Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...
Huyết áp bình thường hầu như thấp hơn 120/80 mmHg; Cao huyết áp (tăng huyết áp) là khi huyết áp của bạn đạt mức 140/90 mmHg hoặc cao hơn trong một thời gian dài; Các yếu tố nguy cơ của cao huyết áp như béo phì, ăn mặn, hút thuốc lá,… xem chi tiết bên dưới.
Huyết áp bình thường hầu như thấp hơn 120/80 mmHg; Cao huyết áp (tăng huyết áp) là khi huyết áp của bạn đạt mức 140/90 mmHg hoặc cao hơn trong một thời gian dài; Các yếu tố nguy cơ của cao huyết áp như béo phì, ăn mặn, hút thuốc lá,… xem chi tiết bên dưới.
Cao huyết áp hay còn gọi là tăng huyết áp, xảy ra khi áp lực máu lên các thành động mạch cao hơn so với bình thường. Bạn có thể mắc cao huyết áp trong nhiều năm mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Mặc dù không có triệu chứng, nhưng về lâu dài bệnh có thể dẫn đến nhiều biến cố trầm trọng, bao gồm đau tim và đột quỵ.
Khi đo huyết áp, người ta dùng 2 số đo là huyết áp tâm thu (số đứng trước) và huyết áp tâm trương (số đứng sau) ví dụ như 120 trên 80 (viết là 120/80 mmHg). Bạn bị cao huyết áp khi một hoặc cả hai chỉ số quá cao so với bình thường (lưu ý: những chỉ số dưới đây áp dụng đối với những người không dùng thuốc huyết áp và chưa có tiền sử bệnh.)
Bệnh cao huyết áp rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là người cao tuổi. Hầu hết các trường hợp cao huyết áp thường không có nguyên nhân. Đây được gọi là cao huyết áp nguyên phát.
Một số tình trạng sức khỏe liên quan đến thận hoặc tim mạch có thể gây ra huyết áp cao, được gọi là cao huyết áp thứ phát.
Một số loại thuốc như thuốc tránh thai hoặc thuốc cảm cũng có thể gây ra huyết áp cao. Ở một số phụ nữ, mang thai hoặc các liệu pháp hormone có thể làm huyết áp tăng.
Cao huyết áp gây ra do thuốc, sau khi ngừng thuốc có khả năng không thể trở lại bình thường ngay lập tức, nó có thể mất vài tuần. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, nếu huyết áp của bạn không trở lại bình thường.
Trẻ em dưới 10 tuổi mắc cao huyết áp thường là cao huyết áp thứ phát do bệnh khác gây ra, ví dụ như bệnh thận. Điều trị các nguyên nhân gây bệnh có thể giải quyết được bệnh cao huyết áp.
Các yếu tố nguy cơ của cao huyết áp như béo phì, ăn mặn, hút thuốc lá, lối sống tĩnh tại kém vận động hoàn toàn có thể cải thiện được khi chúng ta thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Đối với những người trong gia đình có người thân bị cao huyết áp hoặc có tiền sử đột quỵ, nhồi máu cơ tim thì nên kiểm tra huyết áp thường xuyên từ khi còn trẻ. Khi bệnh xảy ra, thay đổi lối sống và thói quen ăn uống là điều đầu tiên trong quản lý bệnh, sau đó mới đến vai trò của các thuốc hạ áp.
Em năm nay 21 tuổi, huyết áp đo được là 140/80. BS cho em hỏi là như thế là huyết áp cao hay thấp ạ?
Huyết áp gồm 2 trị số, trị số lớn nhất gọi là huyết áp tâm thu, bình thường < 140 và > 90 mmHg; trị số thấp nhất gọi là huyết áp tâm trương, bình thường < 90 và > 60 mmHg. Huyết áp có thể tăng khi căng thẳng, do lo lắng, do hội chứng áo choàng trắng (khi vào BV, khi gặp BS thì huyết áp cao), bệnh lý viêm nhiễm, do cafe, khi khó thở… nhìn chung là các stress đối với cơ thể. Như vậy, không thể dựa vào 1 trị số huyết áp khi người bệnh tới phòng khám kiểm tra mà kết luận có bệnh tăng huyết áp hay không được.
Huyết áp được đo khi người bệnh nằm nghỉ 3-5 phút, nếu ở phòng khám mà huyết áp tâm thu có 2 lần trên 140 mmHg và / hoặc huyết áp tâm trương trên 90 mmHg là có THA. Như vậy, em có thể tự theo dõi huyết áp ở nhà, nếu huyết áp lúc nào cũng ổn định khoảng 110-120 thì không có gì lo lắng, còn nếu vẫn có lúc tăng cao trên 140/90 mmHg thì cần khám chuyên khoa Tim mạch, chỉ cần đặt máy đo huyết áp 24 giờ xem mức huyết áp cao nhất bao nhiêu, thấp nhất bao nhiêu là biết em có tăng huyết áp hay không.
Thân mến.
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...
Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...
Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...
Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...
Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...