Dị ứng nổi mề đay uống thuốc gì mau khỏi?

Điều trị dị ứng nổi mề đay cấp tính bằng Loratadine, Acrivastine Cetirizine cho hiệu quả nhanh. Mề đay mãn tính cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để điều trị tận gốc. Bị nổi mề đay nên kiêng: cá biển, thức ăn cay nóng, tiếp xúc với lông động vật, môi trường không khí bị ô nhiễm và một số khuyến cáo khác.

Điều trị dị ứng nổi mề đay cấp tính bằng Loratadine, Acrivastine Cetirizine cho hiệu quả nhanh. Mề đay mãn tính cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để điều trị tận gốc. Bị nổi mề đay nên kiêng: cá biển, thức ăn cay nóng, tiếp xúc với lông động vật, môi trường không khí bị ô nhiễm và một số khuyến cáo khác.

Phân biệt các dạng nổi mề đay

Nổi mề đay thường có hai loại:

Mề đay cấp tính: xảy ra đột ngột và biến mất nhanh sau vài giờ hoặc vài ngày. Bệnh hay gặp ở người trẻ và nguyên nhân thường gặp là do thức ăn hoặc thuốc.

Mề đay mãn tính: kéo dài trên 6 tuần, đa số là tự phát (vô căn). Trường hợp này phải dựa vào những nghiên cứu thật công phu, tỉ mỉ mới có thể tìm được nguyên nhân. Thuốc chống dị ứng chỉ giải quyết được triệu chứng tạm thời. Muốn điều trị hiệu quả thì cái chính là phải tìm cho ra nguyên nhân.

Triệu chứng dị ứng nổi mề đay thường thấy

Mề đay thông thường: bệnh bắt đầu đột ngột, rầm rộ ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể với những sẩn phù có màu hồng. Đặc biệt rất ngứa và có thể hợp lại thành mảng có giới hạn rõ lan rộng khắp người. Sau vài phút hay vài giờ thì lặn mất, không để lại dấu vết. Phát ban có thể lặn ở chỗ này và nổi ở chỗ khác.

di-ung-noi-day-uong-thuoc-gi

Phù mạch (còn gọi là phù Quincke): nổi ban đột ngột làm sưng to cả một vùng (mí mắt, môi, bộ phận sinh dục ngoài, niêm mạc…). Cho cảm giác căng nhiều hơn ngứa, có thể kèm theo nổi mề đay. Nếu phù ở lưỡi, thanh quản, hầu sẽ gây suy hô hấp, phải xử trí cấp cứu. Mề đay hay phù Quincke có thể đi kèm với những triệu chứng toàn thân như: sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu và nặng nhất là trụy tim mạch (sốc phản vệ) cần phải xử trí cấp cứu.

Da vẽ nổi: còn gọi là mề đay giả. Nếu dùng một vật đầu tù xát nhẹ lên da, vài phút sau, trên mặt da sẽ nổi gồ lên một vệt màu hồng. Có thể đi kèm nổi mề đay.

Ngoài ra, mề đay còn có những dạng khác như: sẩn nhỏ, sẩn – mụn nước hay xuất huyết.

Điều trị mề đay như thế nào cho mau khỏi?

Khi bị dị ứng nổi mề đay, tốt nhất là loại bỏ yếu tố gây bệnh nếu biết. Tránh một số thức ăn, một số thuốc có thể gây dị ứng. Tránh các chất kích thích như: gia vị, rượu, trà, cà phê. Nên ăn nhẹ, giảm muối.

Trường hợp gây ngứa, khó chịu nhiều, có thể dùng giấm thanh pha trong nước ấm (1 phần giấm 2 phần nước) để thoa hay tắm. Tránh dùng thuốc mỡ kháng histamin (phenergan) thoa vì dễ gây viêm da dị ứng. Mỡ corticoides ít hiệu quả, có thể gây một số tác dụng phụ (nhất là khi thoa trên diện tích quá lớn).

Dị ứng nổi mề đay uống thuốc gì?

Cách chữa bệnh mề đay mẩn ngứa bằng thuốc Tây tuân thủ theo nguyên tắc dứt điểm triệu chứng và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Có 2 loại thuốc thường xuyên được chỉ định là:

–  Menthol 1% hoặc dung dịch thuốc Calamine để thoa lên vùng da cần điều trị nổi mề đay nhằm giảm tình trạng mẩn ngứa sưng đỏ.

– Dung dịch Calamine bôi trực tiếp lên vùng da xuất hiện triệu chứng, sử dụng 3 – 4 lần/ngày để giảm ngứa và bong tróc.

– Các loại kháng sinh chữa nổi mề đay (Cream synalar-neomycin, Cream celestoderm-neomycin) dạng thuốc mỡ bôi lên vị trí sưng đỏ hoặc mụn nước giúp kháng khuẩn, chống lây lan.

Người bệnh uống theo chỉ định của bác sĩ nhằm mục đích hạn chế tình trạng sưng đỏ, nóng rát tại vùng da bị bệnh.

– Loratadine (Claritine).

– Acrivastine (Semprex).

– Astemizole (Hismanal).

– Cetirizine (zyrtec).

Đối với mề đay mãn tính: vì thường có liên quan tới các bệnh lý bên trong nên bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa khám. Bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân. Từ đó có cách điều trị thích hợp.

Dị ứng nổi mề đay kiêng ăn gì?

Ngoài việc kiêng gió lạnh, kiêng nước, người bị bệnh dị ứng, mề đay, sẩn ngứa phải tuân thủ theo chế độ ăn như sau:

Trong giai đoạn cấp tính, cần giảm ăn đường và muối vì đường trong máu tăng cao sẽ gây ra hiện tượng quá mẫn (dị ứng). Còn lượng muối nhiều sẽ gây kích ứng thần kinh ngoại biên. Kiêng những thức ăn gây kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu, ớt.

Trường hợp đang phù nề, rịn nước thì giảm thức ăn có nhiều nước như canh, súp; uống ít nước. Kiêng những thức ăn có nhiều đạm như tôm, cua, bò, gà, đồ hộp, lạp xưởng, chocolate, trứng, sữa,…

Nên ăn chế độ có nhiều vitamin A, B, C, ăn các thức dễ tiêu, có tác dụng chống táo bón như cà chua, cam, chanh, khoai lang, mướp đắng…

Đối với trẻ em: Cần ăn chế độ giảm đường, sữa bò đặc, lòng trắng trứng…

Cách tìm nguyên nhân gây dị ứng nổi mề đay

Đối với người bị bệnh mề đay, sau khi điều trị khỏi, nếu người bệnh vẫn chưa rõ dị ứng với loại thức ăn nào, cần ăn thử từng món để xem có dị ứng hay không.

Ví dụ, một ngày ăn toàn thịt gà (không ăn món nào khác). Nếu bị dị ứng thì xác định nguyên nhân do thịt gà gây nên.

Tóm lại, nổi mề đay ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần và công việc của bệnh nhân. Nhận biết sớm các nguyên nhân, dấu hiệu và lựa chọn đúng cách chữa sẽ giúp bệnh nhân tránh được những biến chứng nguy hiểm. pnviet.com hy vọng qua bài viết trên đã trang bị cho các bạn về bệnh dị ứng nổi mề đay và cách chữa bệnh cho mau khỏi.

tu khoa

  • dị ứng nổi mề đay kiêng gì
  • cách chữa dị ứng nổi mề đay
  • dị ứng nổi mề đay khắp người uống thuốc gì
  • dị ứng nổi mề đay khắp người có nguy hiểm không
  • cách chữa mề đay bằng lá khế
Bài viết liên quan
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...

Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?
Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?

Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?

Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...

5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất
5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất

Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...

Subscribe to newsletter