Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...
Mọc răng khôn ở người lớn đau nhức dữ dội, mọc lệch, nhiễm trùng, răng mọc không đúng chỗ thì nên mổ. Trường hợp mọc răng khôn nhưng không nóng sốt, không ảnh hưởng đến các răng khác thì không cần phải nhổ.
Mọc răng khôn ở người lớn đau nhức dữ dội, mọc lệch, nhiễm trùng, răng mọc không đúng chỗ thì nên mổ. Trường hợp mọc răng khôn nhưng không nóng sốt, không ảnh hưởng đến các răng khác thì không cần phải nhổ.
Đôi khi bạn gặp phải những cơn đau vùng miệng nhưng không biết nguyên nhân do đâu, bao gồm các triệu chứng về sâu răng, viêm nướu, nghiến răng và có thể là mọc răng khôn. Tuy nhiên, khi gặp phải trường hợp này tốt nhất bạn nên đến gặp nha sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
Với bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn một số dấu hiệu và triệu chứng mọc răng khôn để bạn có thể nhận biết nhé!
1. Đau nhức: Đây là dấu hiệu mọc răng khôn thường gặp nhất, đó là những cơn đau nhức từ bên trong răng, cơn đau sẽ càng dữ dội và kéo dài khi răng đang phát triển. Thời gian mọc răng khôn thường mọc kéo dài, và có thể kéo dài đến vài năm răng khôn mới có thể mọc hoàn chỉnh. Vì vậy, khi gặp phải dấu hiệu răng khôn gây đau nhức, bạn nên chuẩn bị tinh thần vì những cơn đau này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần.
2. Nướu sưng đỏ: Khi răng khôn bị mọc kẹt, không trồi lên hết được sẽ làm phần lợi phía trên va xung quanh răng bị sưng phồng lên. Đến khi răng đã mọc ổn định nướu răng sẽ trở lại bình thường.
3. Khó há miệng và có thể hành sốt: Trong quá trình răng khôn mọc có thể gây ra các cơn sốt kéo dài, làm nướu sưng đỏ, cử động cơ miệng không còn linh hoạt như trước.
Khi hiện tượng đau nhức diễn ra thường xuyên và dữ dội có thể là dấu hiệu của răng khôn mọc lệch, ngầm đâm vào xương hàm hoặc đẩy răng bên cạnh. Hầu hết các trường hợp răng khôn mọc lệch ngầm đều khó nhổ và để lại các biến chứng gây ảnh hưởng không tốt đến xương hàm và các răng kề bên.
Với một số người, khi mọc răng khôn thì cảm thấy rất đau đớn, “ăn không ngon, ngủ không yên”, nhưng một số người khác thì quá trình mọc răng khôn chỉ đau khi họ vô tình ăn nhai chạm vào vùng nướu của răng khôn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia răng miệng khuyên bạn nên nhổ răng khôn trước khi quá đau, để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe về sau.
Thời điểm nhổ răng khôn tốt nhất là từ 18 đến 25 tuổi, khi chân răng hình thành được 2/3. Trên 35 tuổi, trường hợp phải phẫu thuật để nhổ răng khôn sẽ gặp nhiều khó khăn do xương cứng và đặc hơn. Mặt khác một số yếu tố toàn thân và tại chỗ cũng không cho phép can thiệp nhổ răng khôn. Quá trình lành thương, hậu phẫu cũng kéo dài và không thuận lợi.
Khi việc mọc răng khôn gây ra các biến chứng đau, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, u nang, ảnh hưởng đến răng lân cận. Hoặc răng khôn chưa gây ra biến chứng, nhưng giữa răng khôn và răng bên cạnh có khe giắt thức ăn, tương lai sẽ ảnh hưởng đến răng bên cạnh thì cũng có chỉ định nhổ răng khôn để ngăn ngừa biến chứng.
Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu nhưng không có răng đối diện ăn khớp, làm răng khôn trồi dài xuống hàm đối diện. Điều này tạo bậc thang giữa răng khôn và răng bên cạnh, gây nhồi nhét thức ăn, lở loét nướu hàm đối diện.
Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu, nhưng hình dạng răng khôn bất thường, nhỏ, dị dạng, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, lâu ngày gây sâu răng và viêm nha chu răng bên cạnh.
Bản thân răng khôn có bệnh nha chu hoặc sâu răng lan rộng. Nhổ răng khôn để chỉnh hình, làm răng giả, hoặc răng khôn là nguyên nhân của một số bệnh toàn thân khác cũng nên được nhổ bỏ.
Không phải tất cả răng khôn cần phải nhổ. Một chiếc răng khôn mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt bởi mô xương và nướu, không gây biến chứng, thì có thể được giữ lại miễn là bệnh nhân dùng chỉ tơ nha khoa và bàn chải để làm sạch một cách triệt để.
Bệnh nhân có một số bệnh lý toàn thân không kiểm soát tốt như tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông cầm máu…
Răng khôn liên quan trực tiếp đến một số các cấu trúc giải phẫu quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh… mà không thể sử dụng các phương pháp phẫu thuật chuyên biệt để thực hiện.
Bệnh nhân nên làm các xét nghiệm máu, chụp X-quang theo chỉ định trước can thiệp. Trình bày các bệnh lý toàn thân cũng như các thuốc đang sử dụng hiện có cho bác sĩ nhổ răng biết.
Trước ngày nhổ răng nên nghỉ ngơi, ngủ sớm, tránh các chất kích thích như bia, rượu thuốc lá… Lấy vôi răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước nhổ răng để tránh nhiễm trùng. Nên can thiệp vào buổi sáng, ăn sáng trước khi nhổ răng. Tâm lý thoải mái, thư giãn, không nên căng thẳng và lo sợ. Bệnh nhân dưới 18 tuổi và trên 60 tuổi nên có người nhà đi cùng.
Sau nhổ răng khôn, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ lời dặn dò của bác sĩ, uống thuốc đầy đủ theo toa để hậu phẫu và lành thương được thuận lợi.
Sau khi nhổ răng khôn, người bệnh sẽ bị sưng tấy. Hiện tượng sưng tấy này sẽ xảy ra trong khoảng 2 ngày đầu tiên sau nhổ răng và giảm dần sau đó. Để giảm tình trạng sưng người bệnh nên uống thuốc theo toa, chườm lạnh vào chỗ sưng nhiều lần trong ngày đầu, mỗi lần khoảng 15 phút, chườm nóng vào chỗ sưng vào ngày thứ hai sau nhổ răng.
Tiếp theo, người bệnh thế thấy đau nhức chỗ phẫu thuật và tình trạng này diễn ra trong 3 ngày sau nhổ răng, sau đó giảm dần.
Cùng với đó, người bệnh sẽ có khẳng năng bị sốt. Tuy nhiên, hiện tượng này xảy ra không quá 2 ngày sau khi phẫu thuật.
Cuối cùng, người bệnh sẽ bị chảy máu sau khi nhổ răng 30 phút với hiện tượng nước bọt có lẫn máu hồng nhạt. Hiện tượng này sẽ mất sau 2 ngày khi phẫu thuật.
Lưu ý, người vừa nhổ răng khôn không súc miệng mạnh, khạc nhổ mạnh trong vòng 6 giờ sau nhổ răng, không súc nước muối, không mút, đưa lưỡi hoặc vật lạ vào ổ răng để thăm dò, ăn nhai bên phần hàm không có răng nhổ, vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng tại ổ răng, ăn thức ăn mềm, nguội trong 24 giờ sau nhổ răng.
Từ khóa liên quan:
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...
Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...
Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...
Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...
Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...