Cách sơ cứu người bị đột quỵ bạn cần phải biết

Sơ cứu người bị đột quỵ bằng cách đặt người bệnh nằm nghiêng một bên, làm thông thoáng đường thở, phải cho bệnh nhân nhận được oxy để nuôi dưỡng cơ thể, tránh tình trạng chết não. Người nhà cần quan sát, nhận diện và sơ cứu đúng cách khi có người thân bị đột quỵ sẽ giảm biến chứng và nguy cơ tử vong.

Sơ cứu người bị đột quỵ bằng cách đặt người bệnh nằm nghiêng một bên, làm thông thoáng đường thở, phải cho bệnh nhân nhận được oxy để nuôi dưỡng cơ thể, tránh tình trạng chết não. Người nhà cần quan sát, nhận diện và sơ cứu đúng cách khi có người thân bị đột quỵ sẽ giảm biến chứng và nguy cơ tử vong.

Đột quỵ là bệnh gì?

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ oxy. Khi đó một phần não bắt đầu chết đi và gây tổn thương não. Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây nên tử vong cao và để lại một số di chứng vĩnh viễn cho bệnh nhân.

so-cuu-nguoi-bi-dot-quy

Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc phải đột quỵ. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ chính là những người có tiền sử như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim, béo phì, tăng mỡ máu,… lâu ngày gây nên biến chứng làm bệnh nhân đột quỵ.

Do chế độ sinh hoạt không lành mạnh như lười vận động, nghiện rượu, nghiện thuốc lá, ăn nhiều chất béo…

Dấu hiệu nhận diện người bị đột quỵ (tai biến mạch máu não) gồm:

  • Liệt mặt: Yêu cầu người bệnh cười và quan sát dấu hiệu miệng lệch qua một bên, nếp má mũi hai bên không đều.
  • Yếu liệt tay: Yêu cầu người bệnh nâng cao hai tay lên và quan sát dấu hiệu rơi của một bên tay.
  • Rối loạn tiếng nói: Yêu cầu người bệnh nói một vài câu và ghi nhận các biểu hiện bất thường như loạn tiếng nói, không nói được hay không hiểu hay nói sai câu yêu cầu.
  • Đột ngột rối loạn thị giác, chóng mặt choáng váng, đau đầu dữ dội.

Gọi cấp cứu ngay khi ghi nhận có bất cứ dấu hiệu nào trong số này ở một người.

Các bước sơ cứu người bị đột quỵ dễ thực hiện

Người nhà cần quan sát, nhận diện và sơ cứu đúng cách khi có người thân bị đột quỵ sẽ giảm biến chứng và nguy cơ tử vong. Dưới đây là 8 bước sơ cứu người bị đột quỵ mà bạn nên nhớ:

so-cuu-nguoi-bi-dot-quy

Cách sơ cứu người bị đột quỵ bạn cần phải biết (ảnh minh họa)

Những điều cần tránh khi sơ cứu người bị đột quỵ

  • Không chờ đợi để hy vọng các triệu chứng thoái lui.
  • Không cho người bệnh ăn hay uống bất cứ thứ gì.
  • Không cho bệnh nhân sử dụng bất cứ thuốc gì.
  • Không trì hoãn việc tiếp cận cơ sở y tế có điều kiện xử trí đột quỵ.
  • Tuyệt đối không dùng kim chích máu 10 đầu ngón tay chân, không cạo gió.

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến đột quỵ:

  • Ngừng hút thuốc
  • Uống thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ
  • Tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Ăn chế độ ăn ít chất béo và uống tối đa một phần rượu mỗi ngày
  • Kiểm soát huyết áp, nồng độ cholesterol và đường huyết.
  • Tập thể dục hàng ngày, làm việc nhẹ vừa sức.
  • Không ăn nhiều mỡ béo, chất bột đường, nên ăn nhiều rau củ, trái cây. Ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ như: súp, cháo, sữa…
  • Đo huyết áp định kỳ. Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Chữa tăng cholesterol. Không ăn quá no. Tránh dùng thức ăn lên men, gây kích thích như gia vị cay, nóng, rượu, chè, cà phê…

Tóm lại, đột quỵ là một căn bệnh rất nguy hiểm thường không có dấu hiệu cảnh báo sớm, tỉ lệ tử vong cao. Do đó việc biết cách sơ cứu người bị đột quỵ là rất quan trọng góp phần không nhỏ trong việc hạn chế những biến chứng nguy hiểm và là bước quan trọng giúp bệnh nhân đột quỵ trước khi được đưa đến các cơ sở y tế.

Từ khóa liên quan:

  • sơ cứu đột quỵ tim
  • cách sơ cứu người bị tai biến
  • sơ cứu đột quỵ bằng kim
  • cách chữa đột quỵ kịp thời để cứu người bệnh
  • bị đột quỵ không nên sơ cứu ở nhà
  • cấp cứu đột quỵ não
Bài viết liên quan
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...

Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?
Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?

Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?

Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...

5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất
5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất

Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...

Subscribe to newsletter