Bệnh viêm gan B lây qua đường nào, có lây qua đường ăn uống?

Viêm gan B do siêu vi HBV gây ra bệnh lây lan chủ yếu qua 3 đường chính: mẹ truyền sang con, đường máu, quan hệ tình dục không an toàn. Xong việc lây truyền qua đường ăn uống, tuyến nước bọt chưa được chứng minh.

Viêm gan B do siêu vi HBV gây ra bệnh lây lan chủ yếu qua 3 đường chính: mẹ truyền sang con, đường máu, quan hệ tình dục không an toàn. Xong việc lây truyền qua đường ăn uống, tuyến nước bọt chưa được chứng minh.

Bệnh viêm gan B là gì?

Viêm gan B là một căn bệnh tấn công lá gan. Căn bệnh này do siêu vi viêm gan B (HBV) gây ra. Khoảng 4.9% (1 trong 20) người Mỹ bị nhiễm HBV. Khi đa số những người lớn khỏe mạnh và trẻ em lớn tuổi nhiễm HBV, hệ miễn dịch của họ có thể chống lại căn bệnh này. Họ bị nhiễm bệnh viêm gan B “cấp tính” trong thời gian ngắn.

viem-gan-b-lay-qua-duong-nao

Nhiều người bị nhiễm bệnh thường không cảm thấy có triệu chứng gì và thậm chí không biết là mình nhiễm bệnh. Khoảng 90% trẻ nhỏ sinh ra đã có mẹ mắc bệnh đều nhiễm bệnh viêm gan B.

Khi bạn nhiễm HBV trong sáu tháng hoặc lâu hơn, bạn được coi là mắc bệnh lâu dài hoặc “mãn tính.” Theo Các Trung Tâm Kiểm Soát và Ngừa Bệnh Hoa Kỳ (CDC), khoảng 20 tới 30% trong số 1.25 triệu người Mỹ mắc bệnh viêm gan B mãn tính đã mắc bệnh trong thời thơ ấu.

Nhiều người mắc bệnh viêm gan B mãn tính thường không có triệu chứng gì và vẫn sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, một số người bị tổn thương gan do bệnh viêm gan B, đặc biệt là nếu họ đã mắc bệnh trong nhiều năm hoặc hàng chục năm. Khoảng một phần tư số người mắc bệnh viêm gan B có thể bị tổn thương gan nghiêm trọng. Trong đa số các trường hợp nghiêm trọng, bệnh viêm gan B có thể gây ung thư gan và suy gan.

Bệnh viêm gan B lây qua đường nào?

Viêm gan B lây nhiễm qua 3 con đường chính sau:

viem-gan-b-lay-qua-duong-nao

Ngoài ra một số nguyên nhân khác có thể kể đến như: châm cứu, xỏ lỗ tai, xăm mình với vật dụng không được tiệt trùng tốt có thể lây truyền virus HBV, người bệnh viêm gan B dùng chung các vật dụng như bàn chải đánh răng, dao cạo râu… với người khác cũng sẽ khiến người xung quanh có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B.

Bệnh viêm gan B có lây qua đường giao tiếp, ăn uống, nước bọt?

Cho tới nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh viêm gan B có thể lây truyền qua các đường trên. Do đó, nếu bạn đang sống chung với người mắc viêm gan B thì cũng không nên quá xa lánh và căng thẳng. Như vậy sẽ khiến người bệnh càng lo lắng và mặc cảm hơn.

Khi nắm rõ được các nguyên nhân, yếu tố gây bệnh cũng như đường lây truyền của virus thì bạn vẫn có thể chung sống hòa bình với người mắc viêm gan B.

Phòng bệnh viêm gan B bằng cách nào?

Những người chưa miễn dịch với viêm gan B cần tiêm phòng vacxin viêm gan B càng sớm càng tốt.

Đối với trường hợp người mẹ mắc bệnh viêm gan B thì em bé sau khi sinh cần được tiêm huyết thanh đặc hiệu ngay lập tức để chống lại virus viêm gan B.

Với những bệnh nhân viêm gan B mạn tính cần đến bệnh viện khám định kỳ từ 3-6 tháng một lần để các bác sĩ kịp thời khám và theo dõi tiến triển của bệnh.

Đối với các cặp vợ chồng sắp cưới nên đến bệnh viện để làm các xét nghiệm HbsAg xem có bị nhiễm virus viêm gan B hay không.

Có thể bảo vệ, giải độc gan và hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B bằng các thảo dược quý như mật nhân và cà gai leo. Đây là những dược đã được sử dụng lâu đời trong dân gian với tác dụng mát gan, lợi mật, tăng cường chức năng gan…

Tóm lại, viêm gan B do virus HBV gây ra, là một căn bệnh nguy hiểm, có tốc độ lây truyền nhanh chóng. Qua bài viết trên giúp các bạn hiểu rõ bệnh viêm gan B lây truyền qua những con đường nào để biết cách phòng tránh có hiệu quả nhất cho bản thân và gia đình nhé!

tu khoa

  • viêm gan siêu vi b tiếng anh là gì
  • viêm gan siêu vi b lây qua đường nào
  • benh viem gan sieu vi b co nguy hiem khong
Bài viết liên quan
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...

Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?
Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?

Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?

Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...

5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất
5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất

Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...

Subscribe to newsletter