Thông tin về Viện Pasteur TP.HCM

Viện Pasteur là một trong những trung tâm y tế chuyên sâu và là cơ sở y tế dự phòng hàng đầu tại khu vực phía Nam. Viện là nơi thực hiện các hoạt động chỉ đạo và giám sát, giúp cho việc phòng chống các dịch bệnh và thực hiện các chương trình mục tiêu của quốc gia, cũng như là các hoạt động về y tế công cộng.

kinh-nghiem-di-kham-va-tiem-phong-tai-vien-pasteur-tp-hcm

Hệ thống Labo của viện Pasteur được trang bị hiện đại, cùng với đội ngũ y bác sĩ không nhưng trao dồi kỹ năng cũng như kiến thức. Tính tới thời điểm hiện tại khoa xét nghiệm lâm sàng đã thực hiện được hơn 200 loại xét nghiệm như: xét nghiệm huyết học, sinh hóa, miễn dịch, huyết thanh chuẩn đoán….

Ngoài ra viện còn chuẩn đoán một số các kỹ thuật y tế chuyên sâu như: Phân lập vi rút HIV, xác định các type di truyền, khảo sát các dấu ấn trên bề mặt tế bào, các kỹ thuật PCR và các kỹ thuật xét nghiệm hiện đại khác.

Địa chỉ và lịch làm việc Bệnh viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ Viện Pasteur TP. HCM

  • Địa chỉ: 252 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q. 3 (góc đường Võ Thị Sáu – Nam Kỳ Khởi Nghĩa)
  • Điện thoại: 028. 3823 0352, phòng khám: 028. 3820 7150
  • Website: http://www.pasteurhcm.gov.vn/

Lịch làm việc Viện Pasteur TP. HCM

1. Lịch làm việc Khoa Xét nghiệm

  • Làm việc từ thứ 2- thứ 6: bắt đầu từ 7 giờ sáng – 11 giờ ; Chiều từ 13 giờ – 17 giờ (xét nghiệm nước, thực phẩm, lấy máu làm việc tới 16h)
  • Thứ 7: buổi sáng từ 7 giờ – 11 giờ ; Chiều từ 13 giờ -16 giờ (buổi chiều thứ 7 chỉ trả kết quả, không nhận xét nghiệm)
  • Chủ nhật: nghỉ

2. Lịch làm việc Khoa khám bệnh và tiêm phòng ngừa

  • Thứ 2 – thứ 6: buổi sáng làm việc từ 7 giờ – 11 giờ ; Chiều làm việc 13 giờ – 18 giờ (phòng siêu âm và đo điện tim chỉ làm việc đến 16 giờ)
  • Thứ 7: Sáng làm việc từ 7 giờ – 11 giờ ; Chiều làm việc từ 13 giờ – 16 giờ (siêu âm và đo điện tim chỉ làm việc đến 11 giờ)
  • Chủ nhật: Sáng làm việc từ 7 giờ 30 – 10 giờ 30 (chỉ thực hiện tiêm ngừa) – Chiều nghỉ.

Những dịch vụ tiêm phòng ngừa tại Viện Pasteur

  • Tiêm phòng ngừa Bệnh dại: Thực hiện tiêm ngừa cho những người bị chó dại cắn, dơi cắn hoặc những con vật nghi bị dại cắn… bệnh nhân sẽ được tiêm huyết thanh kháng dại và vắc xin giúp phòng bệnh dại.
  • Tiêm ngừa Viêm gan siêu vi B: người có xét nghiệm HBsAg âm tính sẽ thực hiện tiêm phòng ngừa, tiêm 3 liều căn bản cho bệnh nhân bao gồm: liều thứ 2 cách liều đầu 1 tháng, liều thứ 3 cách liều đầu 6 tháng.
  • Tiêm ngừa viêm gan siêu vi A: đối tượng trên 12 tháng tuổi cần được tiêm, tiêm 2 liều cơ bản và cách nhau 6 tháng.
  • Tiêm ngừa Viêm màng não mũ do HIB (Hemophilus Influenza B): Tiêm phòng cho trẻ nhỏ từ 2 tháng đến 5 tuổi. Trẻ từ 2-6 tháng sẽ được tiêm 3 liều cơ bản (mỗi liều cách nhau 1-2 tháng), nhắc lại sau 1 năm. Trẻ từ 6-12 tháng sẽ tiêm 2 liều cơ bản, sau đó nhắc lại sau 1 năm. Trẻ trên 12 tháng sẽ tiêm 1 liều duy nhất.
  • Tiêm phòng Viêm não nhật bản B (JEV): Tiêm phòng ngăn ngừa viêm não Nhật Bản dành cho người lớn và trẻ em trên 12 tháng tuổi, bắt buộc tiêm 3 liều cơ bản trong 1 năm (liều thứ 2 cách liều đầu 1-2 tuần, liều thứ 3 cách liều đầu 1 năm), sau đó thực hiện tiêm phòng 3 năm 1 lần
  • Tiêm phòng ngừa Trái rạ (Thủy đậu): Tiêm phòng dành cho người lớn và trẻ em trên 12 tháng tuổi, nên tiêm phòng 2 liều, mỗi liều cách nhau từ 1 tới 2 tháng.
  • Tiêm phòng ngừa Sởi – Quai bị – Rubela: Tiêm phòng cho người lớn và trẻ trên 12 tháng, còn đối với các trẻ nhỏ: nên tiêm phòng 1 liều cơ bản sau đó tiêm phòng lại lúc trẻ 4-12 tuổi. Trẻ lớn và người lớn phải tiêm 1 liều duy nhất.
  • Tiêm phòng Viêm màng não mũ do Não mô cầu (Meningo A+C): Tiêm phòng dành cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi, thực hiện tiêm 1 liều cơ bản, sau đó tiêm phòng lại 3 năm 1 lần
  • Tiêm phòng ngăn ngừa Cúm: Tiêm phòng cho người lớn và trẻ em từ 6 tháng tuổi, trẻ em dưới 8 tuổi lần đầu tiên phải tiêm phòng 2 liều cách nhau ít nhất 1 tháng, trẻ em trên 8 tuổi tiêm 1 liều sau đó tiêm phòng lại mỗi năm 1 lần.
  • Tiêm phòng Thương Hàn: Tiêm phòng cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi, tiêm 1 liều cơ bản sau đó tiêm lại 3 năm 1 lần.
  • Uống thuốc phòng ngừa tiêu chảy cấp (trẻ em): thuốc chỉ sử dụng cho trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi, liều đầu tiên có thể sử dụng là trẻ từ 6 tuần tuổi, liều thứ 2 cách liều thứ nhất ít nhất 1 tháng.
  • Tiêm phòng HPV (Ung thư cổ tử cung): Chỉ tiêm phòng dành cho người từ 9 – 26 tuổi, tiêm 3 liều: Liều thứ 1 tiêm theo chỉ định, liều thứ 2 tiêm cách liều đầu 1 tháng, liều thứ 3 tiêm cách liều đầu 6 tháng.

Kinh nghiệm đi khám và tiêm phòng cho trẻ tại Viện Pasteur TP.HCM

Kinh nghiệm khi đưa con đi khám và tiêm phòng tại viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh được nhiều mẹ chia sẽ như sau:

  1. Bạn nên đến sớm trước giờ làm việc để tiện cho việc giữ xe và bốc số thứ tự. Tốt nhất nên đi vào buổi sáng thời tiết mát mẻ và bệnh nhân ít nên sẽ đỡ phải chờ lâu, tránh đi vào thứ 2, thứ 6, vì những ngày này lượng bệnh nhân đến khám và tiêm phòng hơi đông.
  2. Sau đó các mẹ sẽ vào phòng khám bệnh, gặp quầy tư vấn nói loại vắc xin mình muốn tiêm phòng cho con, hoặc trình cho bác sĩ tư vấn lịch tiêm phòng cho con trước đó. Nếu là lần đầu tiên sử dụng dịch vụ tại đây, bạn sẽ được bác sĩ phát cho lịch tiêm phòng và điền thông tin của bé vào. Sau đó, bạn đưa lại cho bác sĩ và lấy số thứ tự.
  3. Sau khi lấy số thứ tự xong, bạn ngồi chờ phía trước phòng khám để được bác sĩ tư vấn. Tùy theo lượng bệnh nhân mà trung bình là các mẹ phải chờ khoảng từ 20 đến 40 phút.
  4. Sau khi bảng số thứ tự hiện đến số của bạn (hoặc kêu đến số của bạn), thì bạn đưa bé vào phòng khám và sẽ được bác sĩ tư vấn và chỉ định nên tiêm phòng vắc xin, và bác sĩ sẽ điền lịch tiêm phòng vào “Phiếu tiêm phòng” cho bé yêu nhà bạn. Đối với một số vacxin cần xét nghiệm máu trước, thì bác sĩ sẽ chỉ định đi xét nghiệm, sau khi có kết quả xét nghiệm thì bạn sẽ quay lại để được bác sĩ tư vấn tiếp.
  5. Sau đó, bạn đưa bé ra ngoài, và nộp “ Phiếu tiêm phòng” vào quầy thu tiền gần phòng tiêm phòng cho bé. Bạn sẽ ngồi chờ cùng bé khoảng 15 đến 30 phút để đến lượt đóng tiền và lấy biên lai.
  6. Sau đó, bạn sẽ cùng bé xếp hàng để đến lượt tiêm cho bé. Bạn nhớ giữ bé thật chặc để bác sĩ tiêm được dễ dàng, và tránh đau cho bé nhé. Nếu bé khó tính, bạn nên đi chung với một người thân nữa.
  7. Sau khi tiêm xong, bạn nên đưa bé ra ngoài phòng ngồi chờ khoảng 15 phút để theo dõi tình trạng của bé. Nếu bạn đến Viện Pasteur là lần tái tiêm phòng của các bé, và bạn đi đúng ngày hẹn thì bạn chỉ cần đưa ‘ Phiếu tiêm phòng” cho bác sĩ ở quầy tư vấn và đi thẳng vào quầy nộp phiếu đóng tiền.

Với những kinh nghiệm đi khám tại Viện Pasteur TP.HCM mà ViCare vừa chia sẻ, chúng tôi tin rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích dành cho quý bệnh nhân tham khảo trước khi đến đây thăm khám và điều trị.