Ốm nghén không ăn được phải làm sao?

Mẹ bầu bị ốm nghén không ăn được cơm, thịt,… cần uống nhiều nước, hạn chế ăn thực phẩm có mùi tanh, chia nhỏ bữa ăn, ăn bắp cải luộc, bổ sung vitamin B6 để không bị thiếu chất. Trong trường hợp nghén nặng cần được khám & chẩn đoán sớm để kịp thời xử lý.

Mẹ bầu bị ốm nghén không ăn được cơm, thịt,… cần uống nhiều nước, hạn chế ăn thực phẩm có mùi tanh, chia nhỏ bữa ăn, ăn bắp cải luộc, bổ sung vitamin B6 để không bị thiếu chất. Trong trường hợp nghén nặng cần được khám & chẩn đoán sớm để kịp thời xử lý.

Mẹ bầu ốm nghén nặng phải làm sao?

Lúc mới có thai và đặc biệt là trong ba tháng đầu mang thai, việc ăn uống của người mẹ ảnh hưởng rất quan trọng đến sự phát triển trí não của thai nhi.

Thế nhưng một số chị em do thời gian ốm nghén quá lâu, có khi kéo dài 5, 6 tháng, khiến họ không thể ăn uống để đảm bảo bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Trường hợp này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt.

om-nghen-khong-an-duoc

Theo hình trên đây, thai được 11 tuần tuổi là xem như đã đạt đến 1/2 giai đoạn phát triển của não so với lúc sinh. Vì vậy, hiện tượng ốm nghén, ói mửa lúc này rất cần được khắc phục để tiến trình thai nghén diễn ra suôn sẻ.

Trong ba tháng đầu, ốm nghén ảnh hưởng đến sức ăn tự nhiên nên sức tăng cân bình thường chỉ vào khoảng 1 kg, nghĩa là không xê xích bao nhiêu so với lúc chưa có thai. Thai phụ chỉ cần uống thêm khoảng một ly sữa mỗi ngày, uống một viên đa sinh tố – trong đó có cả acid folic – là đủ.

Những tháng về sau, khi hết ốm nghén, thai phụ cần nạp vào đủ năng lượng bằng cách ăn thêm bữa và cho cả ngày. So với khi chưa mang thai, bạn nên ăn thêm một bát cơm với đầy đủ thức ăn trên tháp dinh dưỡng để bổ sung khoảng 350 calo cho khẩu phần bình thường.

  • Tránh làm việc nặng, chơi thể thao tốn nhiều sức lực để đề phòng sẩy thai.
  • Không để bị bệnh nhiễm trùng, nhất là ban nổi hạch Rubela (có khả năng gây dị dạng cho thai nhi).
  • Không dùng bất cứ thuốc gì, nhất là loại an thần, dù đang bị mất ngủ. Trước đây đã có những bà mẹ mang thai dùng Thalidomide vì không ngủ được, đến khi sinh, con không có chân, tay.
  • Không dùng vitamin A liều cao, ngay cả thuốc thoa bên ngoài để trị trứng cá chẳng hạn.
  • Không hút và cũng không hít khói thuốc để thai nhi không bị thiếu oxy.

Kinh nghiệm vượt qua ốm nghén hiệu quả

om-nghen-khong-an-duoc

Khi mang thai giai đoạn đầu, mẹ bầu hay gặp phải tình trạng cấn thai, ốm nghén làm cho mẹ bầu mệt mỏi có thể dẫn đến suy nhược. Trong dân gian có nhiều kinh nghiệm hay để xử lý những triệu chứng này một cách hiệu quả như:

  • Uống nước chanh tươi.
  • Không để bụng đói.
  • Nên ăn làm 5 – 6 bữa nhỏ thay vì ăn 3 bữa “lớn” như người bình thường.
  • Nên ăn bắp cải luộc.

Có thể bắt chước các bà bầu ở Anh theo chế độ ăn gồm: chuối, cơm, táo nấu nhừ cộng chút đường, bánh mì nướng, uống trà gừng hoặc gừng đóng viên nang, bia gừng. Buổi sáng ăn 2-3 bánh quy lạt khô với pho mai.

  • Đợi 30-45 phút sau hãy uống nước hay đồ uống.
  • Trong trường hợp dùng đồ uống bị nôn ói, có thể khắc phục bằng cách ngậm những viên đá làm bằng nước lọc hay nước chanh đóng băng đến khi tan dần trong miệng.
  • Có thể uống thêm vitamin B6 (dưới dạng pyridoxine hay pyridoxamine), kết hợp với một thuốc kháng histamine như antihistamine doxylamine (Diclectin).
  • Chỉ khi nào thai phụ nôn ói trầm trọng, bác sĩ sản phụ khoa mới kê toa những loại thuốc có hiệu quả chống ói như: promethazine, metoclopramide, hay prochlorperazine.

Rất nhiều bà bầu khổ sở vì tình trạng ốm nghén khi mang thai. Trên đây là những kinh nghiệm mà Khoedepvn.net tổng hợp được và chia sẻ với các mẹ gặp phải tình trạng ốm nghén không ăn được hi vọng mẹ bầu sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Từ khóa liên quan:

  • om nghen khong an duoc co anh huong den thai nhi
  • ốm nghén không ăn được phải làm sao
  • ốm nghén từ tuần thứ mấy
  • triệu chứng ốm nghén
Bài viết liên quan
Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?
Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?

Mẹ bầu sau sinh mổ cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, quả, hạt các loại, sữa tươi, canh hầm giò lợn,… để có nhiều sữa. Hạn chế chất kích thích, cá biển, hải sản các loại và các món kiêng cữ bên dưới.

Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa?
Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa?

Để có nhiều sữa sau sinh mẹ cần lưu ý: cho con bú đều đặn và đúng cách, đủ cả 2 bên, uống thêm sữa và nước, ăn một số loại thực phẩm như: đu đủ, mướp hương, đậu đỏ, rau ngót, rau mồng tơi,… giúp lợi sữa, thông sữa rất...

Phụ nữ cho con bú có dùng thuốc tránh thai được không?
Phụ nữ cho con bú có dùng thuốc tránh thai được không?

Phụ nữ đang cho con bú có thể dùng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin dùng hàng ngày hiệu quả và an toàn ở nhóm đối tượng phụ nữ cho con bú, thuốc hiện có trên thị trường là Embevin. Dạng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể sử dụng...

Những dấu hiệu chuyển dạ CHÍNH XÁC NHẤT báo mẹ sắp sinh em bé
Những dấu hiệu chuyển dạ CHÍNH XÁC NHẤT báo mẹ sắp sinh em bé

Dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày mẹ cần lưu ý: đau lưng, tiêu chảy bất thường kèm theo ra máu nâu, hoặc rò rỉ nước ối, cảm giác khác lạ ở bụng bầu như cảm thấy bụng tụt hẳn xuống, mẹ cảm thấy đau lưng, bé cựa quậy ít hơn...

Bí quyết trị rạn da sau sinh bằng nghệ hiệu quả sau 2-4 tuần
Bí quyết trị rạn da sau sinh bằng nghệ hiệu quả sau 2-4 tuần

Bí quyết trị rạn da cho bà bầu sau sinh bằng: rượu nghệ, nghệ với mật ong hoặc nghệ với sữa chua hiệu quả sau 2-4 tuần với tác dụng làm trắng da, tái tạo da, giúp da săn chắc & làm lành vết rạn da trong quá trình mang thai để lại.

Subscribe to newsletter