Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...
Sau khi sinh các bà mẹ hay gặp hiện tượng ê buốt răng mỗi khi ăn do thiếu canxi, mòn men răng, sâu răng,…khắc phục ê buốt răng sau sinh bằng cách bổ sung canxi, ngậm nước muối, chảy răng với kem đánh răng có chứa fluor và thành phần chống ê buốt.
Sau khi sinh các bà mẹ hay gặp hiện tượng ê buốt răng mỗi khi ăn do thiếu canxi, mòn men răng, sâu răng,…khắc phục ê buốt răng sau sinh bằng cách bổ sung canxi, ngậm nước muối, chảy răng với kem đánh răng có chứa fluor và thành phần chống ê buốt.
Hiện tượng ê buốt răng là tình trạng thường gặp ở không ít các bà mẹ sau sinh. Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có những thay đổi rất lớn để đáp ứng được yêu cầu nuôi dưỡng thai nhi. Việc này đòi hỏi cơ thể mẹ phải tập trung hấp thụ khá nhiều dinh dưỡng để nuôi thai nhi. Vì thế, chị em trong thời kỳ này dễ bị thiếu các chất vi lượng đặc biệt là canxi, dẫn đến tình trạng ê buốt răng sau sinh con, hay thậm chí là khi đang mang bầu.
Bên cạnh đó, có một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng ê buốt răng không chỉ sau khi sinh mà nó kéo dài trong suốt quá trình thai kỳ của mẹ, đó là bệnh lý về răng đã có sẵn. Vì khi mang thai, ngoài việc thay đổi hoocmon, thì các mẹ phải cần ăn nhiều để nuôi dưỡng thai nhi, như vậy sẽ khiến cho hàm răng phải thường xuyên tiếp xúc với nhiều dạng thức ăn, đặc biệt là những loại thức ăn có chứa vitamin hoặc có tính axit cao sẽ làm mòn men răng khiến cho răng ê buốt.
Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên dẫn tới tình trạng ê buốt răng sau sinh thì còn có một vài nguyên nhân nữa như là bà bầu trong quá trình mang thai không chăm sóc sức khỏe răng miệng, và vệ sinh răng miệng không thường xuyên,.. đều dẫn đến tình trạng ê buốt răng.
Do đang trong giai đoạn cho con bú nên việc điều trị ê buốt răng sau sinh cũng cần đặc biệt lưu ý. Nếu bạn bị ê buốt răng thì điều đầu tiên bạn nên làm là đi thăm khám bác sĩ để được xác định rõ nguyên nhân và tình trạng răng miệng hiện tại như thế nào. Tuyệt đối không sử dụng thuốc giảm đau tùy tiện khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Cách khắc phục tình trạng ê buốt răng là bổ sung canxi trong thực đơn ăn uống hàng ngày hoặc sử dụng thuốc bổ sung canxi. Vì bạn đang trong giai đoạn cho con bú, nên không được tùy tiện sử dụng thuốc mà cần theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, để đảm bảo an toàn cho em bé.
Việc bổ sung canxi bằng thực phẩm không khó, bạn có thể thực hiện một chế độ ăn đầy đủ các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như gạo, đậu, rau, cá, tôm, cua, ếch trong những bữa cơm thường ngày. Tuy nhiên, chú ý cân bằng dinh dưỡng bởi nếu bạn bổ sung canxi quá nhiều trong thời gian ngắn sẽ gây khó tiêu và táo bón.
Cách khắc phục tốt nhất là thực hiện hàn trám răng để tránh chỗ sâu ăn vào tủy răng. Hàn trám răng là đắp vật liệu lên thay thế các mô răng đã mất nhằm bảo vệ răng và phục hồi chức năng ăn nhai nên sẽ không ảnh hưởng gì khi bạn đang cho con bú.
Các mẹ cũng nên bổ sung vitamin C có trong cam, chanh, bưởi, ổi,… vì nó rất hữu ích cho cả mẹ và em bé, hơn nữa lại hỗ trợ làm bền vững thành mạch và ngăn ngừa chảy máu chân răng.
Khi này, bác sĩ có thể chỉ định tái khoáng để làm hết chứng ê buốt răng. Phương pháp này được thực hiện bằng cách bù men răng nhân tạo vào phần răng ê buốt để bạn không cảm thấy khó chịu khi ăn uống hàng ngày. Phương pháp này khá đơn giản nên thao tác thực hiện khá nhanh chóng.
Ngoài ra bạn cũng nên tránh các thức ăn, thức uống có ga hoặc chứa nhiều axit, vì nó có thể gây bào mòn bề mặt răng. Các thức ăn quá cứng hoặc dai cũng nên tránh để không tác động nhiều đến cấu trúc của răng.
Trong thời gian mang thai chị em cũng nên thường xuyên đi thăm khám và kiểm tra răng miệng định kỳ hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ nhằm phát hiện kịp thời các bệnh về răng để đưa ra hướng điều trị phù hợp, an toàn.
Song song với việc chú ý tăng cường canxi thì các mẹ cũng nên chú ý vệ sinh răng miệng hàng ngày để có thể giảm chứng ê buốt răng sau sinh.
Chải răng đều đặn ngày 2 lần mỗi ngày với bàn chải lông mềm, kết hợp với dùng kem đánh răng có chứa chất fluor và thành phần chống ê buốt để làm giảm chứng ê buốt răng của bạn.
Bạn có thể dùng thêm nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng hàng ngày để loại bỏ những mảng bám thức ăn còn sót lại trên răng.
Qua những thông tin pnviet.com vừa chia sẻ trên đây, hi vọng các mẹ đã có phương pháp bảo vệ răng miệng cho bản thân tốt nhất để tránh tình trạng ê buốt răng sau sinh. Hãy chăm sóc sức khỏe bản thân tốt nhất để đảm bảo em bé cũng được phát triển khỏe mạnh.
Từ khóa:
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...
Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...
Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...
Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...
Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...