Chỉ số xét nghiệm Beta HCG thai ngoài tử cung?

Khi mang thai ngoài tử cung, chị em sẽ thấy cơ thể thường có những cơn đau bụng dữ dội và âm đạo bị chảy máu thường xuyên, kèm theo dấu hiệu rát như bỏng, hay quặn thắt khó chịu,… Hiện nay, các chị em thường được thực hiện xét nghiệm Beta HCG mang thai ngoài tử cung, khi nghi ngờ người sản phụ có dấu hiệu nguy hiểm này khi mang thai.

Khi mang thai ngoài tử cung, chị em sẽ thấy cơ thể thường có những cơn đau bụng dữ dội và âm đạo bị chảy máu thường xuyên, kèm theo dấu hiệu rát như bỏng, hay quặn thắt khó chịu,… Hiện nay, các chị em thường được thực hiện xét nghiệm Beta HCG mang thai ngoài tử cung, khi nghi ngờ người sản phụ có dấu hiệu nguy hiểm này khi mang thai.

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Mang thai ngoài tử cung (hay mang thai ngoài dạ con), là một biến chứng trong thai kỳ. Trong đó phôi thai làm tổ bên ngoài tử cung. Khi mang thai ngoài tử cung, chị em sẽ thấy cơ thể thường có những cơn đau bụng dữ dội và âm đạo bị chảy máu thường xuyên.

Đặc biệt cơn đau có thể lan đến vai nếu nó bắt nguồn từ việc chảy máu vào trong ổ bụng của mẹ bầu, kèm theo dấu hiệu rát như bỏng, hay quặn thắt khó chịu.

xet-nghiem-beta-hcg-thai-ngoai-tu-cung

Thai ngoài tử cung nếu được chẩn đoán sớm, lúc chưa vỡ thì tiên lượng tốt. Nếu chẩn đoán muộn, khi có biến chứng vỡ và chảy máu nhiều thì tỷ lệ tử vong là 1 – 1,5%. Trong số các phụ nữ có TNTC thì 30% sau đó mang thai bình thường, 10% tái phát TNTC ở lần thai sau và 50% các trường hợp này không may mắn có biến chứng vô sinh. Phương pháp xét nghiệm Beta HCG sẽ giúp chẩn đoán sớm thai ngoài tử cung.

Xét nghiệm Beta HCG có phát hiện thai ngoài tử?

Khi cơ thể có những dấu hiệu như đau bụng dữ dội, đau nhiều lần và chảy máu âm đạo khi mang thai,… các bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu thực hiện xét nghiệm beta HCG mang thai ngoài tử cung, để kiểm tra và có thể biết được chính xác kết quả cuối cùng.

Phần lớn nguyên nhân gây ra hiện tượng mang thai ngoài xuất phát từ việc vòi trứng bị viêm nhiễm, do nạo phá thai nhiều lần, hay viêm nhiễm vùng chậu khi mang thai. Đặc biệt, khối u phần phụ như u nang buồng trứng, những phẫu thuật được thực hiện trước đó đến vòi trứng cũng gây nên hiện tượng thai ngoài tử cung.

Beta HCG là một gluco protein có trọng lượng 36.700 dalton trong đó 70% là polypeptid còn lại 30% là carbonhydrat đây là phần có hoạt tính sinh học chủ yếu. HCG là một xét nghiệm cơ bản nhất để chẩn đoán thai.

Chỉ số Beta HCG thai ngoài tử cung là bao nhiêu?

Trường hợp thai ngoài tử cung thì nồng độ Beta HCG rất dao động. Mặc dù mang thai ngoài tử cung thường được ghi nhận với nồng độ Beta HCG < 15 mUI/ml.

Nhưng thực tế đây là một nồng độ bất thường, phản ánh thai đã thoái hóa vì nồng độ Beta HCG liên quan trực tiếp đến khối hợp bào lá nuôi. Tốc độ tăng của nồng độ Beta HCG chưa đủ để loại trừ chẩn đoán thai ngoài tử cung. Cần phải theo dõi tiếp sau mỗi 24 – 48h.

xet-nghiem-beta-hcg-thai-ngoai-tu-cung

Kết quả khi làm xét nghiệm beta HCG thai ngoài tử cung như sau: Thông thường, chậm kinh từ 7 ngày trở lên và nồng độ HCG trong máu từ 1500U/L sẽ thấy được túi thai trong buồng tử cung trên hình ảnh siêu âm.

Nồng độ HCG vẫn tăng theo quy luật của thai phát triển bình thường, nếu trường hợp siêu âm chưa thấy hình ảnh bất thường, thì mẹ bầu cũng không nên lo lắng quá. Điều quan trọng cần làm là nên nghỉ ngơi và siêu âm kiểm tra lại sau 4-5 ngày nữa để xem túi thai đã vào trong buồng tử cung hay chưa.

Tóm lại, Hiện tượng mang thai ngoài tử cung nếu không được sớm phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ mang lại hậu quả cho người phụ nữ rất nặng nề. Hiện nay, các chị em thường được thực hiện xét nghiệm Beta HCG mang thai ngoài tử cung, khi nghi ngờ người sản phụ có dấu hiệu nguy hiểm này khi mang thai.

Bài viết liên quan
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...

Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?
Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?

Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?

Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...

5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất
5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất

Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...

Subscribe to newsletter