Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...
Những dấu hiệu vô sinh ở nữ thường có các biểu hiện như: kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh âm ỉ, khí hư, quan hệ không dùng các biện pháp tránh thai sau 1 năm mà vẫn không có thai,…dưới đây là những thông tin chi tiết.
Những dấu hiệu vô sinh ở nữ thường có các biểu hiện như: kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh âm ỉ, khí hư, quan hệ không dùng các biện pháp tránh thai sau 1 năm mà vẫn không có thai,…dưới đây là những thông tin chi tiết.
Là phụ nữ, ai cũng mong muốn được làm mẹ, được nghe tiếng khóc của trẻ con, vì đó là thiên chức vô cùng cao quý. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện tại, không phải ai cũng may mắn có được thiên chức đó. Bởi vấn đề vô sinh, hiếm muộn vẫn đang là nỗi lo lắng, bất an cho nhiều gia đình. Hiểu biết thêm về một số dấu hiệu vô sinh sẽ giúp bạn có những hướng giải quyết tích cực và kịp thời nhất.
Trong bài viết dưới đây, pnviet.com xin được chia sẻ đến bạn những dấu hiệu để nhận biết vô sinh ở nữ giới.
Nếu chu kỳ kinh của bạn thường xuyên bị sớm hoặc chậm, lượng máu kinh thay đổi thất thường (quá nhiều hoặc quá ít), ngày có kinh kéo dài… thì có thể đó là triệu chứng suy hoàng thể hoặc viêm nội mạc tử cung. Hai bệnh này nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến buồng trứng và khó thụ thai.
Đây là dấu hiệu vô sinh số một ở nữ giới. Kinh nguyệt không đều có thể làm bạn bị tổn thương ở các bộ phận như: cổ tử cung, buồng trứng, tuyến yên, lạc nội mạc tử cung,…
Bên cạnh đó, nó còn gây viêm vùng chậu, u xơ tử cung, tăng sản tuyến nội mạc tử cung,… dẫn đến các bệnh suy buồng trứng, trứng kém chất lượng hoặc chứng không rụng. Bạn sẽ trở nên khó thụ thai khi mắc phải những tình trạng này.
Khí hư bất thường là tình trạng khí hư ra nhiều, có màu vàng, có dạng sệt hoặc dạng nước, kèm theo ngứa rát âm đạo và một số các dấu hiệu bất thường khác.
Nếu tình trạng này kéo dài, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và sàng lọc các bệnh có thể mắc phải. Qua đó, bạn mới có biện pháp ngăn ngừa và phòng tránh kịp thời những vấn đề cản trở việc mang thai của bạn.
Chị em đừng bỏ qua hiện tượng đau bụng kinh vì chủ quan cho rằng đây là vấn đề thường gặp. Vì rất có thể nó chính nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến vô sinh.
Ngoài ra, đau bụng kinh (đau vùng thắt lưng hoặc đau bụng dưới) thường là do bạn mắc phải các bệnh viêm nhiễm các cơ quan sinh sản, về lâu dài có thể dẫn đến hiếm muộn, vô sinh.
Nếu trong thời gian 1 năm sau khi cưới, bạn vẫn quan hệ tình dục đều đặn 2-3 lần/ tuần, không sử dụng bất kỳ phương pháp tránh thai nào mà vẫn không có thai thì có thể được coi là hiếm muộn hoặc có nguy cơ vô sinh.
Trường hợp này không phải hoàn toàn do người phụ nữ, rất có thể chồng bạn gặp vấn đề về sức khỏe sinh sản. Vì vậy, để biết chắc chắn rằng ai bị vô sinh thì 2 vợ chồng cần đi khám bác sĩ để biết được nguyên nhân chính xác.
Một trong những nguyên nhân gây vô sinh – hiếm muộn đó là liên quan đến các bệnh viêm nhiễm qua đường sinh sản, các bệnh do nạo phá thai ở tuổi vị thành niên và thành niên.
Trong cuộc sống hiện đại, phụ nữ lập gia đình muộn, việc trì hoãn có con lâu dần cũng làm gia tăng tỉ lệ hiếm muộn – vô sinh. Hoặc bạn thường xuyên sử dụng các loại thuốc tránh thai cấp tốc không theo chỉ định cũng có thể làm tăng tỉ lệ vô sinh ở nữ.
Bên cạnh đó, thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm nhiễm hóa chất, sống trong môi trường ô nhiễm, lười vận động hoặc sử dụng các chất kích thích cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới.
Trên đây là những dấu hiệu vô sinh ở nữ giới không nên chủ quan. Nếu gặp những dấu hiệu kể trên bạn cần phải đi khám và điều trị kịp thời. Chị em phụ nữ cũng cần dựa vào những nguyên nhân gây vô sinh để có cách phòng tránh nhằm bảo vệ sức khỏe sinh sản tốt nhất.
Từ khóa liên quan:
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...
Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...
Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...
Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...
Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...