Đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm không?

Đau bụng dưới khi mang thai là hiện tượng bình thường với nhiều nguyên nhân: mẹ bầu bị táo bón, giãn dây chằng, thai nhi làm tổ,… nhưng mẹ bầu cần phân biệt với triệu chứng về tiền sản giật hay mang thai ngoài tử cung qua bài viết bên dưới.

Đau bụng dưới khi mang thai là hiện tượng bình thường với nhiều nguyên nhân: mẹ bầu bị táo bón, giãn dây chằng, thai nhi làm tổ,… nhưng mẹ bầu cần phân biệt với triệu chứng về tiền sản giật hay mang thai ngoài tử cung qua bài viết bên dưới.

Nguyên nhân bà bầu bị đau bụng dưới khi mang thai

Đau bụng dưới khi mang thai là một trong những vấn đề mà rất nhiều mà bà bầu gặp phải. Hiện tượng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có những nguyên nhân có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé.

dau-bung-duoi-khi-mang-thai

Theo các chuyên gia, đau tức bụng dưới khi mang thai có thể được gây ra bởi những nguyên nhân thông thường không đáng lo ngại như sau:

Khi mang thai, chế độ dinh dưỡng của các mẹ thường thiên về việc bổ sung các chất dinh dưỡng, mà bỏ quên việc bổ sung các loại chất xơ trong thực đơn.

Trong khi đó cơ thể các mẹ có thai thường tiết ra một lượng lớn hormone để ổn định và duy trì sự phát triển của thai nhi. Loại hormone này khiến cho hoạt động của hệ tiêu hóa trở nên chậm chạp hơn, với mục đích giúp cơ thể của các mẹ có thể hấp thụ dinh dưỡng một cách đầy đủ.

Đồng thời sự gia tăng kích thước tại tử cung là nguyên nhân dẫn tới việc trực tràng của bạn bị chèn ép và hoạt động thiếu hiệu quả. Từ đó dễ gây ra tình trạng táo bón. Táo bón kéo dài có thể gây ra hiện tượng đau tức tại bụng dưới.

Sau khi quá trình thụ thai diễn ra, thai nhi sẽ nhanh chóng di chuyển vào tử cung và làm tổ. Quá trình làm tổ của thai nhi có thể gây ra những hiện tượng đau tức bụng dưới, đau râm ran.

Quá trình này sẽ diễn ra trong vài ngày và các triệu chứng có thể giảm dần khi thai đã bám vào tử cung và làm tổ.

Sự gia tăng của kích thước tử cung khiến cho hệ thống dây chằng của các mẹ liên tục căng dãn và dầy lên.

Quá trình này sẽ khiến cho bụng của bạn luôn trong tình trạng đau tức khó chịu, nhất là trong những tháng giữa và cuối của thai kỳ.

Ngoài ra đau tức bụng dưới khi mang thai còn do đầy bụng, khó tiêu hóa… Loại bỏ những nguyên nhân gây đau tức bụng dưới thông thường mà chúng tôi vừa kể ở trên, thì đau tức bụng dưới khi mang thai đều là những dấu hiệu cảnh báo rất nhiều vấn đề nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Bị đau bụng dưới khi mang thai có sao không?

Mang thai tháng đầu đau bụng dưới là lo lắng của rất nhiều bà bầu. Cứ 10 bà bầu đau bụng thì đến 9 người vội vàng đi tìm bác sĩ sản (hãy đến cơ sở khám sản khoa), bởi các mẹ đều lo sợ khi bụng có cảm giác đau. Trên các diễn đàn, mang thai tháng đầu đau bụng dưới là chủ đề được nhiều bà bầu quan tâm, nhất là những bà bầu lần đầu tiên mang thai, chưa có những trải nghiệm về thai kỳ.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, bà bầu không nên quá lo lắng khi thấy đau bụng râm râm trong tháng đầu mang thai. Bởi mang thai tháng đầu đau bụng dưới là dấu hiệu thai đang làm tổ. Đó là hiện tượng hết sức bình thường.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho biết, trong những tuần đầu của thai kỳ, bụng dưới có cảm giác tưng tức khi thai đang tìm cách bám vào tử cung. Bạn cũng có thể đau bụng nếu bạn ốm nghén và nôn ọe.

Khi thai lớn hơn, cảm giác đau thường là do sự căng cơ và dây chằng vì đang phải nâng đỡ tử cung đang ngày càng lớn. Bạn có thể cảm thấy điều này khi thay đổi tư thế, khi ho hay khi ngồi xổm và đứng dậy. Dịch vị tăng, cảm giác đầy bụng cũng có thể gây ra cảm giác đau trong những tháng cuối trước sinh.

Trứng được thụ tinh nhưng không thể làm tổ ở bên trong của tử cung, khiến cho nữ giới thường phải hứng chịu các cơn đau tức bụng dưới trong những tuần đầu của thai kỳ.

Theo các chuyên gia có thai ngoài tử cung nếu không được điều trị kịp thời, sẽ gây đe dọa đến tính mạng và khả năng sinh sản sau này của các chị em.

Biểu hiện của nữ giới có thai ngoài tử cung bao gồm:

  • Đau tức bụng dưới, chảy máu âm đạo, nhức mỏi vai gáy, đau đớn khi đi đại tiện.
  • Đặc biệt, tình trạng chảy máu âm đạo sẽ diễn ra ngày càng trầm trọng cùng với những cơn đau bụng dữ dội hơn.

Dấu hiệu đầu tiên của hiện tượng sinh non là sự co thắt của tử cung và giãn rộng của cổ tử cung. Điều này đã gây ra những cơn đau tức bụng dưới của nữ giới.

Theo các chuyên gia, nếu hiện tượng đau tức bụng dưới kèm theo hiện tượng chuột rút, đau lưng, tiết dịch âm đạo bất thường, thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn có khả năng sinh non. Bạn nên tới ngay các cơ sở y tế để khám và có những biện pháp điều trị kịp thời.

Hiện tượng sảy thai thường diễn ra trong khoảng 20 tuần đầu tiên của thai kỳ. Hiện tượng này không chỉ được cảnh báo bằng việc đau tức bụng dưới, mà còn chảy máu âm đạo liên tục trong nhiều giờ liền hoặc thậm chí tới vài ngày.

Tiền sản giật là một trong những hiện tượng biến chứng của tình trạng nhiễm độc thai nghén. Hiện tượng xảy ra chủ yếu ở các mẹ có thai trong thời kỳ đầu và phổ biến hơn ở những mẹ có tiền sử mắc các bệnh về thận, bệnh basedow và tiểu đường.

Tiền sản giật bao gồm các dấu hiệu như: Đau đầu khó chịu, buồn nôn trầm trọng, mờ mắt, đau bụng và choáng ngất…

Biểu hiện thường thấy của bong nhau thai non gồm có: Bụng dưới thường xuyên bị co thắt và đau tức, chuột rút, xuất huyết và dịch âm đạo bất thường.

Ngoài ra, nếu tinh ý các mẹ sẽ thấy hoạt động của thai kỳ trong cơ thể sẽ yếu ớt hơn. Hiện tượng bong nhau thai non thường xảy ra ở những tháng cuối thai kỳ. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi và sức khỏe của mẹ.

Nhiễm trùng đường nước tiểu xảy ra ở các mẹ khi mang thai sẽ gây ra những biến chứng phức tạp tới sức khỏe của mẹ và bé.

Đặc biệt nhiễm trùng nước tiểu kéo dài có thể gây suy thận. Biểu hiện của hiện tượng nhiễm trùng nước tiểu bao gồm:

  • Đau buốt và bỏng rát khi đi tiểu, nước tiểu đục, có mùi mạnh và đôi khi có thể lẫn máu và mủ
  • Đau tức tại vùng bụng dưới, đau lưng dưới và kèm theo sốt cao, ớn lạnh.

dau-bung-duoi-khi-mang-thai

Nếu là do những nguyên nhân thông thường thì các sản phụ có thể áp dụng những cách sau để làm giảm cơn đau bụng lâm râm khi mang thai:
  • Nghỉ ngơi khi các cơn đau ập đến là cách ứng phó nhanh nhất khi bị chuột rút.
  • Ngồi xuống một lúc.
  • Nếu bạn đau phía bên trái, thử nằm nghiêng sang phải và gác chân lên.
  • Tắm nước ấm.
  • Dùng túi nước ấm để chườm khu vực bị đau.
  • Thư giãn tinh thần.
  • Đôi khi, việc quan hệ và đạt cực khoái cũng có thể làm cho bạn bị chuột rút và có một cơn đau lưng nhẹ. Nhưng đừng lo lắng, hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy cực khoái kích thích sự chuyển dạ.
  • Bạn có thể làm giảm khả năng bị chuột rút bằng cách quan hệ nhẹ nhàng và chậm rãi. Massage lưng sau đó cũng có thể giúp bạn làm dịu cơn đau.

Đau bụng dưới khi mang thai là hiện tượng thường xuyên xảy ra trong quá trình mang thai đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kì đây cũng là một hiện tượng bình thường không nên quá lo lắng. Nếu cơn đau kèm theo những dấu hiệu nguy hiểm thì mẹ bầu nên đến bác sĩ để được thăm khám. pnviet.com chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!

Từ khóa liên quan:

  • hien tuong dau bung duoi khi mang thai
  • dau bung duoi khi mang thai co nguy hiem
  • dau bung duoi khi mang thai co sao khong
  • nguyên nhân và dấu hiệu sinh non
  • dau hieu sinh non o thang thu 8
  • dau hieu sinh non o tuan 36
Bài viết liên quan
Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?
Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?

Mẹ bầu sau sinh mổ cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, quả, hạt các loại, sữa tươi, canh hầm giò lợn,… để có nhiều sữa. Hạn chế chất kích thích, cá biển, hải sản các loại và các món kiêng cữ bên dưới.

Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa?
Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa?

Để có nhiều sữa sau sinh mẹ cần lưu ý: cho con bú đều đặn và đúng cách, đủ cả 2 bên, uống thêm sữa và nước, ăn một số loại thực phẩm như: đu đủ, mướp hương, đậu đỏ, rau ngót, rau mồng tơi,… giúp lợi sữa, thông sữa rất...

Phụ nữ cho con bú có dùng thuốc tránh thai được không?
Phụ nữ cho con bú có dùng thuốc tránh thai được không?

Phụ nữ đang cho con bú có thể dùng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin dùng hàng ngày hiệu quả và an toàn ở nhóm đối tượng phụ nữ cho con bú, thuốc hiện có trên thị trường là Embevin. Dạng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể sử dụng...

Những dấu hiệu chuyển dạ CHÍNH XÁC NHẤT báo mẹ sắp sinh em bé
Những dấu hiệu chuyển dạ CHÍNH XÁC NHẤT báo mẹ sắp sinh em bé

Dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày mẹ cần lưu ý: đau lưng, tiêu chảy bất thường kèm theo ra máu nâu, hoặc rò rỉ nước ối, cảm giác khác lạ ở bụng bầu như cảm thấy bụng tụt hẳn xuống, mẹ cảm thấy đau lưng, bé cựa quậy ít hơn...

Bí quyết trị rạn da sau sinh bằng nghệ hiệu quả sau 2-4 tuần
Bí quyết trị rạn da sau sinh bằng nghệ hiệu quả sau 2-4 tuần

Bí quyết trị rạn da cho bà bầu sau sinh bằng: rượu nghệ, nghệ với mật ong hoặc nghệ với sữa chua hiệu quả sau 2-4 tuần với tác dụng làm trắng da, tái tạo da, giúp da săn chắc & làm lành vết rạn da trong quá trình mang thai để lại.

Subscribe to newsletter