Nhức đầu thường xuyên là bệnh gì?

Đau đầu, nhức đầu thường xuyên có thể là biểu hiện của việc sử dụng thuốc không đúng chỉ định, căng thẳng, thức khuya, do bệnh răng miệng, dùng chất kích thích hoặc do một bệnh lý nguy hiểm nào đó,… cách giảm đau nửa đầu hoặc đau nhức đầu với triệu chứng cụ thể bên dưới.

Đau đầu, nhức đầu thường xuyên có thể là biểu hiện của việc sử dụng thuốc không đúng chỉ định, căng thẳng, thức khuya, do bệnh răng miệng, dùng chất kích thích hoặc do một bệnh lý nguy hiểm nào đó,… cách giảm đau nửa đầu hoặc đau nhức đầu với triệu chứng cụ thể bên dưới.

Đau đầu không phải bắt nguồn từ não?

Một điều khá kì lạ nhưng ít người biết được rằng bản thân não bộ không bao giờ bị đau. Nghĩa là đau đầu không bắt nguồn từ bộ não? Không phải. Bộ não không có tế bào cảm nhận đau, vì thế cơn đau không xuất phát từ vị trí này.

Các nhà khoa học cho rằng các mô xung quanh, các loại hóa chất trong não, mạch máu, dây thần kinh quanh não bộ mới là nơi bắt đầu tạo ra tín hiệu đau. Tuy nhiên, vị trí khởi phát các tín hiệu này rất khác nhau và với mỗi vị trí đó tương ứng là những dạng đau đầu khác nhau.

Nói cách khác với câu hỏi hay đau đầu là bệnh gì sẽ có rất nhiều câu trả lời hợp lý. Và điều cần quan tâm nhất là cách xử lý với từng cơn đau đầu một cách hiệu quả nhất.

Phân biệt một số bệnh đau đầu hay gặp & cách khắc phục

Đau đầu chóng mặt có thể xảy ra với rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể đơn giản là do cảm cúm, ốm sốt, làm việc quá sức, tâm trạng, căng thẳng mệt mỏi, hay say nắng, sau tàu xe, đang trong thời gian ốm nghén hay kì kinh nguyệt,…

nhuc-dau-thuong-xuyen

Tuy nhiên nếu bạn bị đau đầu chóng mặt thường xuyên kèm theo những triệu chứng khác thì rất có thể bạn đã mắc một bệnh lý nào đó. Có thể kể đến những bệnh lý chủ yếu gây đau đầu chóng mặt thường xuyên như sau:

Giống như việc bạn lạm dụng thuốc thông mũi có thể dẫn đến chứng nghẹt mũi vĩnh viễn, bệnh đau đầu mãn tính hoàn toàn có thể khởi đầu từ việc uống quá nhiều thuốc giảm đau.

Thuốc giảm đau điều trị cho nhức đầu thường xuyên, nhưng nếu dùng chúng nhiều hơn một vài ngày một tuần, có thể gây ra đau đầu hồi ứng.

Nếu bạn dùng thường xuyên các loại thuốc giảm đau như acetaminophen, aspirin, ibuprofen nhiều hơn 2 lần/tuần, hoặc sử dụng triptans (thuốc trị đau nửa đầu) trong hơn 10 ngày/tháng. Bạn sẽ đối mặt với nguy cơ đau đầu nghiêm trọng trong những tháng kế tiếp.

Nếu như hay đau đầu là bệnh lý bắt nguồn từ thuốc, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, họ sẽ tư vấn chính xác cách xử lý với tình huống này.

Đây là loại phổ biến nhất của đau đầu, người bệnh cảm thấy đau nhức liên tục một bên đầu hoặc ở sau gáy và cổ. Chứng đau đầu căng thẳng có nguyên nhân từ tình trạng căng thẳng, lo lắng nhiều, sai tư thế làm việc,… cơn đau có thể chuyển thành dạng mãn tính dù bản chất chúng không nguy hiểm đến tính mạng.

Các chuyên gia hiện chưa thể chắc chắn về nguyên nhân gây bệnh do thay đổi các loại hóa chất trong não bộ hay do rối loạn truyền dẫn thần kinh lên não.

Người hay bị đau đầu là bệnh lý do căng thẳng thần kinh có thể điều trị dễ dàng với thuốc giảm đau thông thường không cần kê đơn như: aspirin, paracetamol… hay các loại thuốc chống trầm cảm khác.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bệnh liên quan đến vùng hàm có khả năng cao đến cơn đau đầu. Điển hình nhất là bệnh nghiến răng hay rối loạn khớp thái dương.

Khi nghiến răng vào ban đêm, sẽ ảnh hưởng đến các khớp thái dương, vốn nằm ngay trước tai, liên kết giữa hàm và sọ. Do đó, gây ra những xung thần kinh lên não báo hiệu cơn đau đầu.

Bạn có thể mắc chứng đau đầu bởi nguyên nhân này khi: vòm hàm có dị tật, ngồi sai tư thế làm việc hoặc biến chứng của viêm khớp…

Cách xử lý tốt nhất với trường hợp này là xin tư vấn của nha sĩ. Nếu hay bị đau đầu là do bệnh lý liên quan đến hàm khớp thì hãy chú ý hơn một chút nhé!

Những cơn đau một bên đầu ngắn khoảng 15’ đến 3 giờ nhưng vô cùng dữ dội. Cơn đau đầu thường tái phát thường xuyên theo từng nhóm, nhiều lần trong một ngày, vào một khoảng thời gian nhất định. Sau đó, biến mất hoàn toàn trước khi bắt đầu vào một chu kỳ đau mới.

Khi cơn đau bắt đầu, người bệnh có thể cảm thấy mắt đỏ, chảy nước mắt nhiều ở một bên hoặc 2 bên mắt. Bệnh đặc biệt phổ biến hơn ở nam giới so với phụ nữ.

Nguyên nhân chính gây bệnh được xác định có liên quan nhiều với các tác nhân độc hại như: rượu, thuốc lá, các loại chất kích thích nồng độ cao và một số thực phẩm nhất định.

Nếu hay đau đầu là bệnh lý của nhức đầu chùm bạn có thể được điều trị bằng các loại thuốc giảm đau dạng triptans oxy.

Đau nửa đầu là một dạng đau đầu nghiêm trọng, rất phổ biến ở nữ giới, tỉ lệ mắc bệnh ở nữ cao gấp 3 lần so với nam giới. Nguyên nhân gây bệnh chưa được khẳng định những người ta nhận thấy gen di truyền đóng một vai trò lớn, ngoài ra hoạt động của tế bào mạch máu và hệ thần kinh não bộ cũng có liên quan.

Thông thường cơn đau nửa đầu bắt đầu khi có sự thay đổi về hormone trong cơ thể, tình trạng căng thẳng, rối loạn thời gian ngủ nghỉ và ăn uống hàng ngày.

Với những người hay bị đau đầu do đau nửa đầu gây ra, bạn nên được điều trị sớm. Sử dụng các loại thuốc giảm đau và các phương pháp vật lý trị liệu cũng thu được kết quả khả quan.

Nếu như bạn là người ưa thích cà phê, thì xin chia buồn, cà phê có thể trở thành người bạn đồng hành tệ hại nhất. Migrin.vn sẽ lấy ví dụ đơn giản như sau:

“Bạn uống cà phê hàng ngày vào buổi sáng, nhưng một lý do nào đó khiến bạn không dùng chúng vào một ngày nào đó, thì rất có thể cơn đau đầu sẽ xuất phát vào buổi chiều hôm đó”. Đó gọi là đau đầu do dùng cà phê.

Cà phê có thể là chất kích thích, giúp tăng hiệu quả của các loại thuốc giảm đau nhưng nó giống như con dao 2 lưỡi vậy, chúng có thể gây hại ngược lại.

Nếu như bạn có tiền sử hay đau đầu có liên quan đến cà phê, bạn có 2 lựa chọn:

Đau đầu dạng này xuất hiện khi ở trong tình trạng cực khoái và tương đối hiếm. Bệnh thường gặp ở nam giới, đặc biệt là những người trẻ tuổi.

Cơn đau bắt đề ngay sau khi “yêu” và kéo dài liên tục trong khoảng 1 tiếng sau đó. Cá biệt, cơn đau đầu có thể kéo dài từ vài giờ hoặc cả một ngày. Rất tiếc nguyên nhân gây ra cơn đau hiện chưa có lời giải đáp cụ thể, nhiều ý kiến cho rằng nó chỉ là một tình trạng bệnh lý cá nhân.

Nếu hay đau đầu là bệnh lý này, lời khuyên tốt nhất là đến khám tại các cơ sở y tế vì đôi khi nó có thể báo trước một căn bệnh nguy hiểm hơn. Bạn cũng có thể phòng ngừa bằng cách dùng một liều thuốc giảm đau nhẹ trước khi bắt đầu.

Tóm lại, để giảm bớt hoặc ngăn chặn đau nhức đầu bạn có thể dùng các thuốc giảm đau. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời, chỉ có tác dụng trong ngắn hạn, điều quan trọng lúc này là bạn cần phải được bác sĩ khám, chuẩn đoán đúng nguyên nhân thì mới có thể giúp điều trị dứt điểm.

Từ khóa liên quan:

  • đau đầu là triệu chứng của bệnh gì
  • nhức đầu sau gáy
  • nhức đầu phía sau ót
  • nhức nửa đầu phía sau
Bài viết liên quan
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...

Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?
Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?

Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?

Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...

5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất
5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất

Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...

Subscribe to newsletter