Độ tuổi thích hợp nhất để sinh con khỏe mạnh ở nữ là bao nhiêu?

Việc mang thai và sinh con là thiên chức của phụ nữ cũng là một giai đoạn đáng quý của cuộc đời. Độ tuổi mang thai thích hợp nhất là từ 20 – 35 tuổi để con sinh ra khỏe mạnh. Hãy cùng pnviet.com làm rõ vấn đề này qua bài viết bên dưới.

Việc mang thai và sinh con là thiên chức của phụ nữ cũng là một giai đoạn đáng quý của cuộc đời. Độ tuổi mang thai thích hợp nhất là từ 20 – 35 tuổi để con sinh ra khỏe mạnh. Hãy cùng pnviet.com làm rõ vấn đề này qua bài viết bên dưới.

Độ tuổi thích hợp nhất để mang thai

Ngày nay, phụ nữ có rất nhiều sự ưu tiên. Trước khi làm mẹ, chắc hẳn bạn sẽ muốn có một sự nghiệp ổn định để có thể chăm lo cho bé được tốt nhất. Thế nhưng, nếu quá chú tâm vào sự nghiệp, bạn sẽ bỏ lỡ thời điểm mang thai lý tưởng. Hãy cùng pnviet.com theo dõi những chia sẻ dưới đây để biết thêm một số ưu và khuyết của từng độ tuổi mang thai nhé.

do-tuoi-thich-hop-nhat-de-sinh-con-khoe-manh

Một nghiên cứu chỉ ra rằng độ tuổi mang thai thích hợp nhất là từ 20 – 35 tuổi vì:

  • Nếu mang thai sau 35 tuổi, phụ nữ có thể gặp phải nhiều biến chứng như tiền sản giật, sẩy thai, sinh non, thai ngoài tử cung…
  • Khả năng sản xuất trứng sẽ bắt đầu giảm từ tuổi 30. Do đó, việc thụ thai sẽ trở nên khó khăn.
  • Nếu bạn muốn có nhiều con, tốt nhất là nên có con đầu lòng ở tuổi 24 – 25 và có đứa tiếp theo ở độ tuổi 30.
  • Ngày nay, phụ nữ thường có xu hướng tập trung vào sự nghiệp, nên nhiều người thường có kế hoạch mang thai sau 30 tuổi.

Mang thai ở các độ tuổi khác nhau

Để quyết định xem mình nên mang thai khi nào, bạn cần phải xét đến một số yếu tố như sức khỏe sinh sản, sự chín chắn, nghề nghiệp ổn định, kế hoạch phát triển gia đình, tài chính… Một số ưu và khuyết điểm ở các độ tuổi mang thai mà bạn nên biết:

  • Độ tuổi từ 20 – 24 là khoảng thời gian tốt nhất của việc mang thai. Tuy nhiên, lúc này bạn vẫn chưa sẵn sàng về mặt tâm lý để gánh vác trách nhiệm làm mẹ.
  • Nếu bạn duy trì lối sống lành mạnh và ăn uống tốt thì độ tuổi từ 25 – 29 là giai đoạn lý tưởng nhất để mang thai. Lúc này, cơ thể đã có đủ sức khỏe để thai nghén và bạn cũng đã đủ trưởng thành để ý thức được trách nhiệm của người mẹ.
  • Nếu muốn tập trung vào sự nghiệp thì bạn có thể lên kế hoạch mang thai ở độ tuổi 30 – 35. Đây cũng là thời điểm rất thích hợp để mang thai.
  • Tuy nhiên, nếu mang thai khi bạn đã qua 35 tuổi thì bạn sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng thai kỳ như cao huyết áp, tiểu đường… Tiểu đường là một căn bệnh phổ biến khi mang thai sau 35 tuổi vì lúc này trọng lượng cơ thể đã tăng lên nhiều so với khi bạn còn trẻ.

Bạn càng cao tuổi thì khả năng giãn tĩnh mạch và tích trữ nước trong quá trình mang thai càng cao. Tỉ lệ trẻ sinh non có mẹ ngoài 40 tuổi tăng từ 6% đến 16%.

Noãn bào già (tế bào sản sinh ra trứng) cũng đồng nghĩa với nguy cơ hội chứng Down ở phụ nữ ngoài 40 (1 trong 100 người, so với 1 trong 2000 đối với chỉ số chung). Các bác sĩ giải thích rằng, một phụ nữ được tạo hóa ban cho 300.000 tế bào trứng.

Khi 40 tuổi, phụ nữ sản sinh ra trứng cũng già như người 40 tuổi. Điều này giải thích tại sao phương pháp chọc ối thường phải áp dụng cho những bà mẹ cao tuổi, trong tuần thứ 14 và 18 để kiểm tra các tế bào nhiễm sắc thể dị hình.

Các tế bào này có thể gây ra các bệnh về gen như bệnh Down và bệnh nứt đốt sống. Nguy cơ sinh mổ sẽ tăng gấp đôi nếu bạn có con khi bạn ngoài 40. Sẩy thai vào 3 tháng đầu cũng là nguy cơ dễ gặp đối với phụ nữ lớn tuổi.

5 việc cần chuẩn bị trước khi mang thai

Chuẩn bị trước khi mang thai là việc làm cần thiết để con yêu sinh ra được phát triển toàn diện. Tuy nhiên, không phải cặp vợ chồng nào cũng có thể chuẩn bị tốt ở giai đoạn khởi đầu này. Bạn cần chuẩn bị về mọi mặt từ vật chất cho đến tinh thần và đặc biệt là chế độ dinh dưỡng. Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để làm rõ hơn nhé.

do-tuoi-thich-hop-nhat-de-sinh-con-khoe-manh

Độ tuổi mang thai thích hợp nhất là từ 20 – 35 tuổi (ảnh minh họa)

Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai cho cả vợ và chồng là việc làm rất quan trọng bởi nó sẽ giúp các cặp vợ chồng phát hiện ra những bất thường trong cơ thể để khắc phục kịp thời. Sức khỏe trước khi mang thai cũng quyết định rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi sau này.

Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn bình thường. Vì vậy nguy cơ nhiễm bệnh sẽ tăng lên. Chính vì thế tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ chị em khỏi những nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Chuẩn bị có thêm thành viên mới trong gia đình, vợ chồng bạn sẽ phải lo lắng rất nhiều thứ, đặc biệt là tài chính.  Vì vậy ngay từ trước khi mang thai, bạn nên cân nhắc xem tình hình tài chính hiện nay của cả hai vợ chồng như thế nào? Một số khoản chi phí cơ bản bạn cần chú ý:

  • Chi phí khám thai định kỳ và sinh đẻ
  • Chi phí quần áo, thuốc men cho mẹ
  • Chi phí quần áo và vật dụng cá nhân cho bé
  • Chi phí sữa cho con
  • Chi phí dự phòng bất trắc, bệnh tật
  • Chi phí trong thời gian nghỉ thai sản

Chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ, mà nó cũng có ảnh hưởng rất lớn sự phát triển toàn diện của con sau này. Mẹ khỏe mạnh sẽ giúp cho thai nhi dung nạp đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển trong suốt thai kỳ.

Sau 9 tháng 10 ngày mang thai, sinh nở là “chướng ngại vật” cuối cùng mà các mẹ phải trải qua để chào đón bé yêu. Vì vậy, việc chọn bệnh viện phụ sản phù hợp với điều kiện sống, tốt nhất cho mẹ và bé cũng rất quan trọng .

Trước những kênh thông tin từ người thân, bạn bè, các trang mạng xã hội…  tùy theo khả năng tài chính mà các bà mẹ có thể lựa chọn bệnh viện công, bệnh viện tư hay bệnh viện phụ sản quốc tế.

Nên chọn những bệnh viện, phòng khám gần nhà, thuận tiện đi lại và hãy tìm cho mình những địa chỉ tin cậy để có thể khám thai định kỳ và đăng ký dịch vụ sinh tốt nhất.

Qua những chia sẻ trên, pnviet.com hy vọng bạn đã có thể tự xác định khi nào mang thai là tốt nhất. Do đó, hãy suy nghĩ và quyết định sao cho bạn cảm thấy thoải mái và hạnh phúc. Mang thai là một giai đoạn thú vị nhưng cũng đầy khó khăn. Bạn hãy cân nhắc và chuẩn bị thật kỹ nhé.

Từ khóa liên quan:

  • độ tuổi sinh con tốt nhất của đàn ông
  • độ tuổi sinh con thông minh nhất
  • phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là bao nhiêu
  • độ tuổi sinh đẻ ở việt nam
  • độ tuổi sinh sản của phụ nữ
Bài viết liên quan
Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?
Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?

Mẹ bầu sau sinh mổ cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, quả, hạt các loại, sữa tươi, canh hầm giò lợn,… để có nhiều sữa. Hạn chế chất kích thích, cá biển, hải sản các loại và các món kiêng cữ bên dưới.

Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa?
Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa?

Để có nhiều sữa sau sinh mẹ cần lưu ý: cho con bú đều đặn và đúng cách, đủ cả 2 bên, uống thêm sữa và nước, ăn một số loại thực phẩm như: đu đủ, mướp hương, đậu đỏ, rau ngót, rau mồng tơi,… giúp lợi sữa, thông sữa rất...

Phụ nữ cho con bú có dùng thuốc tránh thai được không?
Phụ nữ cho con bú có dùng thuốc tránh thai được không?

Phụ nữ đang cho con bú có thể dùng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin dùng hàng ngày hiệu quả và an toàn ở nhóm đối tượng phụ nữ cho con bú, thuốc hiện có trên thị trường là Embevin. Dạng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể sử dụng...

Những dấu hiệu chuyển dạ CHÍNH XÁC NHẤT báo mẹ sắp sinh em bé
Những dấu hiệu chuyển dạ CHÍNH XÁC NHẤT báo mẹ sắp sinh em bé

Dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày mẹ cần lưu ý: đau lưng, tiêu chảy bất thường kèm theo ra máu nâu, hoặc rò rỉ nước ối, cảm giác khác lạ ở bụng bầu như cảm thấy bụng tụt hẳn xuống, mẹ cảm thấy đau lưng, bé cựa quậy ít hơn...

Bí quyết trị rạn da sau sinh bằng nghệ hiệu quả sau 2-4 tuần
Bí quyết trị rạn da sau sinh bằng nghệ hiệu quả sau 2-4 tuần

Bí quyết trị rạn da cho bà bầu sau sinh bằng: rượu nghệ, nghệ với mật ong hoặc nghệ với sữa chua hiệu quả sau 2-4 tuần với tác dụng làm trắng da, tái tạo da, giúp da săn chắc & làm lành vết rạn da trong quá trình mang thai để lại.

Subscribe to newsletter