Uống nước lá rau ngót có tác dụng gì, trị bệnh gì?

Uống nước rau ngót có tác dụng thanh nhiệt mát gan dùng trị bệnh đái dầm ở trẻ nhỏ, hạ đường huyết, chữa táo bón, là một loại lá rất tốt cho người bệnh đái tháo đường, bệnh gút & một số bệnh khác bên dưới.

Uống nước rau ngót có tác dụng thanh nhiệt mát gan dùng trị bệnh đái dầm ở trẻ nhỏ, hạ đường huyết, chữa táo bón, là một loại lá rất tốt cho người bệnh đái tháo đường, bệnh gút & một số bệnh khác bên dưới.

Rau ngót là rau gì, chứa thành phần gì?

Rau ngót hay còn gọi là rau bù ngót, rau bồ ngót, rau tuốt,… là một loại rau bụi mọc nhiều ở vùng nhiệt đới Á Châu. Đây là một loại rau dùng để ăn và chữa bệnh.

Rau ngót thuộc dạng cây bụi, có thể cao đến 2 m, phần thân khi già cứng chuyển màu nâu. Lá cây rau ngót hình bầu dục, mọc so le; sắc lá màu lục thẫm.

Khi hái ăn, thường chọn lá non. Vị rau tương tự như măng tây. Trái ngót giống trái cà pháo nhưng kích thước nhỏ hơn.

Về mặt dinh dưỡng, rau ngót có lượng đạm cao, giàu chất vôi, nhiều sinh tố C và sinh tố K. So với các loại rau quả khác, lượng vitamin C trong rau ngót cao hơn hẳn so với cam, ổi….. thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất collagen (protein hình sợi để hình thành mô liên kết trong xương), vận chuyển chất béo, vận chuyển điện tử từ một số phản ứng enzym, nướu răng siêu khỏe mạnh, điều chỉnh nồng độ cholesterol, và miễn dịch.

Uống nước rau ngót sống có tốt không?

tac-dung-cua-nuoc-la-rau-ngot

Trong đông y, rau ngót là loại rau có tính mát, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, giúp hạ sốt, tăng tiết nước bọt,… vô cùng hiệu quả. Để giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc hay hạ sốt bạn chỉ cần uống 200ml nước ép rau ngót sống mỗi ngày hoặc dùng rau ngót sống nấu canh ăn thường xuyên sẽ rất tốt cho cơ thể.

Trong rau ngót có chứa papaverin, chất này có tác dụng gây dãn mạch, chống co thắt cơ trơn. Vì vậy có tác dụng giảm huyết áp hữu hiệu. Bài thuốc này có thể áp dụng cho cả người bị mỡ máu cao (xơ vữa động mạch), tai biến mạch máu não do tắc mạch, nghẽn mạch.

Lấy 30g rau ngót, 30g bầu đất, 1 quả bầu dục lợn rồi nấu canh cho trẻ ăn. Đây không chỉ là món canh ngon, bổ dưỡng lại có tác dụng chữa bệnh, mà nó còn là vị thuốc kích thích ăn uống với những trẻ chán ăn.

Đặc biệt, canh rau ngót nấu với thịt lợn nạc hoặc giò sống,… không chỉ tốt cho trẻ em mà còn rất tốt cho cả người lớn bởi nó là một vị thuốc bổ, giúp tăng cường sức khỏe với người mới ốm dậy, người già yếu hoặc phụ nữ sau khi sinh.

Trị đái dầm ở trẻ em: Bạn cần chỉ dùng 40g rau ngót tươi rửa sạch, giã nát, sau đó cho một ít nước đun sôi để nguội vào rau ngót đã giã, rồi khuấy đều, để lắng và gạn lấy nước uống. Phần nước gạn được chia làm hai lần để uống, mỗi lần uống cách nhau khoảng 10 phút.

tac-dung-cua-nuoc-la-rau-ngot

Nước ép rau ngót là một cách sử dụng rau ngót để giảm béo khá tốt, đặc biệt là giảm béo tại vùng bụng. Mỗi ngày uống khoảng 200ml nước ép rau ngót sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả.

Tuy nhiên, với phụ nữ sau sinh không nên uống loại nước ép này vì rau ngót có tính hàn, dễ gây hại cho sức khỏe phụ nữ sau sinh. Sau sinh khoảng 2-3 tháng, sản phụ mới được uống loại nước ép này.

Rau ngót (sau khi đã rửa sạch) cho vào máy xay sinh tố để xay lấy nước uống mỗi ngày. rau ngót (sau khi đã rửa sạch) cho vào máy xay sinh tố để xay lấy nước uống mỗi ngày.

Một cách khác đó là giã nát rau ngót với một chút đường, sau đó đắp chúng lên vùng da bị nám trong khoảng 20-30 phút và rửa lại với nước lạnh. Cách làm này nếu được áp dụng thường xuyên sẽ đem đến sự bất ngờ cho bạn.

Ngoài ra, có một bài thuốc rất công hiệu để chữa các dạng hôn mê do sốt xuất huyết hoặc tai biến mạch máu não, gồm có các vị như sau: Giun đất phơi khô 50g, đậu đen 100g, lá bồ ngót phơi khô, sao qua (200g). Dùng 4 chén nước sắc còn lại nửa chén, chia làm 2 lần cho người bệnh uống hoặc đổ vào miệng.

Chú ý: Không nên cho đường vào nước rau ngót vì nó sẽ làm mất tác dụng, tốt nhất là uống nước cốt bạn nhé.

Người bệnh đái tháo đường chỉ được ăn ít cơm để glucoz – huyết không tăng nhiều sau bữa ăn. Rau ngót có inulin giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường (đường và cơm là đường nhanh). Mặt khác, khả năng sinh nhiệt của inulin chỉ bằng 1/9 của chất béo.

Cách nấu canh rau ngót ngon ngọt – bổ dưỡng

Ngoài những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời thì rau ngót còn là nguyên liệu để nấu những món ăn ngon đặc biệt là món canh rau ngót với thịt hoặc tôm rất mát và bổ dưỡng theo hướng dẫn bên dưới.

Chuẩn bị nguyên liệu: 150 g thịt nạc lưng, 2 bó rau ngót, tỏi, nước tương, hạt nêm, tiêu

Cách làm canh rau ngót nấu thịt:

Rau ngót tuốt lá, rửa sạch, để ráo. Thịt lợn thái nhỏ hoặc xay nhuyễn ướp nước tương, tiêu, ít dầu ăn cho mềm thịt, để khoảng 10 phút cho thấm gia vị.

Cho vào nồi một ít dầu ăn phi tỏi thơm, tiếp đến cho thịt bò vào xào vừa chín tới thì để thịt bò riêng ra bát.

Vò rau ngót cho hơi dập rồi cho vào nồi để xào thịt sơ qua. Khi thấy rau bắt đầu xẹp xuống và chín tái thì cho nước vào nồi đun sôi. Nêm nếm lại gia vị vừa miệng, cuối cùng cho thịt bò đã xào vào rồi tắt bếp.

Nguyên liệu: 100 g tôm, 150g thịt lợn xay, 1 bó rau ngót, muối, hành khô, hạt tiêu và hạt nêm.

Cách làm canh rau ngót nấu tôm:

Tôm bóc nõn, rút chỉ đen, rửa sạch, băm nhuyễn tôm. Trộn tôm và thịt lợn xay (trộn lẫn cả đầu gạch tôm, nếu có), thêm vào một thìa nhỏ muối, một ít hạt tiêu, trộn đều.

Rau ngót tuốt lấy lá, bỏ cọng cứng. Tiếp theo rửa sạch rau, để lên rổ cho ráo nước và dùng tay vò rau hơi nát. Đun nóng dầu ăn, phi hành khô thơm, đổ tôm và thịt lợn xay vào xào chín.

Cho vào nồi canh khoảng hai bát con nước lọc, tiếp tục đun sôi. Thả từ từ rau ngót vào nồi canh, nêm vào một muối hoặc hạt nêm, tùy theo sở thích của bạn, đợi đến khi nồi canh sôi lại bạn nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn. Tắt bếp, múc ra bát lớn làm món canh ăn với cơm.

Tóm lại, ngoài những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời thì rau ngót còn là nguyên liệu để nấu những món ăn ngon đặc biệt là món canh rau ngót với thịt hoặc tôm rất mát và bổ dưỡng.

Từ khóa liên quan:

  • uống nước rau ngót sống có tốt không
  • uống nước rau ngót sống có tốt không
  • uống nước rau ngót sống sau sinh
  • rau ngót có tốt cho bà bầu
Bài viết liên quan
Top 6 địa chỉ khám tâm lý uy tín tại Hà Nội
Top 6 địa chỉ khám tâm lý uy tín tại Hà Nội

Khám tâm lý uy tín tại Hà Nội bạn có thể đến Phòng khám TuNa 26 Phố Vọng, Trung tâm hỗ trợ tâm lý cộng đồng SPC 37 Tạ Quang Bửu, trường dạy trẻ tự kỷ Ánh Sao Mai,… là những địa chỉ chuyên tư vấn và điều trị các bệnh lý liên...

Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ
Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ

Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ với gói sinh dịch vụ Khu A: sinh thường không bảo hiểm y tế 15.198.000đ, Mổ lấy thai lần đầu không bảo hiểm y tế: 21.346.000đ, mổ lấy thai lần 2 trở lên (không bảo hiểm y tế): 22.546.000đ.....

Chi phí mổ cận thị tại viện mắt Trung Ương
Chi phí mổ cận thị tại viện mắt Trung Ương

Giá mổ mắt cận thị tại Bệnh viện Mắt Trung Ương vào khoảng 11-16 triệu/ mắt chưa bao gồm chi phí phòng (nếu ở lại), chi tiết điều kiện mổ mắt, quy trình & cách chăm sóc mắt sau mổ cận thị bên dưới.

Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội chuyên điều trị về bệnh gì?
Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội chuyên điều trị về bệnh gì?

Bệnh viện Việt Đức Hà Nội chuyên về phẫu thuật ngoại khoa và điều trị bệnh nam khoa hàng đầu cả nước với nhiều ca phẫu thuật khó như: phẫu thuật Thần kinh Sọ não, Tim mạch, Gan mật, Tiết Niệu, phẫu thuật điều trị...

Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2
Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2

Bảng giá khám dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2 có mức giá khám như sau: khám hẹn giờ chọn bác sĩ: 200.000đ, khám theo dịch vụ (KTC) 100.000đ, khám chuyên khoa (khu 371) 50.000đ,… kèm theo bảng giá tiêm chủng ngừa vắc xin, lịch làm việc...

Subscribe to newsletter