Cần tiêm phòng uốn ván sau chấn thương bao lâu?

Người bị vết thương hở, đạp đinh,… cần tiêm phòng uốn ván trong vòng 24h kể từ thời điểm bị thương, vacxin có tác dụng trong 6 tháng, bảo vệ được 5 năm với lịch tiêm uốn ván tham khảo bên dưới.

Người bị vết thương hở, đạp đinh,… cần tiêm phòng uốn ván trong vòng 24h kể từ thời điểm bị thương, vacxin có tác dụng trong 6 tháng, bảo vệ được 5 năm với lịch tiêm uốn ván tham khảo bên dưới.

Uốn ván là một bệnh cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra. Trực khuẩn này phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí, sau đó giải phóng ngoại độc tố vào dòng máu và tấn công vào các bản vận động thần kinh-cơ làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ và trên nền cứng đó, xuất hiện các cơn co giật. Cơn co giật thường xuất hiện khi có kích thích nhưng cũng có thể xuất hiện tự nhiên.

Tùy theo mức độ nhiễm độc, vị trí vết thương, độ rộng vết thương cũng như điều kiện yếm khí tại vết thương, biểu hiện triệu chứng lâm sàng có thể là khu trú (uốn ván thể đầu, co giật một chi …) hay uốn ván toàn thể.

tiem-phong-uon-van

Uốn ván nguy hiểm như thế nào?

Thời kỳ ủ bệnh khoảng 4-21 ngày, thường trong vòng 7-10 ngày. Bệnh nhân dễ bị tử vong do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và ngừng tim.

Uốn ván sơ sinh là một trong những nguyên nhân gây chết hàng đầu ở một số nước đang phát triển thuộc châu Á, châu Phi và Nam Mỹ nhưng ở các nước phát triển thì đây là một bệnh thường gặp ở những người cao tuổi.

Tỷ lệ tử vong của bệnh uốn ván tùy thuộc vào điều kiện hồi sức cấp cứu và điều trị sớm hay muộn, thông thường thì tỷ lệ chết rất cao, có thể từ 10 đến 80%.

Xử trí điều trị bằng cách xẻ mở rộng vết thương, loại bỏ điều kiện yếm khí, dùng thuốc kháng sinh có hiệu lực cao để diệt vi khuẩn kết hợp với liệu pháp huyết thanh, chống co giật và hồi sức tốt.

Triệu chứng bệnh uốn ván là gì?

Thời gian ủ bệnh thường trong khoảng 3 đến 10 ngày nhưng cũng có thể tới 3 tuần. Các triệu chứng uốn ván bắt đầu xuất hiện khoảng một tuần sau khi bị nhiễm trùng với các biểu hiện điển hình như:

  • Đau đầu; đau họng, khó nuốt;
  • Cứng bắp thịt, bắt đầu từ trong xương hàm, sau đó đến cổ và cánh tay, chân, hoặc bụng;
  • Bồn chồn, khó chịu, co thắt cơ ở mặt;
  • Đổ mồ hôi và sốt;
  • Đánh trống ngực, cao hoặc thấp huyết áp.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân uốn ván rất dễ tử vong do ngạt thở.

tiem-phong-uon-van

Khi bị một vết thương làm trầy xước hoặc rách hở da thì ở tại chỗ bị thương tổn trực khuẩn uốn ván từ môi trường bị nhiễm bẩn chung quanh có thể xâm nhập vào và gây bệnh. Vì vậy khi bị vết thương, cần tiêm phòng uốn ván để chủ động bảo vệ an toàn, ngăn ngừa trước những hậu quả nặng nề có thể xảy ra làm thiệt hại đến tính mạng.

Trong trường hợp khẩn cấp này, tiêm phòng không sử dụng vaccin uốn ván mà sử dụng loại globulin miễn dịch uốn ván. Globulin miễn dịch uốn ván được dùng để phòng ngừa cho người bị thương chưa được miễn dịch và có nguy cơ cao bị uốn ván.

Liều Globulin miễn dịch uốn ván là 250 IU (đơn vị quốc tế) được tiêm càng sớm càng tốt sau khi bị thương. Nếu chậm quá 24 giờ thì cần phải tăng liều lên 500 IU.

Giải độc tố uốn ván (vaccin uốn ván) được chỉ định tiêm cùng lúc vào một tay khác cùng với liều tiêm Globulin miễn dịch uốn ván. Globulin miễn dịch uốn ván lấy từ huyết tương của người được chọn và được cô đặc kháng thể kháng uốn ván, đóng gói dưới dạng dung dịch pha loãng 16%.

Tiêm phòng uốn ván trong vòng mấy giờ?

Người bị vết thương có nguy cơ bị uốn ván nên sát khuẩn và đến ngay cơ sở y tế gần nhất (Trung tâm y tế quận, huyện/ trạm y tế phường, xã…) để được tiêm ngừa càng sớm càng tốt. Tiêm ngừa uốn ván, tác dụng tốt nhất là trong vòng 24 giờ.

Trường hợp trễ, sau 24 giờ thì vẫn nên chích ngừa. Tuy trễ nhưng thuốc vẫn có tác dụng phòng ngừa, vì rõ ràng”có còn hơn không”.

tiem-phong-uon-van

Tiêm phòng uốn ván mấy mũi?

Phác đồ tiêm ngừa với người có vết thương nhưng chưa từng chích uốn ván như sau:

Lần 1: Chích 2 mũi 1 lúc:

Mũi thứ nhất – huyết thanh uốn ván Tetanus 1500DV (75.000 đồng) chích trong vòng 24 tiếng kể từ khi bị trầy xước.

Mũi thứ hai – VAT (vác xin uốn ván – 60.000 – 70.000 đồng) chích cùng lúc với mũi thứ nhất. (Huyết thanh hơn 10 ngày hết tác dụng. Nếu không chích huyết thanh chỉ chích ngừa vác xin, nửa tháng sau mới tạo kháng thể mới ngừa được bệnh. Do đó, mũi đầu tiên luôn là chích huyết thanh để phòng bệnh tức thì, nhưng hiệu quả ngắn nên phải chích mũi vắc xin).

Lần 2: Mũi thứ 3, chích sau đó 1 tháng

Lần 3: Mũi thứ 4, chích sau đó 6 tháng

Lần 4:  Mũi thứ 5, chích sau đó 12 tháng.

Như thế vừa có tác dụng ngăn ngừa không bị uốn ván từ vết thương vừa có tác dụng phòng ngừa được 5 năm.

Lưu ý: Nếu chích đủ 5 lần, lần sau có vết thương chỉ cần chích ngừa nhắc lại 1 lần.

Tiêm phòng uốn ván có tác dụng trong bao lâu?

Đối tượng này được tiêm miễn dịch 03 liều trong vòng 6 tháng, bảo vệ được 5 năm.

Cứ sau 5 – 10 năm tiêm nhắc lại 01 liều sẽ bảo vệ phòng bệnh uốn ván suốt đời.

Như vậy, việc tiêm phòng uốn ván ngay sau khi bị vết thương hở, đạp đinh là rất cần thiết vì nó sẽ giúp bạn tránh được những biến chứng nguy hiểm do bệnh uốn ván gây ra.

từ khóa liên quan:

  • tiêm phòng uốn ván trong vòng mấy giờ
  • tiêm phòng uốn ván có tác dụng trong bao lâu
  • tiêm phòng uốn ván sau chấn thương
  • chích ngừa uốn ván rồi có cần chích lại không
  • tiêm phòng uốn ván trong vòng mấy giờ
  • tiêm uốn ván có hại không
Bài viết liên quan
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...

Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?
Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?

Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?

Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...

5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất
5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất

Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...

Subscribe to newsletter