Ung thư dạ dày giai đoạn đầu có biểu hiện gì?

Ung thư dạ dày giai đoạn đầu có những dấu hiệu như: chướng bụng, ăn không ngon, nôn ra máu, đau bụng phần trên,…bạn cần đi xét nghiệm để phát hiện và chữa trị sớm thì cơ hội chữa khỏi ung thư dạ dày sẽ rất cao.

Ung thư dạ dày giai đoạn đầu có những dấu hiệu như: chướng bụng, ăn không ngon, nôn ra máu, đau bụng phần trên,…bạn cần đi xét nghiệm để phát hiện và chữa trị sớm thì cơ hội chữa khỏi ung thư dạ dày sẽ rất cao.

Bệnh ung thư dạ dày là gì?

Bệnh ung thư dạ dày là bệnh do u ác tính trong dạ dày, nhiều bệnh nhân bị ung thư dạ dày nhưng do bệnh không có nhiều biểu hiện cụ thể lên khi phát hiện thì bệnh đã trở nên nặng hơn và lúc đó thì bệnh nhân sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm.

ung-thu-da-day-giai-doan-dau

Trên thế giới, mỗi năm có hơn 800.000 người tử vong do ung thư dạ dày và Việt Nam nằm trong số những nước có tần suất mắc ung thư dạ dày cao. Việc nhận biết những dấu hiệu ung thư dạ dày để phòng tránh kịp thời căn bệnh nguy hiểm này là điều vô cùng cần thiết.

Phần lớn bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn sớm không được phát hiện kịp thời do những dấu hiệu ung thư dạ dày thời kỳ đầu không rõ rệt. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm ung thư dạ dày?

Triệu chứng bệnh ung thư dạ dày sớm nhất

Bệnh ung thư dạ dày có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày, có thể lan ra khắp dạ dày và đến các cơ quan khác của cơ thể; đặc biệt là thực quản, phổi, hạch bạch huyết và gan.

Chính vì vậy đừng chủ quan với những dấu hiệu như chướng bụng, ăn không ngon, nôn ra máu,…. vì chúng có thể là những triệu chứng cho thấy bạn đang mắc bệnh ung thư dạ dày.

Để biết được các dấu hiệu ung thư dạ dày bạn cần phải để ý cơ thể bạn mỗi ngày để phòng tránh kịp thời. Sau đây là 5 dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày bạn cần lưu ý:

ung-thu-da-day-giai-doan-dau

Bắt đầu với những cơn đau từng đợt, sau đó là thường xuyên và nặng hơn. Tuy có thể chịu được những luôn dai dẳng, lúc đau lúc không.

Không những thế người đau dạ dày mãn tính còn thấy xuất hiện những cơn đau bất thường, không theo quy luật.

Nếu như trước kia những cơn đau thường xuất hiện theo quy luật như đói cũng đau, no cũng đau thì nay, thấy đau bất cứ lúc nào, không theo quy luật  nào thì đó có thể là dấu hiệu bệnh đã phát triển thành ung thư dạ dày.

Biểu hiện đầu tiên của bệnh này là cảm giác đầy tức vùng trên rốn, kèm mệt mỏi. Khoảng 1/2 trường hợp có sụt cân và đau vùng trên rốn.

Lúc đầu, triệu chứng đau rất giống với trong loét dạ dày (đau liên quan tới bữa ăn, giảm khi dùng các thuốc điều trị loét). Chính vì vậy, bệnh nhân thường chủ quan, xem nhẹ bệnh và chỉ đi khám khi đã quá muộn.

Luôn bị ợ chua, tiêu hóa không tốt. Đây là một trong những biểu hiện đầu tiên của bệnh ung thư dạ dày. Biểu hiện này chiếm khoảng 68% số người mắc bệnh.

Bên cạnh đấy còn không có hứng ăn uống, ăn mất ngon. Người bệnh cảm thấy hơi thở luôn nóng, không muốn ăn, ngay cả những món yêu thích hay khi đổi món, ghét ăn thịt, nhất là thịt mỡ.

Đầy bụng sau khi ăn – Đây cũng là biểu hiện thường thấy ở người ung thư dạ dày. Khi ăn xong có cảm giác tức bụng, đầy bụng và buồn nôn…

Có những trường hợp đi ngoài ra phân đen do ăn nhiều tiết động vật như lợn, dê, gà cũng có thể gặp hiện tượng này do sau khi uống một số loại thuốc.

Nhưng nếu bệnh nhân viêm loét dạ dày xuất hiện triệu chứng đi ngoài phân đen hoặc kiểm tra trong phân thường xuyên có máu. Đây thường là triệu chứng của chuyển biến thành ung thư dạ dày.

Một số bệnh nhân viêm loét dạ dày còn có thể sờ thất bọc u trong ổ dạ dày, biểu hiện của nó là cứng, bề mặt không trơn nhẵn, hơn nữa khối u còn nhanh chóng tăng to lên, ấn vào có cảm giác đau.

Theo sự tăng lên của kích thước khối u, cảm giác buồn nôn cũng ngày càng nghiêm trọng, trong trường hợp này đa số là đã chuyển ung thư.

Ngoài những triệu chứng thường gặp trên, còn có một số trường hợp cũng có các biểu hiện khác thường gặp như: người bệnh hay bị viêm tắc tĩnh mạch, ngoài da có nổi nốt đen, màu da xẫm lại, viêm cơ, viêm da… thậm chí người bệnh còn có thể sờ hoặc cảm nhận được khối u…

Chính vì vậy ngoài việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên bạn cần phải để ý việc sinh hoạt hằng ngày để phát hiện sớm các dấu hiệu thường gặp của bệnh ung thư dạ dày.

Bệnh ung thư dạ dày có chữa được không?

Tỷ lệ mắc UTDD ở nước ta ngày càng tăng. Tuy nhiên, chỉ khoảng 6% người mắc căn bệnh này được phát hiện sớm qua khám sức khỏe định kỳ, có hơn 70% được phát hiện ở giai đoạn cuối. Trong đó, 70% bệnh nhân mắc UTDD có độ tuổi từ 40- 60, còn lại là ở độ tuổi dưới 40, thậm chí có cả những thanh niên trẻ.

GS-TS Nguyễn Bá Đức – Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam cho biết, các chuyên gia ung thư Việt Nam đang tiếp cận liệu pháp Trastuzumab (điều trị trúng đích phân tử) để điều trị ung thư dạ dày. Với liệu pháp này, nếu được phát hiện sớm, bệnh ung thư dạ dày có thể được chữa khỏi.

Thường thì ở giai đoạn đầu, người bệnh có các biểu hiện như khó tiêu, nóng rát vùng thượng vị, ăn không ngon miệng.

Các nghiên cứu y khoa tại Bệnh viện K cũng chỉ ra rằng: Đối với UTDD giai đoạn đầu, khi tế bào ung thư chưa di căn hạch, ung thư mới chỉ cư trú ở lớp thành niêm mạc dạ dày thì tỷ lệ điều trị khỏi là trên 80%.

Còn ở giai đoạn hai, người bệnh thường mệt mỏi, đầy bụng sau ăn. Người bệnh mắc giai đoạn cuối thường đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa, nuốt nghẹn, sụt cân nhanh chóng… có thể sờ thấy khối u.

Thực tế điều trị bệnh nhân UTDD cho thấy bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị tốt nếu bệnh nhân đến bác sĩ khi bệnh chưa chuyển sang giai đoạn di căn.

Liệu pháp trúng đích phân tử trong điều trị ung thư dạ dày giúp tăng thời gian sống của bệnh nhân. Thay vì chỉ sống được 12 tháng khi điều trị bằng hóa chất thì điều trị bằng trúng đích phân tử sẽ kéo dài thời gian sống lên tới 16 tháng. Ngoài ra, Trastuzumab còn giúp kéo dài thời gian sống từ 6 – 7 tháng (so với 5 tháng nếu điều trị hóa chất đơn thuần) cho những bệnh nhân UTDD giai đoạn cuối di căn.

Tóm lại, ung thư dạ dày là một bệnh nguy hiểm phát triển âm thầm thường kèm theo các dấu hiệu như đã đề cập ở trên. Nếu người bệnh phát hiện sớm hoàn toàn có thể chữa khỏi.

Từ khóa liên quan:

  • ung thư dạ dày giai đoạn 2
  • nguyên nhân ung thư dạ dày
  • dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày
  • xét nghiệm ung thư dạ dày
  • dấu hiệu ung thư dạ dày đại tràng
  • ung thư dạ dày bệnh học
  • ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì
  • 7 dấu hiệu ung thư dạ dày
Bài viết liên quan
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...

Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?
Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?

Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?

Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...

5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất
5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất

Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...

Subscribe to newsletter