Thuốc tẩy giun loại nào tốt nhất cho người lớn?

Thuốc tẩy giun Mebendazol, xổ giun Albendazol và tẩy giun Pyrantel pamoat là 3 dòng sản phẩm tẩy giun cho người lớn: giun kim, giun đũa, giun tóc, giun móc, giun lươn,… hiệu quả, an toàn nhất hiện nay (không dùng cho phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ).

Thuốc tẩy giun Mebendazol, xổ giun Albendazol và tẩy giun Pyrantel pamoat là 3 dòng sản phẩm tẩy giun cho người lớn: giun kim, giun đũa, giun tóc, giun móc, giun lươn,… hiệu quả, an toàn nhất hiện nay (không dùng cho phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ).

Vì sao phải tẩy giun định kỳ?

Giun loài ký sinh trùng khi cư trú lâu trong cơ thể không chỉ đơn giản là hút mất các chất dinh dưỡng, vitamin, protein, sắt… khiến cơ thể suy nhược, thiếu máu, thiếu sắt, ảnh hưởng trực tiếp đến chuyện học tập và làm việc, mà còn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh nguy hiểm như viêm loét ruột, viêm đường mật, tắc ruột, viêm tụy cấp…

thuoc-tay-giun-tot-nhat-cho-nguoi-lon

Khi “ăn bám” trong đường ruột, giun không chỉ hấp thụ một phần thức ăn mà còn thải ra các chất độc, dẫn đến các biểu hiện bệnh lý như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, dị ứng… khiến người nhiễm giun thường khó chịu và ăn không ngon. Đặc biệt, nếu người phụ nữ bị nhiễm giun trong thời kỳ mang thai, thai nhi sẽ dễ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển…

Ai cần tẩy giun và thời gian tẩy giun định kỳ bao lâu?

Nhiễm giun đường ruột có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, từ trẻ em đến người lớn. Do đó, không chỉ trẻ em mà người lớn cũng cần phải tẩy giun định kỳ để bảo vệ sức khỏe.

Theo khuyến cáo của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, bạn hãy tẩy giun định kỳ cho cả gia đình ít nhất 6 tháng/lần vào cùng một thời điểm để đạt hiệu quả cao nhất. Thông thường, trẻ 24 tháng tuổi trở lên có thể cho uống thuốc tẩy giun. Với phụ nữ có ý định mang thai, cũng nên tẩy giun trước thời điểm mang thai ít nhất 1 tháng.

Thuốc tẩy giun cho người lớn tốt nhất?

Hiệu quả tẩy giun cao hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thời điểm dùng thuốc, cách dùng thuốc tẩy giun, đối tượng và loại thuốc tẩy giun. Trong đó, việc chọn loại thuốc tẩy giun quyết định phần không nhỏ kết quả tẩy giun. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tẩy giun như:

  • Thuốc mebendazole với tên biệt dược là vermox, fugacar, soltric,…
  • Thuốc albendazole với tên biệt dược là zentel, zenben, alzental,…
  • Thuốc piperazin (diethylen diamin) với tên biệt dược là piperal, piperazin citrat, piperol, antepar,…
  • Thuốc levamisol với tên biệt dược là levaris, decaris, solaskil,…
  • Thuốc pyrantel với tên biệt dược là combantrin, antiminth, panatel,…
  • Thuốc diethylcarbamazin với tên biệt dược là DEC, banocid, notezin,…

Thuốc tẩy giun tốt và dùng phổ biến hiện nay là loại nào?

Trong đó, thuốc tẩy giun tốt nhất cho người lớn và trẻ em được khuyên dùng là thuốc Mebendazol, Albendazol và Pyrantel pamoat.

Thuốc tẩy giun Mebendazole có phổ tác dụng rộng, công hiệu trị cùng lúc các loại giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc và giun lươn. Khi dùng thuốc không phải nhịn ăn, hoặc uống kèm thuốc tẩy như các thuốc trị giun cũ.

Thuốc này không dùng cho phụ nữ có thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Mebendazole 500mg liều duy nhất cho người lớn và trẻ em.

Cũng tương tự Mebendazol, thuốc Albendazol có phổ tác dụng rộng, diệt giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc, giun lươn.

Không dùng Albendazol cho người có thai và phụ nữ cho con bú, người bệnh gan, bệnh máu và tủy xương.

Trẻ em trên 2 tuổi và người lớn dùng với liều giống nhau là 400mg và 200mg cho trẻ dưới 2 tuổi.

Thuốc tẩy giun Pyrantel pamoat ít hấp thu qua ống tiêu hóa người nên tác dụng tại chỗ mạnh và là nhóm thuốc được đánh giá khá an toàn cho phụ nữ có thai bị nhiễm giun.

Tuy vậy, bác sĩ vẫn khuyên tránh dùng cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu thai kỳ và tránh dùng cho người bệnh gan, trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

Liều dùng 125 mg liều 1 viên cho mỗi 10 kg cân nặng.

Tóm lại, Khi dùng thuốc tẩy giun, có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, dị ứng, nổi mề đay,… Để hạn chế  tối đa những tác dụng phụ không mong muốn bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Từ khóa liên quan:

  • uống thuốc tẩy giun có phải kiêng gì không
  • uống thuốc tẩy giun bao lâu thì có tác dụng
  • uống thuốc tẩy giun trước hay sau bữa ăn
  • thuốc tẩy giun zentel
  • thuốc tẩy giun albendazole 400mg
  • uống thuốc xổ giun có tăng cân không
Bài viết liên quan
Top 6 địa chỉ khám tâm lý uy tín tại Hà Nội
Top 6 địa chỉ khám tâm lý uy tín tại Hà Nội

Khám tâm lý uy tín tại Hà Nội bạn có thể đến Phòng khám TuNa 26 Phố Vọng, Trung tâm hỗ trợ tâm lý cộng đồng SPC 37 Tạ Quang Bửu, trường dạy trẻ tự kỷ Ánh Sao Mai,… là những địa chỉ chuyên tư vấn và điều trị các bệnh lý liên...

Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ
Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ

Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ với gói sinh dịch vụ Khu A: sinh thường 5,8 triệu, mổ lấy thai lần đầu: 10 triệu đồng, mổ lấy thai lần 2 trở lên: 10.2 triệu đồng. Gói sinh dịch vụ Khu B hoặc C: sinh thường 5,5tr, mổ lấy thai...

Chi phí mổ cận thị tại viện mắt Trung Ương
Chi phí mổ cận thị tại viện mắt Trung Ương

Giá mổ mắt cận thị tại Bệnh viện Mắt Trung Ương vào khoảng 11-16 triệu/ mắt chưa bao gồm chi phí phòng (nếu ở lại), chi tiết điều kiện mổ mắt, quy trình & cách chăm sóc mắt sau mổ cận thị bên dưới.

Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội chuyên điều trị về bệnh gì?
Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội chuyên điều trị về bệnh gì?

Bệnh viện Việt Đức Hà Nội chuyên về phẫu thuật ngoại khoa và điều trị bệnh nam khoa hàng đầu cả nước với nhiều ca phẫu thuật khó như: phẫu thuật Thần kinh Sọ não, Tim mạch, Gan mật, Tiết Niệu, phẫu thuật điều trị...

Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2
Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2

Bảng giá khám dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2 có mức giá khám như sau: khám hẹn giờ chọn bác sĩ: 200.000đ, khám theo dịch vụ (KTC) 100.000đ, khám chuyên khoa (khu 371) 50.000đ,… kèm theo bảng giá tiêm chủng ngừa vắc xin, lịch làm việc...

Subscribe to newsletter