10 biểu hiện của bệnh ung thư cổ tử cung dễ phát hiện nhất

Triệu chứng bệnh ung thư cổ tử cung sớm nhất: dịch tiết âm đạo bất thường, chảy máu âm đạo, đau và chảy máu khi quan hệ, đau lưng, chân và xương chậu,… Nếu được phát hiện sớm, hơn 90% người mắc ung thư cổ tử cung có thể được chữa khỏi.

Triệu chứng bệnh ung thư cổ tử cung sớm nhất: dịch tiết âm đạo bất thường, chảy máu âm đạo, đau và chảy máu khi quan hệ, đau lưng, chân và xương chậu,… Nếu được phát hiện sớm, hơn 90% người mắc ung thư cổ tử cung có thể được chữa khỏi.

Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một trong những bệnh ung thư phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 35 trở lên. Nhiễm virus Human papillomavirus (HPV) được xác định là nguyên nhân chính gây UTCTC.

bieu-hien-benh-ung-thu-co-tu-cung-giai-doan-dau

Một số yếu tố được xem là tăng nguy cơ nhiễm HPV và phát triển UTCTC như phụ nữ có quan hệ TD sớm (trước 18 tuổi) hoặc quan hệ với nhiều người; dùng thuốc tránh thai kéo dài; sinh đẻ nhiều (từ trên 4 lần); hút thuốc lá; tình trạng suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV, mắc các bệnh lây truyền qua đường TD, đặc biệt là viêm sinh dục do nhiễm Trichomonas, Chlamydia trachomatis, Herpes simplex virus type 2 (HSV2)…

Ung thư cổ tử cung không xảy ra đột ngột mà âm thầm trải qua các giai đoạn từ lúc nhiễm HPV, gây nên những biến đổi bất thường ở tế bào cổ tử cung, các tổn thương tiền ung thư rồi đến ung thư, kéo dài trung bình từ 10 – 15 năm.

Triệu chứng bệnh ung thư cổ tử cung sớm nhất

Ung thư cổ tử cung ở phụ nữ được coi là một trong những căn bệnh khá phổ biến hiện nay, thường xảy ra ở độ tuổi 40 – 70 nhưng có trường hợp xảy ra ở người rất trẻ. Ung thư cổ tử cung là một bệnh dễ phát hiện và chỉ cần mỗi chị em chú ý hơn tới “triệu chứng” của cơ thể là có thể kịp thời ngăn chặn được bệnh.

Dưới đây là 10 dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung phụ nữ cần đặc biệt lưu tâm đến cơ thể mình để nhận biết các dấu hiệu bất thường này và có sự can thiệp của bác sĩ một cách kịp thời

Một số phụ nữ trải qua giai đoạn đầu của bệnh ung thư cổ tử cung với dấu hiệu chân bị đau và sưng. Khi cổ tử cung nở nó có thể khiến một lượng máu bị cản trở, dẫn đến chân bị sưng và cảm thấy đau đớn.

Dịch tiết âm đạo là chất nhầy được sản xuất từ cổ tử cung của người phụ nữ. Bình thường dịch tiết a đạo có màu trong suốt, hơi đặc hoặc trong, dính, số lượng ít và không chảy ra ngoài. Màu sắc dịch a. đạo có thể từ trắng trong tới trắng sữa, tùy thuộc vào thời gian chu kỳ kinh nguyệt.

bieu-hien-benh-ung-thu-co-tu-cung-giai-doan-dau

Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy dịch âm đạo của mình bỗng nhiên tiết ra nhiều, màu sắc lạ, có mùi khó chịu…thì có thể đó là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung. Khi thấy những dấu hiệu lạ trên của dịch tiết a.đạo, bạn cần phải đi khám phụ khoa để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

Một trong những dấu hiệu cảnh báo phổ biến nhất của ung thư cổ tử cung là chảy máu a.đạo bất thường (chảy máu a.đạo ở những ngày không phải chu kì kinh nguyệt). Tuy nhiên, mức độ chảy máu có thể khác nhau với mỗi người phụ nữ, có người chảy máu nhiều nhưng cũng có người chảy máu ít. Nếu bạn cũng bị chảy máu a.đạo bất thường hoặc bị chảy máu sau khi quan hệ TD thì bạn cần nên đi khám phụ khoa. Phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh thì hiện tượng này càng rõ rệt hơn.

Phụ nữ bị ung thư cổ tử cung đều cảm thấy những dấu hiệu bất thường khi đi tiểu. Chẳng hạn như rò rỉ nước tiểu khi hắt hơi hoặc vận động mạnh, có máu trong nước tiểu, đau rát và khó khăn khi đi tiểu,…

Trong trường hợp này, nếu đúng do ung thư cổ tử cung gây ra thì chứng tỏ các tế bào ung thư đã lan đến các bộ phận khác trong cơ thể. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lây truyền qua đường TD hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn nên đi khám sớm.

Nếu bạn nhận thấy số lần đi tiểu của mình ngày càng tăng thì cần phải đặc biệt lưu tâm. Ngoài ra, khi đi tiểu bạn thấy có máu hoặc nước tiểu có màu lạ thì hãy đi kiểm tra bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung.

Chu kì kinh nguyệt là một điều vô cùng quan trọng đối với chị em phụ nữ, nên bạn cần phải có sự quan tâm đặc biệt. Nếu bạn bị trễ kinh, kinh nguy kéo dài hoặc máu kinh nguyệt có màu đen sẫm…thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung. Bởi khi cổ tử cung bị kích thích do ung thư cổ tử cung, nó sẽ tác động đến quá trình phát triển và rụng trứng.

Ngay cả những chị em không gặp vấn đề ở tử cung cũng có thể thấy có máu xuất hiện sau khi quan hệ. Tuy nhiên, nếu cảm giác đau và chảy máu sau khi “ân ái” xảy ra thường xuyên thì đó có thể đó là một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn ở cơ quan sinh sản như ung thư cổ tử cung. Để nắm bắt rõ bệnh tình, bạn nên đi khám và được nhận sự can thiệp kịp thời.

bieu-hien-benh-ung-thu-co-tu-cung-giai-doan-dau

Đau lưng là hiện tượng phổ biến của nhiều bệnh lý khác. Tuy nhiên nếu cơn đau của bạn diễn ra ở khu vực lưng dưới thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung. Nếu chưa chắc chắn, bạn hãy quan sát xem mình có thêm bất cứ một biểu hiện khác thường ở trên hay không, nếu có hãy nhờ đến sự can thiệp của các bác sĩ phụ khoa.

Chuột rút và đau nhức trong thời kỳ kinh nguyệt là triệu chứng bình thường ở chị em phụ nữ, tuy nhiên nếu nhận thấy cơn đau kéo dài và diễn ra thường xuyên hoặc cơn đau ngày một nặng.. thì cần phải liên hệ ngay với bác sĩ.

Theo tờ New York Times, giảm cân là dấu hiệu thường gặp trong các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư cổ tử cung. Bệnh lý này có thể làm giảm số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh và thay vào đó là các bạch cầu để đẩy lùi bệnh. Điều này làm phụ nữ dễ bị thiếu máu, cảm thấy mệt mỏi và cạn kiệt năng lượng, dẫn đến giảm cân không rõ nguyên nhân và mất cảm giác ngon miệng.

Ung thư cổ tử cung chữa được không?

Ung thư cổ tử cung đang là nguyên nhân gây tử vong thứ hai phụ nữ. Nếu được phát hiện sớm, hơn 90% người mắc ung thư cổ tử cung có thể được chữa khỏi.

Giai đoạn Nhiễm virus HPV (Human Papilloma Virus): Trong thực tế, ở độ tuổi đôi mươi khi mới có quan hệ, có khoảng 60% đến 80% phụ nữ bị nhiễm virút HPV. Hầu hết các loại HPV đều tự biến mất và không gây tổn hại đến sức khỏe, nhưng một vài loại này lại có thể làm cho các tế bào của cổ tử cung phát triển bất bình thường gây ra ung thư cổ tử cung.

Có khoảng 10% phụ nữ bị nhiễm HPV phát triển sang giai đoạn tiền ung thư. Họ thường là người trong độ tuổi sinh đẻ từ 25 đến 29. Thời gian kể từ khi nhiễm HPV đến tiền ung thư kéo dài từ 5 đến 10 năm. Phụ nữ trong giai đoạn này vẫn bình thường và chưa được gọi là mắc bệnh “ung thư”. Giai đoạn này nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời thì bệnh sẽ không phát triển thành ung thư.

Có khoảng khoảng 12% những người trong giai đoạn 2 sẽ phát triển thành ung thư. Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư phát triển chủ yếu trong cổ tử cung. Nếu được điều trị hợp lý sẽ đem lại một kết quả khả quan cho người bệnh

Trong giai đoạn này, các tế bào ung thư xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể, đây chính là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh. Khoảng 1% bệnh nhân ở giai đoạn 2 phát triển thành loại ung thư nguy hiểm này. Ở giai đoạn này, các khối ung thư không thể áp dụng phương thức phẫu thuật triệt để mà phải sử dụng phương pháp: xạ trị ngoài vùng chậu đơn thuần, hóa trị đồng thời với xạ trị ngoài vùng chậu, xạ trị ngoài vùng quanh động mạch chủ bụng nếu có di căn hạch cạnh động mạch chủ bụng; xạ trị trong…

Nếu được điều trị tích cực, tỷ lệ sống sót ung thư cổ tử cung 5 năm là 92% cho các giai đoạn sớm nhất, từ 80 đến 90% cho ung thư giai đoạn 1, và 50 đến 65% cho giai đoạn 2. Chỉ có 25 đến 35% phụ nữ ở giai đoạn 3 và ít hơn 15% với ung thư cổ tử cung giai đoạn 4 còn sống sau 5 năm.

Cách phòng tránh ung thư cổ tử cung

Quan hệ sớm (ở tuổi dậy thì) là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi rút HPV. Cơ thể của các em gái trong giai đoạn này tự bảo vệ rất kém trước sự tấn công của các vi rút gây bệnh. Các bệnh lây lan qua đường TD ở lứa tuổi này cũng nhanh hơn do các màng nhầy đang ở giai đoạn vô cùng nhạy cảm.

Điều đáng mừng đây là một loại ung thư có thể phòng ngừa được. Ung thư cổ tử cung nguy hiểm và nặng nề như vậy, nhưng để phòng ngừa căn bệnh này lại không quá khó bằng cách tiêm vaccin để phòng nhiễm các týp HPV thường gây ung thư cổ tử cung .

Hiện nay tại Việt Nam đã có vắc xin ngừa những týp HPV gây ung thư phổ biến nhất, được tiêm cho phụ nữ từ 10 đến 25 tuổi, kể cả người chưa và đã có quan hệ đều có thể tiêm. Tiêm vắc-xin phòng bệnh trước lần quan hệ đầu tiên cho phép chị em phòng bệnh được tới trên 90% nguy cơ.

Bên cạnh đó những bạn gái đã có quan hệ, ngoài tiêm vaccin phòng bệnh cần thực hiện khám phụ khoa định kỳ và tầm soát bằng phương pháp phết tế bào cổ tử cung (PAP smear) định kỳ, ít nhất 1 năm/1 lần, để phát hiện kịp thời và có giải pháp điều trị ở những giai đoạn sớm của bệnh. Đối với bạn gái đã quan hệ, việc phòng ngừa đạt kết quả cao nhất khi kết hợp 2 phương pháp này.

Tóm lại, bệnh ung thư cổ tử cung là một bệnh do virus HPV gây ra, bệnh thường xảy ra âm thầm. Nhưng nếu bạn chú ý biểu hiện của cơ thể và khám phụ khoa định kỳ có thể phát hiện sớm và chữa trị khỏi hẳn. Chúc các bạn vui khỏe! 

Từ khóa liên quan:

  • lam sao de tranh ung thu co tu cung
  • an gi de ngan ngua ung thu co tu cung
  • chich ngua ung thu co tu cung
  • dau hieu ung thu co tu cung o phu nu
  • dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối
  • bệnh ung thư cổ tử cung có chữa được không
Bài viết liên quan
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...

Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?
Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?

Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?

Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...

5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất
5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất

Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...

Subscribe to newsletter