mẹ nên ngâm mình trong bồn nước ấm nhé. Tuy nhiên, mẹ cần nhớ không nên ngâm quá lâu và hãy chắc chắn là nhiệt độ trong nước ấm vừa phải, không quá nóng nhé.
Trong trường hợp, các cơn co thắt giả xuất hiện kèm theo các triệu chứng dưới đây, mẹ cần nhập viện ngay lập tức vì rất có thể mẹ sắp sinh:
Xuất huyết âm đạo.
Ối vỡ, đặc biệt là khi dịch ối chảy ra có màu nâu hoặc xanh lá, chứng tỏ thai nhi có nguy cơ suy thai cấp tính.
Mẹ bầu cảm thấy hoa mắt, đau đầu, sưng phù nghiêm trọng. Đây là dấu hiệu đặc trưng của tiền sản giật – một biến chứng vô cùng nguy hiểm cuối thai kỳ.
Trên thực tế, không có một khoảng thời gian rõ ràng giữa chuyển dạ thật và chuyển dạ giả vì nó phụ thuộc vào từng mẹ bầu. Mẹ chỉ có thể phân biệt chúng dựa trên các đặc điểm về mức độ đau cũng như tần suất của các cơn co. Vì thế mẹ bầu cần theo dõi kỹ lưỡng những dấu hiệu quan trọng trên nhé!
Từ khóa liên quan:
Mẹ bầu sau sinh mổ cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, quả, hạt các loại, sữa tươi, canh hầm giò lợn,… để có nhiều sữa. Hạn chế chất kích thích, cá biển, hải sản các loại và các món kiêng cữ bên dưới.
Để có nhiều sữa sau sinh mẹ cần lưu ý: cho con bú đều đặn và đúng cách, đủ cả 2 bên, uống thêm sữa và nước, ăn một số loại thực phẩm như: đu đủ, mướp hương, đậu đỏ, rau ngót, rau mồng tơi,… giúp lợi sữa, thông sữa rất...
Phụ nữ đang cho con bú có thể dùng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin dùng hàng ngày hiệu quả và an toàn ở nhóm đối tượng phụ nữ cho con bú, thuốc hiện có trên thị trường là Embevin. Dạng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể sử dụng...
Dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày mẹ cần lưu ý: đau lưng, tiêu chảy bất thường kèm theo ra máu nâu, hoặc rò rỉ nước ối, cảm giác khác lạ ở bụng bầu như cảm thấy bụng tụt hẳn xuống, mẹ cảm thấy đau lưng, bé cựa quậy ít hơn...
Bí quyết trị rạn da cho bà bầu sau sinh bằng: rượu nghệ, nghệ với mật ong hoặc nghệ với sữa chua hiệu quả sau 2-4 tuần với tác dụng làm trắng da, tái tạo da, giúp da săn chắc & làm lành vết rạn da trong quá trình mang thai để lại.