Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở người lớn & cách điều trị

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp như: đau bụng, đầy hơi sau khi ăn, bị tiêu chảy, nôn mửa,… Chữa rối loạn tiêu hóa tại nhà bằng cách: ăn uống hợp vệ sinh, đúng giờ, bổ sung men vi sinh cho đường ruột,… kiên trì áp dụng 1-2 tháng bệnh sẽ dần khỏi hẳn.

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp như: đau bụng, đầy hơi sau khi ăn, bị tiêu chảy, nôn mửa,… Chữa rối loạn tiêu hóa tại nhà bằng cách: ăn uống hợp vệ sinh, đúng giờ, bổ sung men vi sinh cho đường ruột,… kiên trì áp dụng 1-2 tháng bệnh sẽ dần khỏi hẳn.

Rối loạn tiêu hóa là gì?

Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng được tạo ra bởi sự co thắt bất bình thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa làm cơ thể đau bụng và thay đổi vấn đề đại tiện. Đây không phải là một căn bệnh dẫn đến tử vong mà “chỉ” là một hội chứng tuy khó chịu, nhưng hoàn toàn không nguy hiểm đến tính mạng.

Tuy nhiên, khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh sẽ gặp những bất tiện trong sinh hoạt do bị thay đổi về chuyện đại tiện, bị đầy hơi hoặc đau bụng. Đây là một hội chứng rất thông thường, mà gần như ai cũng có thể bị.

roi-loan-tieu-hoa-va-cach-dieu-tri

Theo những nghiên cứu gần đây, người ta nhận thấy rối loạn tiêu hóa có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân, trong đó sự bài tiết của chất serotonin nơi tiết hợp thần kinh chạy dọc theo hệ thống tiêu hóa có thể đóng một vai trò chính yếu. Một giả thuyết khác được đưa ra với khí methane thặng dư trong ruột già (và ruột non) đưa đến rối loạn tiêu hóa.

Rối loạn tiêu hóa ở người lớn có những biểu hiện gì?

Đau bụng có thể là triệu chứng của rất nhiều các bệnh khác nhau chứ không riêng gì là rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, người bị rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện các cơn đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội tùy theo cơ địa và mức độ của bệnh.

Những cơn đau thường xuất hiện ở phía bên trái vùng bụng hoặc ở những vị trí khác nhau quanh vùng bụng. Mức độ đau có thể là đau từng cơn, đau nhói như dao cắt, đau nhẹ âm ỉ hoặc đau lâm râm.

roi-loan-tieu-hoa-va-cach-dieu-tri

Triệu chứng thứ hai của rối loạn tiêu hóa là bụng bị đầy hơi. Khi đó, bạn cảm giác bụng thường xuyên căng ra như vừa ăn no, ậm ạch và khó chịu mặc dù không ăn uống gì nhiều.

Đi kèm với triệu chứng đầy hơi là các dấu hiệu như ợ chua, ợ hơi như người đau dạ dày. Hay “đánh rắm”, miệng hôi và ợ chua rất khó chịu.

Rối loạn tiêu hóa khi mắc bệnh lâu ngày mà không có biện pháp chữa trị sẽ dẫn đến hiện tượng tiếp theo là đi ngoài bị táo bón hoặc tiêu chảy, cũng có thể là kiết lỵ.

Phổ biến là bị tiêu chảy. Khi đó người bệnh dễ bị mất nước và chất điện giải, háo nước. Cơ thể cảm giác mệt mỏi không muốn hoạt động nhiều. Khi bị đến giai đoạn này tốt nhất bạn nên đi gặp bác sĩ ngay để điều trị kịp thời.

Nôn mửa cũng là một triệu chứng của rối loạn tiêu hóa ở người lớn. Khi bộ phận tiêu hóa hoạt động không tốt.

Thức ăn sau khi nạp vào cơ thể không được hấp thụ kèm theo những phản ứng với các loại men trong đường ruột dễ khiến người bị rối loạn tiêu hóa bị trào ngược thức ăn lên trên dẫn đến tình trạng nôn mửa.

Trị rối loạn tiêu hóa tại nhà như thế nào hiệu quả?

Không nên ăn các món ăn lạ có thể khiến cho hệ tiêu hóa không quen dễ khiến bệnh nặng thêm. Ăn ít đồ ăn chứa nhiều mỡ và đồ ngọt. Bên cạnh đó cũng không uống rượu bia, cà phê, trà, đồ uống có ga,… Nghiêm khắc với chính mình trong chế độ ăn uống có thể giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng rối loạn tiêu hóa của bản thân

Bổ sung hoa quả thường xuyên rất tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa. Một số loại hoa quả có lợi cho sức khỏe như: Chuối, táo, sữa chua, yến mạch, gừng.

Người bị rối loạn tiêu hóa cần tuân thủ những nguyên tắc sau trong chế độ sinh hoạt:

Không thức khuya: Thức khuya khiến cơ thể mệt mỏi, gây ức chế và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Thức khuya cũng dẫn đến việc dậy muộn khiến giờ giấc ăn uống không hợp lý cũng không tốt cho hệ tiêu hóa

Tăng cường vận động: Hãy chịu khó hoạt động thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, tiêu hao năng lượng và kích thích cảm giác đói giúp bạn ăn ngon miệng. Từ đó hệ tiêu hóa cũng hoạt động tốt lên. Đây cũng là một cách chữa rối loạn tiêu hóa ở người lớn rất hiệu quả. Nhất là với những người làm công việc văn phòng ít vận động.

Uống men vi sinh vẫn được coi là biện pháp chữa rối loạn tiêu hóa ở người lớn có hiệu quả nhanh nhất bởi nó cung cấp nhanh nhất số lượng khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Giúp thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ tối đa.

Sau khoảng 1 tuần sử dụng thuốc là có thể thấy bệnh sẽ được cải thiện. Tuy nhiên phương pháp này cần có sự xem khám và kê đơn theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo tính an toàn. Không nên sử dụng thuốc bừa bãi có thể khiến bệnh nặng thêm.

Lấy 2 củ tỏi cùng 3 quả bồ kết và một chút xà phòng khoảng chừng hạt ngô. Lấy tỏi nướng cho thơm mùi rồi giã nát và đắp vào rốn.

Bồ kết đốt tồn tính, trộn cùng với xà phòng sau đó nhét vào hậu môn, ngày làm từ 1 đến 2 lần. Làm khoảng 10 lần bệnh sẽ giảm.

Lưu ý khi chữa rối loạn tiêu hóa bằng kháng sinh

Khi bị rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh dài ngày, do rượu bia hoặc ăn thức ăn không hợp vệ sinh, sẽ dẫn tới mất rất nhiều lợi khuẩn chí trong đường ruột, và sẽ gây ra mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Lúc đó chúng ta nên bổ sung một lượng men tiêu hóa có chứa các lợi khuẩn có ích, các enzyme tiêu hóa để giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại men, cốm tiêu hóa sống. Nhưng để tìm 1 loại sản phẩm an toàn, tiện dụng và có hiệu quả vượt trội là điều người bệnh đang băn khoăn.

Bệnh rối loạn tiêu hóa ở người lớn nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời dễ có nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm khác như viêm đại tràng, ung thư đường ruột, nhiễm khuẩn đường ruột…

Từ khóa liên quan:

  • roi loan tieu hoa nen an gi
  • rối loạn tiêu hóa ở trẻ em nên ăn gì
  • triệu chứng trẻ bị rối loạn tiêu hóa
  • bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn sữa chua
  • rối loạn tiêu hóa có nên uống nước cam
  • rối loạn tiêu hóa ở người lớn
  • triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở người lớn
Bài viết liên quan
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...

Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?
Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?

Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?

Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...

5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất
5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất

Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...

Subscribe to newsletter