Dấu hiệu của bệnh gout & cách phòng tránh

Dấu hiệu bệnh gout nhận biết qua các biểu hiện như: đau nhức xương khớp về đêm, đau nhức sau khi ăn hải sản, thực phẩm giàu đạm. Phòng & điều trị gút bệnh nhân cần kiêng các loại thực phẩm giàu đạm, đồ uống có gas, thức uống có cồn.

Dấu hiệu bệnh gout nhận biết qua các biểu hiện như: đau nhức xương khớp về đêm, đau nhức sau khi ăn hải sản, thực phẩm giàu đạm. Phòng & điều trị gút bệnh nhân cần kiêng các loại thực phẩm giàu đạm, đồ uống có gas, thức uống có cồn.

Bệnh gout là gì?

Bệnh gout (gút) là 1 dạng viêm khớp thể hiện qua những cơn đau, sưng khớp. điểm đặc thù là đau nhức, sưng, đỏ, và nóng cũng như cứng (khó cử động) trong 1 hay nhiều khớp. Nếu bệnh gout không được điều trị, các cơn đau cứ tái đi tái lại và có thể gây ra thương tổn khớp, gân, và các mô khác. Bệnh gout phổ biến nhất trong nam giới (trên 40).

dau-hieu-benh-gout

Nguyên nhân gây ra bệnh gout

Bệnh gout xuất hiện do quá trình sản xuất, đào thải axit uric trong máu qua thận theo đường nước tiểu bị rối loạn. Khi lượng axit uric trong máu tăng lên quá nhiều, tích lũy dần dần theo thời gian sẽ bị lắng đọng thành những tinh thể sắc nhọn có hình kim tại các khớp hoặc các bao quanh khu vực các khớp gây ra triệu chứng đau đớn, viêm sưng khớp.

Ở Việt Nam, bệnh gout thường gặp ở nam giới (chiếm 99%) ở độ tuổi 30-50 tuổi hoặc nữ giới sau tuổi tiền mãn kinh (50-70 tuổi).

Các yếu tố liên quan như gia đình có người bị bệnh gout (gen di truyền), thói quen sinh hoạt (sử dụng nhiều rượu, bia,…) hoặc gặp các bệnh lý khác về sức khỏe (đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu, béo phì…) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout lên từ 3-5 lần so với người bình thường.

Biểu hiện của bệnh gout là gì?

Thường thì bệnh gút xảy ra rất đột ngột, người bệnh đột nhiên thấy đau dữ dội vùng khớp đặc biệt là ngón chân cái và cũng không quá khó để nhận biết các triệu chứng của bệnh gút. Dưới đây là một số cách giúp bạn nhận biết sớm căn bệnh này hãy cùng pnviet.com tìm hiểu nhé !

Nồng độ axit uric trong máu  cao nhưng lại không gây ra những triệu chứng đáng chú ý. Khi những tinh thể axit uric này tích tụ tại 1 khớp thì thường gây ra những đợt viêm khớp cấp với biểu hiện nóng, sưng mềm và đau ở một số khớp, đặc biệt là ngón chân cái.

Đau nhiều đến mức không chịu nổi vào ban đêm, kéo dài đến mấy tiếng. Sau khi cơn đau giảm đi, có thể nhận thấy dấu hiệu bệnh gút như bong tróc da hay ngứa, đau ở xung quanh khớp bị đau. Hầu hết, vùng da quanh các khớp này thường bị tím đỏ như nhiễm trùng.

Người bệnh có triệu chứng sốt, lạnh run và khó khăn trong việc cử động cơ thể. Những hạt tophi nổi trên các khớp hoặc xung quanh khớp hay ở vành tai.

Một số trường hợp người bệnh không xuất hiện các triệu chứng bệnh Gút đầy đủ nhưng khi đã xuất hiện các triệu chứng này có nghĩa là axit uric đã tích tụ và kết tủa trong một số khớp.

Tuy nhiên cơn đau thường giảm trong vòng vài ngày hoặc 1 tuần rồi sau đó không xuất hiện cho đến khoảng 2 năm sau nên trong thời gian này có nhiều người tưởng đã khỏi bệnh.

Cơn đau khớp xảy ra thường xuyên, kéo dài và xảy ra ở nhiều khớp. Người bệnh gặp những cơn đau nhẹ trong vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên cũng có thể bị những cơn đau kinh khủng dai dẳng trong vài tuần hoặc đến vài tháng. Khoảng cách những cơn đau không rõ ràng, nhưng càng để bệnh lâu thì những cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn.

dau-hieu-benh-gout

Viêm nhiều khớp ở tay chân có thể đối xứng kèm theo nhiều cục u xuất hiện ở các khớp ngón tay, bàn tay, cổ tay, ngón chân, bàn chân, mắc cá, đầu gối…

Sưng túi dịch đệm ở khủy tay, đầu gối. Lâu ngày các khớp có thể bị biến dạng, co cứng khó cử động hoặc teo cơ,… Nhiều người có thể bị mắc bệnh tim mạch, sỏi thận, suy thận mạn tính,…

Cách phòng tránh bệnh gout

Uống nhiều nước (nước lọc, nước hoa quả, sữa), đặc biệt là nước khoáng có kiềm( như nước khoáng Quang Hanh..) để tăng cường thải tiết acid uric qua nước tiểu. Kiêng rượu bia và các chất kích thích như ớt, cà phê, hạt tiêu.

Ăn nhiều rau xanh, hoa quả như xà lách, cà rốt, bắp cải, dưa chuột, dưa gang, khoai tây, cà chua, măng, rau actiso. Có thể ăn trứng, sữa và các chế phẩm phomat trắng không lên men…

Sinh hoạt điều độ, làm việc nhẹ nhàng, tránh lạnh, tránh mệt mỏi cả tinh thần và thể chất (lao động quá mức, chấn thương…). Cần tập thể dục phù hợp và duy trì liên tục như: đi bộ, bơi, cầu lông, bóng bàn, đạp xe…

Đối với các bệnh nhân thừa cân và béo phì cần áp dụng chế độ ăn giảm năng lượng, giảm mỡ. Chế độ ăn giảm đạm ( thịt ăn không quá 150g/ngày), đặc biệt cần hạn chế ăn các thức ăn có chứa nhiều purin như phủ tạng động vật (lòng lợn tiết canh, gan, thận, óc, dạ dày, lưỡi)…các loại thịt có màu đỏ và các loại hải sản.

Người bị gout nên kiêng ăn những gì?

  • Hải sản các loại.
  • Các loại thịt có màu đỏ như : Thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê…
  • Phủ tạng động vật như : Lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc…
  • Trứng gia cầm nói chung, nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn…

dau-hieu-benh-gout

  • Giảm các thực phẩm giàu chất béo như : Mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như: Mì tôm, thức ăn nhanh.
  • Đạm thực vật: Đậu hạt nói chung, nhất là các loại đậu ăn cả hạt như : đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh…
  • Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: Măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà (dọc mùng) vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.
  • Không ăn khuya để giảm bớt gánh nặng làm việc cho gan (Gan là cơ quan chuyển hóa đạm, sinh acid uric).

dau-hieu-benh-gout

  • Tuyệt đối không uống bất kỳ một dạng chất cồn nào như : Rượu, bia, cơm rượu,
  • Hạn chế đồ uống có gaz, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gút
  • Giảm các đồ uống có vị chua như : nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ kết tủa urat ở ống thận (do acid lactic trong các đồ uống đó chiếm hết đường đào thải acid uric), tăng nguy cơ sỏi thận.

Khi có những triệu chứng kể trên, bạn phải đặc biệt lưu ý đến bệnh gút và cần đi khám sớm nhằm tìm ra phác đồ điều trị thích hợp cho tình trạng của bạn, tránh để bệnh kéo dài trong tình trạng không được điều trị khiến bệnh càng thêm nặng và xảy ra những biến chứng đáng tiếc.

Từ khóa liên quan:

  • bệnh gout kiêng ăn gì
  • bệnh gút có chữa khỏi được không
  • bệnh gout nguyên nhân và cách điều trị
  • điều trị bệnh gout bằng thuốc nam
Bài viết liên quan
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...

Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?
Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?

Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?

Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...

5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất
5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất

Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...

Subscribe to newsletter